Quan hệ xã hội hộ có nộp đơn vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức ở nông thôn trên địa bàn huyện vĩnh thuận, tỉnh kiên giang (Trang 62)

Nguồn: Số liệu tự khảo sát thực tế năm 2016

4.5.9. Dân tộc của chủ hộ có nộp đơn vay

Qua khảo sát 108 hộ nơng dân có nộp đơn xin vay thì người Kinh có 105 hộ chiếm tỷ lệ 97,2%. Có 3 hộ là người Khmer chiếm tỷ lệ 2,8%. Kết quả này phù hợp với kết quả điều tra tổng thể của 150 hộ dân.

Hình 4.23. Dân tộc của chủ hộ có nộp đơn vay (Nguồn: Số liệu tự khảo sát thực tế năm 2016)

4.6. Kiểm tra sự khác biệt về giá trị trung bình của 2 nhóm

4.6.1. Kiểm tra các biến số của mơ hình tiếp cận tín dụng 4.6.1.1. Kiểm định T-test

Dùng để kiểm tra 5 biến liên tục là tuổi, nhân khẩu, thu nhập, khoảng cách, giá trị tài sản. Kết quả như sau:

Bảng 4.24. Kiểm định Ttest trung bình của hai mẫu có biến liên tục

S TT Biến kiểm định Giá trị trung bình X0 Giá trị trung bình X1 Giá trị chênh lệch P-value Bác bỏ H0 Chấp nhận H0 1 Tuổi 52,5 47,17 5,33 0,01 x 2 Nhân khẩu 4,62 4,04 0,58 0,005 x 3 Thu nhập 11,32 11,17 0,15 0,84 x 4 Khoảng cách 9,07 9,12 -0,05 0,912 x 5 Giá trị tài sản 780,27 626,42 153,85 0,02 x

Nguồn: Số liệu tự khảo sát thực tế năm 2016

X0: Nhóm khơng tiếp cận tín dụng X1: Nhóm tiếp cận tín dụng

Giả thuyết H0: Giá trị trung bình của 2 nhóm tiếp cận và khơng tiếp cận tín

dụng là bằng nhau.

Kết quả t-test cho thấy giá trị trung bình của nhóm X0 (Nhóm khơng tiếp cận tín dụng) và nhóm tiếp cận tín dụng (X1) có mức chênh lệch trung bình là X. Kết quả kiểm định giả thuyết H0 rằng giá trị trung bình của 2 nhóm bằng nhau. Qua kiểm định giá trị p-value của từng biến, nếu P-value > mức ý nghĩa 10% thì kết luận chấp nhận giả thuyết H0. Nếu ngược lại thì ta bác bỏ giả thuyết H0.

nhập và khoảng cách có giá trị trung bình của 2 nhóm hộ (tiếp cận tín dụng và khơng tiếp cận tín dụng) tương đồng nhau.

4.6.1.2. Kiểm định mối quan hệ giữa các biến (Có biến giả)

Dùng lệnh tab để kiểm tra mối quan hệ giữa các biến (giới tính, nghề nghiệp, trình độ, quan hệ xã hội và dân tộc) với biến tiếp cận tín dụng. Kết quả như sau:

Bảng 4.25. Kiểm định mối quan hệ của các biến (Có biến giả)

S

TT Tên biến Tiếp cận tín dụng Tần số

hộ

Khơng tiếp cận (0) Có tiếp cận (1)

1 Giới tính

Nữ (0) 17 18 35

Nam (1) 38 77 115

2 Nghề nghiệp

Nghề nghiệp khác (0) 18 41 59

Sản xuất nông nghiệp (1) 37 54 91

3 Trình độ

Từ cấp 2 trở xuống (0) 50 73 123

Từ cấp 3 trở lên (1) 5 23 27

4 Quan hệ xã hội

Khơng có quan hệ xã hội (0) 22 5 27

Có quan hệ xã hội (1) 33 90 123

5 Dân tộc

Dân tộc khác (0) 26 3 29

Dân tộc Kinh (1) 29 92 121

Tổng cộng 55 95 150

Nguồn: Số liệu tự khảo sát thực tế năm 2016

Kết quả thống kê ở Bảng 4.25 cho thấy các biến số đều có mối quan hệ tác động qua lại giữa hai nhóm hộ tiếp cận tín dụng và khơng tiếp cận tín dụng

