CHƯƠNG II TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.2.4. Tín dụng chính thức
Theo Zeller (1994), thị trường tín dụng chính thức bao gồm cung và cầu tín dụng. Cầu tín dụng được xác lập dựa trên các đặc điểm của hộ, như là các đặc điểm nhân khẩu học và kinh tế - xã hội; và cung tín dụng được định nghĩa là số tiền mà các nhà cung cấp quyết định cho vay dựa trên những thơng tin sẵn có về nhu cầu vay. Các tổ chức tín dụng sẽ quyết định cấp tồn bộ hoặc giảm số tiền cho vay hoặc hoàn toàn bác bỏ yêu cầu xin vay.
Trong các chính sách phát triển nơng nghiệp nông thôn ở các nước đang phát triển, chính sách tín dụng khơng những là mối quan tâm lớn của các nhà hoạch định chính sách mà cịn là vấn đề thu hút sự chú ý rộng rãi của nhiều nhà nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Từ thực tiễn sinh động về chính sách tín dụng ở các nước đang phát triển, các lý thuyết về tín dụng nơng nghiệp nơng thơn đã hình thành và phát triển. Vấn đề trung tâm của các nghiên cứu về tín dụng nơng nghiệp nơng thơn là cung - cầu tín dụng và sự tiếp cận tín dụng chính thức của nơng hộ.
Chủ đề tiếp cận tín dụng chính thức của nơng hộ từ lâu đã thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn ở các nước đang phát triển. Quan điểm truyền thống về tín dụng nơng thơn giả định rằng vốn tín dụng là một đầu vào hay yếu tố sản xuất quan trọng, bởi vì thiếu vốn là trở ngại chính đối với tăng trưởng kinh tế ở khu vực nơng thơn. Từ giả định này có thể suy luận rằng nhu cầu tín dụng sẽ phụ thuộc vào các đặc điểm sản xuất của nơng hộ, vì vốn tín dụng là một bộ phận của yếu tố vốn phải được kết hợp với các yếu tố sản xuất khác trong quá trình sản xuất (Trần Thọ Đạt và Trần Đình Tồn, 1999).