Chọn mẫu và cỡ mẫu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua trực tuyến sản phẩm thời trang của giới trẻ thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 41)

3.4 Nghiên cứu định lượng

3.4.1 Chọn mẫu và cỡ mẫu

Có hai phương pháp chọn mẫu đó là chọn mẫu theo xác suất và chọn mẫu phi xác suất. Chọn mẫu theo phương pháp nào là phù hợp thì tác giả xem xét ba yếu tố cơ bản nhất đó là (1) mục tiêu nghiên cứu, (2) thời gian, và (2) chi phí. Mục tiêu của nghiên cứu này là kiểm định lý thuyết và nghiên cứu khám phá do đó chọn mẫu theo phương pháp phi xác suất là chấp nhận được. Tuy tính đại diện của phương pháp chọn mẫu này không cao như phương pháp chọn theo xác suất nhưng nó lại có ưu điểm về mặt thời gian và tính kinh tế đồng thời vẫn đảm bảo được mục tiêu nghiên cứu.

Bên cạnh đó, kích thước mẫu cũng là vấn đề đáng quan tâm trong nghiên cứu. Nguyễn Đình Thọ (2013) cho rằng có một cơng thức kinh nghiệm thường dùng để tính kích thước mẫu trong mơ hình hồi quy bội đó là:

n≥ 50+8p

Trong đó, n là kích thước mẫu và p là số biến độc lập có trong mơ hình. Theo đó, nghiên cứu này có 6 biến độc lập, suy ra cỡ mẫu sẽ lớn hơn hoặc bằng 98. Tuy vậy, nghiên cứu này còn sử dụng phân tích nhân tố khám phá (gọi tắt là EFA) mà EFA lại đòi hỏi cỡ mẫu lớn hơn. Hair & cộng sự (2006) cho rằng để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát/biến đo lường là 5:1 tức là một biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát. Do đó, với 30 biến đo lường, cần cỡ mẫu tối thiểu là 30*5=150, cỡ mẫu này đáp ứng được cả hai yêu cầu ở trên. Nghiên cứu này có cỡ mẫu n=163.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua trực tuyến sản phẩm thời trang của giới trẻ thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)