4.6.2. Kiểm tra các biến số của mơ hình hạn chế tín dụng 4.6.2.1. Kiểm định T-test 4.6.2.1. Kiểm định T-test

Dùng để kiểm tra 5 biến liên tục là tuổi, nhân khẩu, thu nhập, khoảng cách, giá trị tài sản. Kết quả như sau:

Bảng 4.26. Kiểm dịnh Ttest trung bình của hai mẫu có biến liên tục

STT Biến kiểm định Giá trị trung bình X0 Giá trị trung bình X1 Giá trị chênh lệch P-value Bác bỏ H0 Chấp nhận H0 1 Tuổi 49,56 43,51 6,05 0,00 x 2 Nhân khẩu 4,01 4,17 0,16 0,46 x 3 Thu nhập 12,50 7,34 4,71 0,00 x 4 Khoảng cách 8,33 11,53 -3,2 0,00 x 5 Giá trị tài sản 734,34 279,1 455,24 0,00 x

Nguồn: Số liệu tự khảo sát thực tế năm 2016

X0: Nhóm khơng hạn chế tín dụng X1: Nhóm hạn chế tín dụng

Giả thuyết H0: Giá trị trung bình của 2 nhóm hạn chế và khơng và hạn chế tín

dụng là bằng nhau.

Kết quả t-test cho thấy giá trị trung bình của nhóm X0 (Nhóm khơng hạn chế tín dụng) và nhóm hạn chế tín dụng (X1) có mức chênh lệch trung bình là X. Kết quả kiểm định giả thuyết H0 rằng giá trị trung bình của 2 nhóm bằng nhau. Qua kiểm định giá trị p-value của từng biến, nếu P-value > mức ý nghĩa 10% thì kết luận chấp nhận giả thuyết H0. Nếu ngược lại thì ta bác bỏ giả thuyết H0.

Kết quả cụ thể là các biến tuổi, thu nhập, khoảng cách, giá trị tài sản có giá trị trung bình của nhóm 2 hộ (hạn chế tín dụng và khơng hạn chế tín dụng) là khác nhau.

Cịn biến nhân khẩu có giá trị trung bình của 2 nhóm hộ (hạn chế tín dụng và khơng hạn chế tín dụng) tương đồng nhau.

4.6.2.2. Kiểm định mối quan hệ giữa các biến (Có biến giả)

Dùng lệnh tab để kiểm tra mối quan hệ giữa các biến (giới tính, nghề nghiệp, trình độ, quan hệ xã hội và dân tộc) với biến hạn chế tín dụng. Kết quả như sau:

Bảng 4.27. Kiểm định mối quan hệ của các biến (Có biến giả)

S TT Tên biến Hạn chế tín dụng Tần số hộ Không bị hạn chế (0) Bị hạn chế (1) 1 Giới tính Nữ (0) 14 8 22 Nam (1) 55 31 86 2 Nghề nghiệp Nghề nghiệp khác (0) 27 26 53

Sản xuất nông nghiệp (1) 42 13 55

3 Trình độ

Từ cấp 2 trở xuống (0) 49 37 86

Từ cấp 3 trở lên (1) 20 2 22

4 Quan hệ xã hội

Khơng có quan hệ xã hội (0) 1 4 5

Có quan hệ xã hội (1) 68 35 103

5 Dân tộc

Dân tộc khác (0) 1 2 3

Dân tộc Kinh (1) 68 37 105

Tổng cộng 69 39 108

Nguồn: Số liệu tự khảo sát thực tế năm 2016

Kết quả thống kê ở Bảng 4.27 cho thấy các biến số đều có mối quan hệ tác động qua lại giữa hai nhóm hộ hạn chế tín dụng và khơng hạn chế tín dụng.

