Tổng sản phẩm (GDP) năm 2014 trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn huyện vĩnh thuận, tỉnh kiên giang (Trang 49 - 50)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm

2014 Năm 2015

Chênh lệch Tương

đối Tuyệt đối

- Khu vực nông nghiệp, thủy sản 2.780.723 3.039.746 259.023 9,31 - Khu vực công nghiệp, xây dựng 2.718.346 3.266.819 548.473 20,18 - Khu vực thương mại, dịch vụ 4.359.108 5.072.676 713.568 16,37

Tổng 9.858.177 11.379.241 1.521.064 15,43

Nguồn: Thống kê huyện Vĩnh Thuận cuối năm 2015

Qua bảng 3.2 ta thấy khu vực thương mại, dịch vụ phát triển hơn so với khu vực nông nghiệp, thủy sản và khu vực công nghiệp, xây dựng với GDP tăng 713.568 triệu đồng tương ứng tăng 15,43%. Thấp nhất là khu vực nông nghiệp, thủy sản tăng 548.473 triệu đồng tương ứng tăng 20,18%. Nguyên nhân là do sự chuyển hóa từ nơng nghiệp sang cơng nghiệp và thương mại, dịch vụ ngày càng nhiều nên GDP ở khu vực thương mại, dịch vụ tăng cao tạo điều kiện phát triển kinh tế huyện Vĩnh Thuận.

4.2.3 Thực trạng vay vốn và nhu cầu tín dụng của người dân ở địa bàn nghiên

cứu

4.2.3.1 Thực trạng vay vốn

Theo báo cáo của các ngân hàng trên địa bàn thì dư nợ cho vay hộ sản xuất nông nghiệp đến cuối năm 2016 là 225,8 tỉ đồng chiếm 55% tổng dư nợ. Trong đó, dư nợ cho vay sản xuất lúa, tôm 76,8 tỉ đồng, dư nợ cho vay phát triển ngành nông thôn 33,3 tỉ đồng, dư nợ cho vay đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn là 16 tỉ đồng, dư nợ cho vay chế biến tiêu thụ nông sản là 45 tỉ đồng, dư nợ cho vay kinh doanh sản phẩm phục vụ nông, ngư nghiệp và thủy sản là 28,2 tỷ đồng, dư nợ cho vay phục vụ sản xuất công nghiệp và thương mại và dịch vụ phi nông nghiệp nông thôn là 12 tỉ đồng và dư nợ cho vay tiêu dùng trên địa bàn nông thôn là 14,5 tỉ đồng.

Qua đó cho thấy, số tiền đi vay của nơng hộ khá lớn để phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tổng cộng có 200 người đi vay đã được lựa chọn ngẫu nhiên và yêu cầu được phỏng vấn từ các nông hộ được lựa chọn từ 3 xã của huyện Vĩnh Thuận. Ccác nông hộ được phân loại thành hai nhóm dựa trên tình trạng vay của họ từ một chương trình tín dụng vi mơ. Nhóm các hộ có vay từ chương trình tín dụng vi mơ được gọi là nhóm vay. Các nhóm bao gồm các hộ có nhu cầu vay nhưng chưa được vay từ chương trình tín dụng vi mơ được gọi là nhóm khơng vay. Ngồi ra, để có được sự tương đồng của các thị trường tín dụng ở cấp xã, các xã được lựa chọn phải có các chương trình tín dụng vi mơ hoạt động từ năm 2014. Thơng tin chính thức và khơng chính thức tín dụng vi mơ đã được ghi lại từ nhóm đầu tiên. Thơng tin về khoản vay được sử dụng để phân tích hiệu ứng tương tác giữa các khu vực tín dụng chính thức và khơng chính thức.

Câu hỏi nghiên cứu được xây dựng nhằm xác định nhu cầu tín dụng của người nông dân. Câu hỏi sẽ phân loại các hộ gia đình theo nhu cầu vay (có nhu cầu vay từ một trong hai khu vực chính thức hoặc khơng chính thức). Tiếp theo, các hộ có nhu cầu vay được phân thành hai nhóm: (i) những người cần vay và có thể để có được một khoản vay, (ii) những người cần vay nhưng khơng có khả năng để có được một khoản vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn huyện vĩnh thuận, tỉnh kiên giang (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)