Nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của hộ trồng lúa, tơm-lúa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn huyện vĩnh thuận, tỉnh kiên giang (Trang 73 - 76)

5.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng của nông hộ sản xuất lúa, tôm –

5.3.1 Nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của hộ trồng lúa, tơm-lúa

5.3.1.1 Tăng thu nhập cho nông hộ

Để tăng thu nhập hộ trồng lúa, tôm - lúa cần quản lý tài chính và sử dụng vốn hiệu quả mới có thể hạn chế rủi ro, làm tăng thu nhập của hộ. Cần cải tiến mơ hình sản xuất mở rộng với quy mơ lớn, có thể tham gia cánh đồng mẫu lớn và theo định hướng qui hoạch ni tơm - lúa theo vùng để có thể đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, hình thành những khu ni lớn thơng qua hình thức hợp tác xã, tổ hợp tác… Với hình thức tập trung diện tích lớn người ni có thể thống nhất hạn chế rủi ro trong sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất người ni có lợi nhuận cao hơn, đồng thời phải tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm mình sản xuất ra góp phần tăng thu nhập. Nhà nước nên thiết lập hệ thống các doanh nghiệp xuất khẩu bao tiêu sản phẩm, nhất là xuất khẩu các mặt hàng thủy sản, tạo điều kiện hình thành vùng ni sạch, tự nhiên, mang lại hiệu quả cao và xây dựng được mặt hàng xuất khẩu có sức cạnh tranh cao, cũng như tạo thuận lợi cho việc cấp tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn. Các tổ chức tín dụng chính thức ngồi việc cho vay nên có chủ trương hướng dẫn người vay sử dụng vốn hợp lý, xây dựng phương án phù hợp với chu kỳ sản xuất.

5.3.1.2 Tăng kinh nghiệm sản xuất cho nông hộ

Nông hộ phải tự trang bị cho mình những kiến thức và kỹ thuật nuôi trồng tôm và lúa để nắm vững quy trình ni và học hỏi kinh nghiệm từ các nơng dân đi trước, kỹ sư nơng nghiệp. Tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng tơm –lúa theo hình thức kết hợp từ các chương trình hỗ trợ và tư vấn của trung tâm khuyến nông, khuyến ngư của tỉnh. Tích lũy được nhiều kinh nghiệm và các kỹ thuật nuôi sẽ giúp tăng năng suất và hạn chế được rủi ro trong q trình ni. Từ đó, sẽ làm tăng năng suất của hộ ni, góp phần giúp nơng hộ có căn cứ, cơ sở để các tổ chức tín dụng tạo điều kiện dễ dàng hơn trong tiếp cận tín dụng.

5.3.1.3 Điều chỉnh mức lãi suất hợp lý

Các tổ chức tín dụng cần có chính sách lãi suất hợp lý để hộ nuôi dễ dàng chấp nhận mức lãi suất và mạnh dạng đầu tư. Trước mắt cần tập trung xây cơ chế

lãi suất mềm dẻo và phù hợp, nhằm khuyến khích phát triển kinh tế nơng hộ trong khu vực nông thôn. Đồng thời, Nhà nước cũng cần có giải pháp để hỗ trợ tín dụng trong lĩnh vực cho vay ni tơm và trồng lúa. Chính phủ cần có những chính sách can thiệp nhất định để hỗ trợ cho kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận.

5.3.1.4 Mở rộng phạm vi tín dụng

Tại một số địa phương người dân muốn vay vốn phải đi rất xa mới đến được trụ sở ngân hàng nhưng khơng biết chắc là có vay được vốn hay khơng. Các tổ chức tín dụng nâng cao năng lực tài chính, các định chế cho vay các lĩnh vực nơng nghiệp, có chính sách hỗ trợ nhất định tạo điều kiện mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch về vùng nông thôn nhiều hơn nữa. Mở rộng mạng lưới cho vay vùng sâu, vùng xa nhằm tăng cường hoạt động tài chính nơng thơn. Để các hộ sản xuất có điều kiện tiếp cận được vốn khi có nhu cầu vốn sản xuất góp phần xây dựng kinh tế nơng nghiệp vùng nơng thơn phát triển mạnh, người dân có đủ vốn sản xuất.

