Nguồn: tính tốn từ số liệu tự khảo sát thực tế năm 2016
4.3.3. Lý do không được vay
Trong 13 hộ không được vay, có đến 5 hộ khơng có tài sản thế chấp, tương đương với tỷ lệ 38,5%; có 2 hộ vay số tiền quá ít chiếm tỷ lệ 15,4%; 5 hộ đã từng vay để nợ q hạn chiếm tỷ lệ 38,5%; có 1 hộ khơng có khả năng trả nợ chiếm 7,6%. Điều này cho thấy, tài sản thế chấp và uy tín đối với các ngân hàng rất cần thiết trong quan hệ tín dụng. Tài sản thế chấp là hình thức bảo đảm vốn vay của ngân hàng, còn việc trả nợ đúng hạn tạo lòng tin đối với các ngân hàng đã từng cho vay trước đó.
Bảng 4.5. Thống kê lý do khơng được vay
Lý do không được vay Tần số (hộ) Tỷ trọng (%)
Khơng có tài sản thế chấp 5 38,5%
Vay ít 2 15,4%
Nợ quá hạn 5 38,5%
Không khả năng trả nợ 1 7,6%
Trong các bước phân tích tiếp theo của đề tài này, tác giả tập trung phân tích làm rõ các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và các yếu tố tác động đến hạn chế tín dụng chính thức của các hộ nông dân sinh sống trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.
4.4. Thơng tin phân tích mơ hình tiếp cận tín dụng của nơng hộ (150 hộ)
4.4.1. Tuổi của chủ hộ
Qua khảo sát 150 hộ, tuổi trung bình của chủ hộ là 49,5 tuổi, tuổi thấp nhất là 27 tuổi, tuổi cao nhất là 72 tuổi. Độ tuổi phổ biến nhất là từ 41 đến 60 tuổi có 73 hộ chiếm 49%, trên 60 tuổi có 39 hộ chiếm 26%. Độ tuổi thấp nhất là từ 40 tuổi trở xuống là 38 hộ chiếm tỷ lệ 25%. Số liệu cho thấy chủ hộ có độ tuổi từ 41 đến 60 tuổi chiếm gần 50%, đây là độ tuổi chín muồi về sức khỏe và trí tuệ minh mẫn để tổ chức sản xuất kinh doanh hộ gia đình.