Đánh giá các nguồn tiếp cận thơng tin tín dụng và những cú sốc của nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn huyện vĩnh thuận, tỉnh kiên giang (Trang 62 - 64)

4.2 Thực trạng địa bàn nghiên cứu

4.2.8 Đánh giá các nguồn tiếp cận thơng tin tín dụng và những cú sốc của nông

nông hộ

Nông hộ muốn tiếp cận tín dụng chính thức phải tìm kiếm từ nhiều nguồn thơng tin để đảm bảo tính chính xác và tiếp cận thơng tin một cách nhanh chóng.

Nguồn: phân tích của tác giả, 2016

Biểu đồ 4.12: Nguồn tiếp cận thơng tin tín dụng của nơng hộ

Qua biểu đồ 5.5 ta thấy, có 6 nguồn thơng tin tín dụng nơng hộ quan tâm và tiếp cận đó là: tự tìm kiếm thơng tin; nhân viên tín dụng; người thân; chính quyền địa phương; hội; ti vi, báo đài. Đây là các nguồn thơng tin chính thức hoặc khơng chính thức từ các đối tượng khác nhau. Khi có nhu cầu vay vốn, người dân thường chủ động tìm kiếm thông tin để đáp ứng nhu cầu nên tỷ lệ tự tìm kiếm thơng tin khi vay vốn chiếm tỷ lệ cao nhất là 47,5%, kế đến là nhờ sự tư vấn của nhân viên tín dụng 26,5%, đứng thứ 3 là thông qua các tổ chức Đoàn thể như hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh chiếm 15,5%. Việc tìm kiếm thơng tin từ báo đài và chính quyền địa phương là thấp nhất, nguyên nhân là do chính quyền địa phương đã có các tổ chức Đồn thể đứng ra để hỗ trợ giúp đỡ, kênh ti vi và báo đài thường cung cấp thông tin vào những giờ cụ thể nên người dân thường bỏ lỡ và không tiếp cận được.

Theo kết quả khảo sát, những nông hộ gặp cú sốc thiên tai, dịch bệnh,...trong năm sẽ có nhu cầu vay vốn nhiều hơn. Hều hết trên 70% các nông hộ đều gặp cú sốc trong năm 2016 (Biểu đồ 5.6)

Nguồn: phân tích của tác giả, 2016

Biểu đồ 4.13: Tỷ lệ nông hộ gặp các cú sốc năm 2016

Qua biểu đồ 5.6 ta thấy, các nông hộ gặp cú sốc về dịch bệnh liên quan đến sản xuất kinh doanh chiếm tỷ lệ cao nhất (92,5%). Dịch bệnh trong nuôi trồng nông nghiệp và thủy sản là điều khơng thể tránh khỏi, tuy nhiên nếu có biện pháp phịng tránh đúng cách, nơng hộ có thể phịng ngừa được các dịch bệnh thông thường để nâng cao năng suất sản lượng. Giá sản phẩm đầu ra cũng là vấn đề cần được quan tâm vì khi được mùa giá lúa lại mất giá hoặc thương lái ép giá khiến cho nơng dân gặp nhiều khó khăn vì phải giải quyết vấn đề chi phí đầu vào, dẫn đến lợi nhuận thấp hoặc khơng có lợi nhuận. Tỷ lệ nơng hộ gặp cú sốc này chiếm 89% đứng thứ hai sau cú sốc dịch bệnh. Kế đến là biến động giá cả đầu vào chiếm 78%, các nông hộ thường bị động với cú sốc giá cả đầu vào như phân, thuốc, chi phí nhân cơng lao động. Ở các địa phương hiện nay, nhân công lao động đã ngày càng khan hiếm do người dân đi làm ở các khu cơng nghiệp, máy móc hiện đại cũng góp phần tạo điều kiện cho nông hộ tiết kiệm thời gian và chi phí. Tuy nhiên, đối với những trường

hợp nơng hộ gặp phải lũ lụt và lúa bị ngã sẽ dẫn đến tình trạng khơng có máy móc đáp ứng được yêu cầu thu hoạch. Cuối cùng là do thiên tai như lũ lụt, hạn hán (83,5), đối với cú sốc này người dân khơng thể chủ động phịng tránh mà chỉ có thể giải quyết hậu quả thấp nhất. Đặc biệt trong thời gian gần đây, sự cạn kiệt nguồn nước dẫn đến người dân phải bơm nước vào ruộng lúa để ni trồng làm cho tăng thêm chi phí đầu vào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn huyện vĩnh thuận, tỉnh kiên giang (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)