5.3.2 Các giải pháp hỗ trợ cho nông hộ trồng lúa và tôm-lúa

Thứ nhất, quản lý tài chính và sử dụng vốn hiệu quả làm tăng thu nhập của nông hộ.

+ Hộ nuôi phải biết tính tốn chi phí sản xuất, phân bổ chi phí và sử dụng vốn hợp lý. Đồng thời hộ có thể xác định được hình thức sản xuất thích hợp với năng lực và khả năng sản xuất, số lao động có thể tham gia trực tiếp sản xuất của hộ; từ đó có thể xác định được nhu cầu vốn phù hợp, đảm bảo an tồn vốn và có lãi, tránh việc sản xuất vượt khả năng và vượt mức vốn dẫn đến tình trạng sản xuất kém hiệu quả, lỗ vốn ảnh hưởng lớn đến thu nhập và mất cân đối tài chính. Bên cạnh đó, cần tránh tình trạng hộ vay vốn nhưng sử dụng khơng đúng mục đích vay vốn làm giảm hiệu quả hoạt động sử dụng vốn vay có thể dẫn đến tình trạng khơng trả được nợ.

+ Hộ nuôi cần qui hoạch phát triển trồng lúa hay tôm – lúa cụ thể và theo vụ để có thể đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, hình thành những khu vực ni trồng lớn thơng qua hình thức hợp tác xã, tổ hợp tác… Với hình thức ni này sẽ nâng cao

hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập sẽ đảm bảo được khả năng trả nợ của hộ nhằm nâng cao uy tín và tạo lập được lịng tin đối với các tổ chức tín dụng.

+ Tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm: Qua nghiên cứu thực tế khâu tiêu thụ sản phẩm của hộ nuôi tôm lúa đa phần không ổn định đầu ra người nuôi khi đến mùa thu hoạch thì tự tìm nơi để tiêu thụ, chưa có tạo dựng sẵn thị trường tiêu thụ ổn định cho thị trường tơm. Để tránh được tình trạng thương lái ép giá mà cịn ổn định được đầu ra, người nuôi nên liên kết với các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu để được bao tiêu sản phẩm đầu ra.

Thứ hai, khắc phục nhược điểm do điều kiện nơi sinh sống ở nông thôn và thành thị

Nông hộ nên tự giác học tập, bồi dưỡng kiến thức bằng nhiều hình thức như: thường xuyên theo dõi các tin tức liên quan đến các chương trình khuyến nơng, khuyến ngư để học tập kinh nghiệm, bổ sung kiến thức nghề tôm để hạn chế sự cản trở do khoảng cách địa lý nơi hộ sinh sống làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng. Bên cạnh đó, các nơng hộ phải thường xun quan tâm đến các chính sách tín dụng của Nhà nước áp dụng cho vay ngành nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp. Bên cạnh đó, cần tìm hiểu thêm thơng tin về quy trình và thủ tục cho vay, lãi suất, các khoản phải trả, quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi vay vốn… của các tổ chức tín dụng. Để có phương hướng sản xuất phù hợp, hiệu quả và chuẩn bị tốt điều kiện và có thể tiếp cận được vốn tín dụng tốt hơn.

Thứ ba, tạo lập uy tín với các tổ chức tín dụng

Thông qua số lần vay vốn của hộ ni tại tổ chức tín dụng cho nên khi những hộ ni có vay vốn từ các tổ chức tín dụng cần phải thực hiện đúng nghĩa tục và qui trình vay vốn. nhằm tạo lập uy tín với người cho vay để lần sau được thuận tiện hơn nông hộ cần trả nợ đúng hạn. Uy tín về việc trả nợ của những lần vay trước đó với các tổ chức tín dụng sẽ góp phần thuận lợi hơn cho nơng hộ khi vay vào các lần sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn huyện vĩnh thuận, tỉnh kiên giang (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)