Kết quả hồi quy tuyến tính đa biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn huyện vĩnh thuận, tỉnh kiên giang (Trang 66 - 68)

ST

T

Biến độc lập Hệ số β Giá trị t Giá trị P

(1) (2 ) (3) (4) (5) 1 Hằng số (Constant) -4,34 -1,04 0,298 2 Trình độ học vấn của chủ hộ (X1) -0,095 -0,11 0,911 3 Thu nhập của hộ (X2) 0,56 1,12 0,265 4 Quan hệ xã hội (X3) 9,05** 7,59 0,000 5 Giá trị tài sản (X4) 0,05 1,24 0,217 6 Số lần vay (X5) 6,47** 12,71 0,000

Nguồn: Tính tốn của tác giả, 2016 Ghi chú *: mức ý nghĩa 5%

Số quan sát = 200 R-squared = 82,43% Prob > F= 0,000

Tỉ số F trong bảng kết quả dùng để so sánh với F trong bảng phân phối F với mức ý nghĩa α. Trong bảng kết quả ta có giá trị Prob > F, giá trị này cho biết ngay mơ hình hồi quy có ý nghĩa khi nó hơn mức ý nghĩa α (α =5%), đây cũng là cơ sở để quyết định bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết của kiểm định:

Ho: Tất cả các tham số hồi quy đều bằng 0 (β0= β1=…. = β5=0) H1: Có ít nhất 1 tham số hồi quy đều khác 0 (β0# β1#…. #β5#0).

Sau khi thức hiện kiểm định ta đưa vào phương trình hồi quy, đối với phương trình hồi quy đa biến ta phải thực hiện kiểm định trên tất cả các tham số của mơ hình hồi quy.

Qua kết quả ta thấy: Prob > F = 0,000 rất nhỏ so với α = 5% điều này khẳng định phương trình hồi quy có ý nghĩa. Hệ số R-square 82,43% có ý nghĩa là các biến độc lập của mơ hình giải thích được 82,43% biến động trung bình của lượng vốn vay. Kết quả hồi quy được trình bày trong bảng 5.10 có 02 biến độc lập có ý nghĩa thống kê đó là quan hệ xã hội (X3) và số lần vay (X5). Phương trình hồi quy về phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hạn mức tín dụng được thiết lập như sau:

Y1= -4,34+ 9,05X3 + 6,47X5

Dựa vào phương trình trên ta có thể giải thích như sau:

Biến độc lập đầu tiên trong mơ hình có tác động thuận đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nơng hộ là quan hệ xã hội của chủ hộ (X3) ở mức ý nghĩa thống kê 5%. Khi hộ có người thân đang cơng tác trong các cơ quan nhà nước hay tổ chức tín dụng thì sẽ được nể trọng hơn hay vốn vay của họ được bảo lãnh từ người thân hay bạn bè do đó hộ sẽ dễ dàng vay được với lượng vốn vay cao hơn những hộ khơng có quan hệ xã hội. Với β3 = 9,05 có nghĩa là khi các nhân tố khác cố định, nếu khách hàng có mối quan hệ xã hội thì sẽ làm cho lượng tiền vay tăng 9,05 triệu đồng. Kết quả hồi quy phù hợp với bảng xét dấu mong đợi. Điều nay được giải thích là khi có quan hệ xã hội tốt, thì lượng vốn vay của nông hộ sẽ tăng lên.

Một biến độc lập tiếp theo cũng có tác động thuận đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nơng hộ là số lần vay (X5) với mức ý nghĩa thống kê 5%. Nếu hộ vay vốn càng nhiều lần ở ngân hàng thì ngân hàng xem đây là khách hàng làm ăn có hiệu quả. Tuy nhiên, thơng thường thì hộ làm ăn có hiệu quả có khuynh hướng khơng thích thiếu nợ vì khi đó họ càng tích lũy được nhiều vốn nên nhu cầu về vốn vay sẽ có khuynh hướng giảm. Trong trường hợp này, tham số hồi quy β5 = 6,47 đối với hộ có số lần vay tăng thêm 1 lần thì lượng vốn vay tăng 6,47 triệu đồng.

Các biến còn lại trong mơ hình là trình độ học vấn chủ hộ (X1); Thu nhập của hộ (X2); Giá trị tài sản (X4) khơng có ý nghĩa thống kê trong mơ hình. Điều này nói lên rằng trên địa bàn nghiên cứu khi nơng hộ có nhu cầu vay vốn thì nhân tố này không phải là nhân tố quan trọng để ngân hàng xem xét và chấp thuận cho hộ vay vốn hay không.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn huyện vĩnh thuận, tỉnh kiên giang (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)