4.7. Phân tích bằng mơ hình hồi quy nhị phân Binary logistic:

4.7.1. Mơ hình ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các nơng hộ ở nơng thơn

Mục tiêu của đề tài là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận chính thức ở nơng thơn trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang. Như chương 3 đã giới thiệu mơ hình nghiên cứu việc tiếp cận tín dụng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: Tuổi, giới tính, dân tộc, nhân khẩu, thu nhập, quan hệ xã hội, khoảng cách từ nơi ở đến trung tâm huyện, giá trị tài sản, nghề nghiệp, trình độ học vấn của chủ hộ.

Qua các số liệu thống kê mô tả ở mục 4.3, 4.4 và 4.5 của Chương IV, căn cứ vào số liệu thực tế thu thập được qua điều tra, khảo sát 150 hộ nông dân sinh sống tại 3 xã là Tân Thuận, Phong Đơng và Bình Minh thuộc huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang. Tác giả dùng phần mềm Stata phiên bản 14.0 để chạy mơ hình ước lượng.

Bảng 4.28. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy logit (tiếp cận tín dụng)S S TT Biến độc lập Hệ số (β) Tác động biên (dy/dx) P > |z| Tên biến Định nghĩa

1 Tuoi (X1) Tuổi của chủ hộ -0,0292 -0,0066 0,237 2 Gioitinh (X2) Giới tính của chủ hộ 0,7217 0,1702 0,231

3 Dantoc (X3) Dân tộc của chủ hộ 2,9854 0,6256 0,000***

4 Nhankhau (X4) Số người trong hộ -0,4937 -0,1117 0,034**

5 Thunhap (X5) Thu nhập hộ gia

đình/tháng 0,2103 0,0475 0,010***

6 Quanhexh (X6) Quan hệ xã hội của hộ 2,9535 0,6191 0,000***

7 Khoangcach (X7) Khoảng cách từ nơi ở đến

trung tâm huyện -0,0710 -0,0160 0,471

8 Giatrits (X8) Giá trị tài sản -0,0019 -0,0004 0,045**

9 Nghenghiep (X9) Nghề nghiệp chủ hộ 1,1282 0,2585 0,055* 10 Trinhdo (X10) Trình độ học vấn chủ hộ 1,0631 0,2093 0,191 11 _cons Hằng số -2,4858 0,238 12 Số quan sát 150 13 Log-likelihood -58,8353 14 Wald Chi2 (10) 339,6 44,53 15 Prob > chi2 0,0000 0,0000 16 Pseudo-R2 0,4031

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu thu thập bằng Stata

Ghi chú: *, **, *** lần lượt biểu diễn các mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%.

Từ bảng 4.28, mơ hình hồi quy được viết lại như sau: Log(P1/P0) = ß0 + ß3X3+ ß4X4 +ß5X5 +ß6X6 +ß8X8 +ß9X9

Log(P1/P0) = -2,4858 + 2,9854.X3 - 0,4937.X4 + 0,2103.X5 + 2,9535.X6 - 0,0019.X8 +1,1282.X9

Kết quả mơ hình hồi quy logit cho thấy hệ số Pseudo-R2 của mơ hình là 0,4031 có nghĩa là các biến độc lập trong mơ hình giải thích được 40,31% biến thiên của biến phụ thuộc Y, cịn lại 56,69% được giải thích bởi các biến khác khơng có trong mơ hình nghiên cứu. Trong mơ hình này, tỷ lệ dự đốn chính xác của mơ hình (Dùng lệnh lstat trong Stata) là 82,68% cao hơn so với Pseudo-R2, điều này cho thấy rằng khả năng dự đốn đúng của mơ hình là rất cao. Kết quả hồi quy cũng cho thấy có nhiều biến độc lập trong mơ hình ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức ở nơng thơn với 03 mức ý nghĩa khác nhau là 10%, 5% và 1%.

