Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội ở huyện Vĩnh Thuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn huyện vĩnh thuận, tỉnh kiên giang (Trang 48 - 49)

4.2 Thực trạng địa bàn nghiên cứu

4.2.2 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội ở huyện Vĩnh Thuận

Năm 2015, mặc dù gặp nhiều khó khăn do nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô lớn (nợ công, nợ xấu còn cao; hoạt động sản xuất tồn kho lớn, tăng trưởng chậm, Lạm phát kéo dài khiến tình hình sản xuất kinh doanh bị đình trệ, … ), tình hình thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp, hạn hán cục bộ, nước mặn xâm nhập sâu,… nhưng dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương, cùng sự nỗ lực của nhân dân trên địa bàn huyện, Vĩnh Thuận cơ bản đạt được các chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội năm 2015.

Kinh tế tiếp tục phát triển khá, tốc độ tăng trưởng bình quân 14,45% giai đoạn 2011-2015 (Nghị quyết 14% trở lên). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng nông nghiệp 52,48%, thương mại-dịch vụ 33,95%, công nghiệp-xây dựng 13,57% . Đời sống nhân dân khơng ngừng nâng lên, thu nhập bình qn đầu người 45,606 triệu đồng.

Các tiềm năng, thế mạnh về nông nghiệp, thủy sản từng bước khai thác hiệu quả hơn. Sản xuất nông nghiệp được tập trung chỉ đạo, xây dựng kết cấu hạ tầng cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất; điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng vùng, tiểu vùng; một số diện tích vườn tạp được cải tạo, thay thế cây trồng có giá trị; việc ứng dụng, chuyển giao khoa học - công nghệ mới vào sản xuất được chú trọng hơn, góp phần nâng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác 61 triệu đồng/ha/năm.

Ni thủy sản tiếp tục phát triển và là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Quy hoạch mở rộng diện tích đất ni tơm 962ha, đến nay tồn huyện có 20.914ha đất

ni tơm, 15.500ha ni cá đồng và các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao; Đặc biệt, với nhiều mơ hình ni tơm như: quảng canh cải tiến, thâm canh, lúa-tôm.

Bảng 4.2: Tổng sản phẩm (GDP) năm 2014 trên địa bàn huyện

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm

2014 Năm 2015

Chênh lệch Tương

đối Tuyệt đối

- Khu vực nông nghiệp, thủy sản 2.780.723 3.039.746 259.023 9,31 - Khu vực công nghiệp, xây dựng 2.718.346 3.266.819 548.473 20,18 - Khu vực thương mại, dịch vụ 4.359.108 5.072.676 713.568 16,37

Tổng 9.858.177 11.379.241 1.521.064 15,43

Nguồn: Thống kê huyện Vĩnh Thuận cuối năm 2015

Qua bảng 3.2 ta thấy khu vực thương mại, dịch vụ phát triển hơn so với khu vực nông nghiệp, thủy sản và khu vực công nghiệp, xây dựng với GDP tăng 713.568 triệu đồng tương ứng tăng 15,43%. Thấp nhất là khu vực nông nghiệp, thủy sản tăng 548.473 triệu đồng tương ứng tăng 20,18%. Nguyên nhân là do sự chuyển hóa từ nơng nghiệp sang cơng nghiệp và thương mại, dịch vụ ngày càng nhiều nên GDP ở khu vực thương mại, dịch vụ tăng cao tạo điều kiện phát triển kinh tế huyện Vĩnh Thuận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn huyện vĩnh thuận, tỉnh kiên giang (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)