Thực trạng cung tín dụng tại điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn huyện vĩnh thuận, tỉnh kiên giang (Trang 52 - 54)

4.2 Thực trạng địa bàn nghiên cứu

4.2.4 Thực trạng cung tín dụng tại điểm nghiên cứu

Các tổ chức TDCT cũng chưa cải tiến triệt để thủ tục cho vay theo hướng đơn giản, gọn nhẹ, phù hợp với trình độ người dân, tránh tình trạng hộ nơng dân chờ đợi

quá lâu hoặc phải đi lại nhiều lần. Ngồi ra, nơng dân nghèo cần được khuyến khích cơ chế cho vay bằng hiện vật như giống, phân bón thức ăn gia súc...để bảo đảm vốn vay được sử dụng đúng mục đích.

Các tổ chức TDCT cũng ở địa bàn nghiên cứu cũng có một cơ chế lãi suất hợp lý, mềm dẻo cho phù hợp với từng đối tượng vay chủ yếu là tiết kiệm và cho vay dành cho nông hộ sản xuất lúa, tôm trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận đến nay được chia làm 2 nhóm chính: chính thức và phi chính thức. Nguồn tín dụng chính thức gồm các Ngân hàng thương mại mà chiếm ưu thế là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với mạng lưới rộng khắp … Đối với thị trường nông thôn, với đặc điểm mơi trường tự nhiên nước mặn xâm nhập thích hợp cho việc nuôi tôm lúa, nên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định đây là đối tượng đầu tư chủ đạo.

4.2.5 Những tồn tại và khó khăn cản trở trong việc tiếp cận tín dụng chính

thức

Nhu cầu vay vốn của các nông hộ sản xuất lúa, tôm - lúa ở huyện Vĩnh Thuận tăng mạnh trong những năm gần đây. Nắm bắt được tình hình cụ thể này, các hệ thống ngân hàng trên địa bàn tiến hành triển khai nhiều biện pháp đáp ứng nhu cầu vay vốn của những nông hộ nơi đây. Tuy nhiên, để được vay vốn, nơng hộ gặp khơng ít khó khăn về thủ tục giấy tờ. Phần lớn các nông hộ sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) để thế chấp vay vốn; đồng thời, phải thông qua xác nhận của chính quyền địa phương. Có hiện tượng, cán bộ tín dụng gây phiền nhiễu, thậm chí vịi vĩnh người dân trong q trình làm thủ tục cho người dân vay vốn.

Ngồi ra, người dân cịn phải chịu nhiều rủi ro, thiệt thịi, vì thời hạn cho vay quá ngắn, không phù hợp với đặc thù sản xuất ở địa phương. Với quy định cứng nhắc là các nông hộ nơi đây chỉ được vay tối đa trong vòng 12 tháng, nên việc đến kỳ hạn trả nợ rất nhanh. Nhiều hộ dân đến kỳ đáo hạn, phải nháo nhác chạy vạy vay mượn khắp nơi lo trả nợ. Khơng ít gia đình buộc phải vay tiền bên ngồi với lãi suất cao theo ngày để lấy tiền trả cho ngân hàng. Từ đó, lãi ngân hàng chưa trả

được cộng thêm lãi vay bên ngồi, khiến nhiều gia đình rơi vào cảnh nợ nần chồng chất.

Tóm lại, nơng hộ là đối tượng được hưởng nhiều ưu đãi của chính sách tín dụng theo quy định của Chính phủ. Nhưng bên cạnh đó muốn tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi, nơng hộ vẫn cịn gặp nhiều khó khăn, từ lý do này hay lý do khác đã gây cản trở khả năng tiếp cận tín dụng của nơng hộ khi đầu tư vào sản xuất. Một phần những nông hộ nghèo sản xuất lúa, tôm- lúa trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, thiếu vốn sản xuất, năng lực tài chính yếu kém, nguyên nhân chính là do thời tiết không thuận lợi, mặn xâm nhập sâu, mưa bão liên tục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn huyện vĩnh thuận, tỉnh kiên giang (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)