CHƯƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Hệ thống tín dụng chính thức tại tỉnh Kiên Giang và huyện Vĩnh Thuận
Thuận
Hệ thống tín dụng chính thức trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang hiện nay gồm có 25 tổ chức tín dụng, trong đó: 04 Ngân hàng thương mại Nhà nước chi nhánh Kiên Giang gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng cổ phần Ngoại thương, Ngân hàng cổ phần Công thương, Ngân hàng cổ phần Đầu tư và Phát triển; 21 Ngân hàng thương mại cổ phần gồm: Ngân hàng TMCP Kiên Long, Ngân hàng TMCP Quốc Dân, Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín, Ngân hàng TMCP Đông Á, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam, Ngân hàng TMCP Phương Đông Việt Nam, Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội, Ngân hàng TMCP An Bình, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, Ngân hàng TMCP Mê Kông, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á, Ngân hàng TMCP Quân Đội, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Bản Việt, Ngân hàng TMCP Bảo Việt. Ngồi ra, cịn có Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng hợp tác xã và các Quỹ tín dụng Nhân dân.
Riêng trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận có 04 tổ chức tín dụng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn gồm: Hội Phụ nữ, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn, Phịng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội và Chi nhánh Ngân hàng Kiên Long. Theo số liệu khảo sát của 150 hộ trên địa bàn 03 xã của huyện Vĩnh Thuận: Có 95 hộ nông dân vay vốn để phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Trong đó có 100 hộ vay vốn của Ngân hàng và các tổ chức tín dụng, chiếm tỷ lệ 93%; Có 8 hộ vay vốn của các tổ chức khác, chiếm tỷ lệ 7%.
Hình 4.1. Các hộ vay vốn tín dụng tại huyện Vĩnh Thuận
Nguồn: Số liệu tự khảo sát thực tế năm 2016