Qua kết quả phân tích hồi quy được trình bày ở Bảng 4.28 cho thấy có 06 biến độc lập ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức ở nơng thơn có ý nghĩa thống kê (Có hệ số P-value < 10%) là biến dân tộc, nhân khẩu, thu nhập, quan hệ xã hội, giá trị tài sản, nghề nghiệp. Các biến cịn lại là tuổi, giới tính, khoảng cách và trình độ có hệ số P-value > 10% nên khơng có ý nghĩa thống kê.

Các yếu tố được xem xét có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức được giải thích như sau:

Thứ nhất là biến biến Dantoc (X3). Biến này là biến giả (dummy), nhận giá trị bằng 1 khi chủ hộ là người Kinh, bằng 0 khi chủ hộ là người dân tộc khác (Trong kết quả khảo sát chỉ có người Khmer). Kết quả hồi quy cho thấy, hệ số hồi quy của biến này là β3 = 2,9854 và giá trị P là 0,000. Kết quả này cũng đúng với kỳ vọng ban đầu là hộ gia đình có chủ hộ là người Kinh sẽ có tác động thuận với khả năng tiếp cận tín chính thức ở nông thôn, với mức ý nghĩa là 1%. Hệ số tác động biên (dy/dx) = 0,6256 có nghĩa là chủ hộ là người Kinh sẽ dễ dàng tiếp cận tín dụng chính thức hơn so với chủ hộ là người dân tộc khác là 62,56 điểm phần trăm.

Biến Nhankhau (X4). Kết quả hồi quy cho thấy, hệ số hồi quy của biến này là β4 = -0,4937 và giá trị P là 0,034. Kết quả này cũng đúng với kỳ vọng ban đầu là hộ gia đình có nhiều nhân khẩu sẽ có tác động nghịch với khả năng tiếp cận tín chính thức ở nơng thơn, với mức ý nghĩa là 5%. Hệ số tác động biên (dy/dx) = -0,1117 cho biết chủ hộ có số khẩu tăng thêm 1 người thì khả năng tiếp cận tín dụng sẽ giảm đi tương ứng 11,17 điểm phần trăm. Điều này phù hợp với giả thuyết ban đầu là hộ có nhiều nhân khẩu thì sẽ tăng tỷ lệ người phụ thuộc trong gia đình, đây sẽ là gánh nặng của gia đình, thu nhập của những người lao động sẽ được trang trải cho những người phụ thuộc từ đó sẽ thiếu nguồn vốn để trả nợ ngân hàng, vì vậy hộ gia đình sẽ ít có cơ hội tiếp cận tín dụng hơn.

Biến Thunhap (X5): Có hệ số hồi quy β5 = 0,2103, mang dấu dương, cùng chiều với kỳ vọng của mơ hình, có hệ số P = 0,010 (mức ý nghĩa 1%). Kết luận là những hộ gia đình có thu nhập càng cao thì tác động tỷ lệ thuận với khả năng tiếp cận tín dụng chính thức với mức ý nghĩa là 1%. Biến này có hệ số tác động biên (dy/dx) = 0,0475, kết quả này có ý nghĩa rằng trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, hộ có thu nhập tăng thêm 1 triệu đồng thì khả năng tiếp cận tín dụng chính thức sẽ tăng thêm 4,75 điểm phần trăm. Theo giả thuyết khi hộ có thu nhập bình qn càng tăng thì nhu cầu tiếp cận vốn tín dụng càng tăng do họ có đủ tài sản thế chấp, có uy tín với ngân hàng do khơng để nợ quá hạn xảy ra.

