Phương pháp chọn vùng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn huyện vĩnh thuận, tỉnh kiên giang (Trang 31 - 35)

3.1.4.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

TH? TR? N VINH THU? N XÃ PHONG ÐƠNG XÃ VINH BÌNH NAM XÃ BÌNH MINH XÃ VINH BÌNH B? C XÃ TÂN THU? N XÃ VINH THU? N XÃ VINH PHONG

B? N Ð? HÀNH CHÍNH HUY? N VINH THU? N

Hình 3.3: Địa bàn nghiên cứu

Vĩnh Thuận là huyện đất liền nằm ở cực Nam của tỉnh Kiên Giang; Bắc giáp huyện Gò Quao; Tây giáp huyện U Minh Thượng; Đông giáp huyện Hồng Dân của tỉnh Bạc Liêu; Nam giáp huyện Thới Bình của tỉnh Cà Mau. Về hành chính, huyện bao gồm thị trấn Vĩnh Thuận và 7 xã là: xã Bình Minh, Vĩnh Bình Bắc, Vĩnh Bình Nam, Tân Thuận, Vĩnh Thuận, Vĩnh Phong, Phong Đơng.

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN VĨNH THUẬN THỊ TRẤN TÂN THUẬN VĨNH THUẬN (2) VĨNH PHONG (3) PHONG ĐƠNG

BÌNH MINH VĨNH BÌNH NAM

VĨNH BÌNH BẮC(1)

Vùng nghiên cứu 1-2-3

Tuy là huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Kiên Giang, nhưng Vĩnh Thuận có nhiều lợi thế để phát triển, có quốc lộ 63 và các tuyến lộ liên tỉnh nối với tỉnh Cà Mau, tỉnh Bạc Liêu và tuyến đường thủy phía Nam. Kinh tế chủ yếu là nơng nghiệp. Nông - Lâm - Ngư nghiệp chiếm 79,23% cơ cấu GDP của huyện. Trong đó, chủ yếu sản xuất lúa (gần 48.000 ha); khóm và rau màu (gần 3.000 ha). Đặc biệt, ngành thủy sản với nhiều mơ hình ni tơm cơng nghiệp, mơ hình ni cá đặc sản, cá đồng đã phát huy tác dụng, góp phần cải thiện kinh tế, tăng thu nhập cho các hộ dân. Ngành thủy sản đã phát triển mạnh từ năm 2000 đến nay, sản lượng tôm, cá đạt trên 7.000 tấn, tăng bình quân hàng năm trên 10%, chiếm khoảng 40,5% cơ cấu GDP.

Vĩnh Thuận tập trung phát triển nông nghiệp chiều rộng lẫn chiều sâu, chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng vật nuôi, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Nâng diện tích ni tơm lên 18.000 ha, năng suất 300 kg/ha/năm, hoàn thành dự án quy hoạch vùng nuôi tôm công nghiệp ở Đập Đá - Vĩnh Phong, nâng cao chất lượng nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững. Ngồi mơ hình ni tơm cơng nghiệp, cịn có các mơ hình ni cá phù hợp thổ nhưỡng nguồn nước tại địa phương.

Huyện cũng đang xúc tiến xin chủ trương của tỉnh triển khai Cụm công nghiệp ấp Vĩnh Tây (xã Vĩnh Phong), khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến tôm nguyên liệu, chế biến nước đá, xay xát, khôi phục và phát triển ngành tiểu thủ cơng nghiệp dùng ngun liệu tại chỗ có lợi thế ở địa phương, quy hoạch khu đơ thị mới trung tâm thị trấn Vĩnh Thuận, chỉnh trang và nâng cấp các chợ nơng thơn. Bên cạnh đó, huyện cũng khẩn trương hoàn thành quy hoạch chi tiết trên địa bàn. Từ đó, huy động các nguồn vốn đầu tư để chuyển đổi mạnh kinh tế, phát huy thế mạnh địa phương, đặc biệt là thu hút vốn đầu tư vào nuôi trồng và sơ chế, chế biến thủy sản.

a) Xã Vĩnh Thuận

Xã Vĩnh Thuận là xã nơng nghiệp có diện tích tự nhiên là 5.160ha, trong đó diện tích đất canh tác là 4.500ha; dân số tồn xã có 3.280 hộ bằng 14.581 khẩu, Những năm qua kinh tế tiếp tục phát triển, đời sống của nhân dân trong xã nói chung từng bước được nâng lên do chuyển dịch cơ cấu kinh tế định hướng 1 vụ tôm 1 vụ lúa. Hộ nghèo trong tồn xã có 123 hộ chiếm 3,47%, cận nghèo 139 hộ chiếm 5,19%. số hộ sống bằng nghề nông chiếm 90%. Tập trung chủ yếu giữa các kênh; kênh 3; kênh 9; kênh 14…ấp bờ sáng, ấp Vĩnh Trinh. Thu nhập bình quân đầu người 26,4 triệu đồng/năm