Biến Quanhexh (X6). Biến này là biến giả (dummy) nhận giá trị bằng 1 khi hộ gia đình có mối quan hệ xã hội và nhận giá trị bằng 0 khi hộ gia đình khơng có mối quan hệ. Từ kết quả hồi quy cho thấy, hệ số hồi quy của biến này bằng β6 = 2,9535, hệ số P = 0,000 (mức ý nghĩa 1%), phù hợp với kỳ vọng ban đầu của mơ hình. Kết quả này có nghĩa là mối quan hệ xã hội của hộ gia đình có tác động thuận đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức ở nơng thơn với mức ý nghĩa là 1%. Biến này có mức tác động biên (dy/dx) = 0,6191, kết quả này có ý nghĩa rằng trong điều kiện các yếu tố khác

khơng đổi, khi hộ có quan hệ xã hội thì khả năng tiếp cận tín dụng chính thức sẽ cao hơn các hộ khơng có quan hệ xã hội là 61,91 điểm phần trăm.

Biến Giatrits (X8), biến này có hệ số P = 0,045, hệ số hồi quy β8 = - 0,0019, có giá trị âm nên trái với kỳ vọng ban đầu của mơ hình, có nghĩa là giá trị tài sản của chủ hộ có tác động nghịch đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của chủ hộ với mức ý nghĩa là 5%. Hệ số tác động biên (dy/dx) = 0,0004, kết quả này có ý nghĩa rằng trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, hộ có tài sản tăng thêm 1 triệu đồng thì khả năng tiếp cận tín dụng chính thức sẽ giảm đi tỷ lệ tương ứng là 0,04 điểm phần trăm.

Trong biến Nghenghiep (X9). Biến này là biến giả (dummy), quy định nghề

nghiệp sản xuất nông nghiệp của chủ hộ là 1, nghề nghiệp khác là 0. Kết quả hồi quy ta có hệ số P = 0,055, hệ số hồi quy β9 = 1,1282. Điều này trái với kỳ vọng ban đầu của mơ hình giải thích rằng những hộ làm nghề nghiệp sản xuất nơng nghiệp có nhiều rủi ro nên có xác suất tiếp cận tín dụng thấp hơn các chủ hộ có nghề nghiệp khác. Như vậy kết luận rằng nghề nghiệp sản xuất nơng nghiệp có tác động thuận đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức với mức ý nghĩa là 10% .Tác động biên (dy/dx) = 0,2585, kết quả này có ý nghĩa rằng trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi thì khi hộ có nghề nghiệp sản xuất nơng nghiệp có khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức cao hơn những hộ có nghề nghiệp khác là 25,85 điểm phần trăm.

Tổng cộng trong 6 biến có ý nghĩa thống kê là dân tộc, nhân khẩu, thu nhập, quan hệ xã hội, giá trị tài sản, nghề nghiệp thì có 4 biến có kết quả phù hợp với kỳ vọng ban đầu của mơ hình là biến dân tộc, nhân khẩu, thu nhập, quan hệ xã hội. Còn lại 2 biến là giá trị tài sản và nghề nghiệp thì có kết quả trái ngược với kỳ vọng ban đầu của mơ hình. Lý giải cho điều này như sau:

Biến giá trị tài sản: Khi chủ hộ có giá trị tài sản càng lớn thì nhu cầu vay vốn ngân hàng sẽ giảm, họ có sẵn nguồn vốn tự có để tổ chức sản xuất kinh doanh nên không nộp đơn vào ngân hàng để xin vay vốn tín dụng chính thức.

Biến nghề nghiệp: Có thể là do chính sách tín dụng nơng thơn của các tổ chức tín dụng chính thức có nhiều ưu đãi cho những hộ sản xuất nông nghiệp vay vốn (Đa số hộ ở huyện Vĩnh Thuận đều vay vốn ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thơn) nên hộ gia đình có nghề nghiệp sản xuất nơng nghiệp có nhiều lợi thế tiếp cận vốn tín dụng chính thức hơn những hộ gia đình làm nghề khác.

4.7.2. Mơ hình ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng chính thức của các nơng hộ ở nông thôn của các nông hộ ở nông thôn

Trong 150 hộ được khảo sát thì có 108 hộ nộp đơn xin vay vốn ở ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Kết quả phân tích thống kê có 69 hộ khơng bị hạn chế tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức ở nông thôn trên địa bàn huyện vĩnh thuận, tỉnh kiên giang (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)