b) Xã Vĩnh Bình Bắc

Vĩnh Bình Bắc là xã vùng sâu thuộc vùng khó khăn theo Quyết định 1049/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ, có diện tích tự nhiên là 8.412,06ha, được chia thành 9 ấp với 116 tổ NDTQ. Phía Đơng giáp huyện Gị Quao và tỉnh Bạc Liêu, phía Tây giáp xã Minh Thuận, huyện U Minh Thượng, phía Nam giáp xã Vĩnh Bình Nam và Bình Minh, phía Bắc giáp xã Vĩnh Hòa và xã Hòa Chánh, huyện U Minh Thượng. Dân số có 4.216 hộ, 18.292 khẩu. Có 03 dân tộc chính là Kinh, Hoa, Khơmer sống đan xen phân tán khắp địa bàn. Kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp (chiếm 82,71% trong cơ cấu kinh tế), còn lại là thương mại dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều yếu kém, một phần diện tích đất đai bị nhiễm phèn mặn, nhân dân gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và đời sống. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao chiếm 11,87%. Từ đó mà người dân cần tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng.

c) Xã Vĩnh Phong

Vĩnh Phong là xã vùng sâu cách trung tâm huyện Vĩnh Thuận 5,3 km về hướng Đơng. Xã có địa giới hành chính tiếp giáp với tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau. Có diện tích tự nhiên là 9.244,98 ha, trong đó diện tích đất nơng nghiệp và ni trồng thủy sản là 8.372,1 ha. Dân số tồn xã có 3.389 hộ với 14.733 khẩu (trong đó dân tộc Kinh 3.228 hộ, 14.012 khẩu; dân tộc Khmer 151 hộ, 679 khẩu; dân tộc Hoa 10 hộ, 42 khẩu), sinh sống phân tán trên địa bàn 11 ấp. Xã có 01 cơ sở thờ tự thánh thất

Cao Đài, 01 chùa Khmer Nam tông, 01 chùa Bắc tơng và 01 Đình Thần thờ Thần hồng Bổn cảnh; đồng bào các dân tộc anh em trên địa bàn, kể cả có đạo và khơng có đạo sống đang xen nhau, đồn kết gắn bó lâu đời.

Nhìn chung hệ thống chính trị từ xã đến ấp thường xuyên được củng cố, kiện toàn đảm bảo lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ của địa phương. Kinh tế có mức tăng trưởng khá, thu nhập bình quân đầu người 15.945.000 đồng/người/năm. Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao. Ngoài ra về giáo dục và y tế cũng được địa phương quan tâm và chú trọng hiện nay địa phương đã có 01 trường mẫu giáo, 03 trường tiểu học, 02 trường trung học cơ sở và 02 trạm y tế. Chính sách xã hội, chính sách hậu phương quân đội, cơng tác Quốc phịng – an ninh được cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đồn thể quan tâm; tình hình an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội ổn định, những kết quả đó có sự đóng góp tích cực của lực lượng vũ trang, các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân trong xã.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được vẫn cịn khơng ít khó khăn hạn chế như: Nhân dân trong xã sống chủ yếu là bằng nghề nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, do thời tiết diễn biến bất thường, thiên tai dịch bệnh vẫn còn xãy ra, giá cả thị trường thì tăng cao. Nên từ đó ảnh hưởng khơng nhỏ đến các hoạt động phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội của xã. Vì vậy mà việc tiếp cận được nguồn vốn chính thức tứ các ngân hàng là đều rất cần và phải có.

3.1.4.2 Chọn vùng nghiên cứu

Đề tài nghiên được tiến hành tại 3 Xã, xã Vĩnh Bình Bắc, xã Vĩnh Thuận và xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang. Diện tích của 3 xã chiếm 46,3% tổng diện tích tự nhiên của huyện và dân số chiếm 41,6%. Ngoài ra, đây là 3 xã nằm trong Nghị quyết chuyển đổi mơ hình sản xuất từ lúa sang tơm - lúa của huyện và có quy mơ sản xuất mơ hình trồng lúa và tơm chiếm tỷ lệ khá cao (Lúa chiếm 45,7%, lúa – tơm chiếm 49,6%).

Bảng 3.2: Diện tích, số hộ sản xuất lúa, tôm - lúa của huyện

STT Tên đơn vị

Sản xuất lúa Sản xuất Lúa -Tơm

Số hộ Diện tích

(ha) Số hộ Diện tích (ha)

1 Thị Trấn 271 495,31 491 1.031,61 2 Tân Thuận 1.282 2.556,24 485 990,34 3 Vĩnh Thuận 169 300,40 2.083 4.284,00 4 Bình Minh 700 1.193,00 532 1,406 5 Vĩnh Phong 469 914,32 1.787 4.188,00 6 Phong Đông 675 1.576,38 7 Vĩnh Bình Nam 207 304,56 1.195 2.644,30 8 Vĩnh Bình Bắc 1.276 2.494,12 1.381 2.966,23 Tổng số 4.374 8.257,95 8.629 19.086,86

Nguồn: Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vĩnh Thuận, 9/2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn huyện vĩnh thuận, tỉnh kiên giang (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)