Trình độ học vấn của chủ hộ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức ở nông thôn trên địa bàn huyện vĩnh thuận, tỉnh kiên giang (Trang 42)

từ trung học cơ sở trở xuống, bằng 1 khi chủ hộ có trình độ từ trung học phổ thơng trở lên. Chủ hộ có trình độ càng cao thì khả năng ứng dụng tốt công nghệ nên hiệu quả sản xuất cao, dẫn đến thu nhập cao, từ đó càng dễ tiếp cận vốn tín dụng. Hơn nữa chủ hộ có trình độ học vấn cao ít gặp trở ngại bởi các thủ tục xin vay ở các tổ chức tín dụng nên chủ hộ có trình độ học vấn càng cao càng thuận lợi khi vay vốn và khả năng tiếp cận vốn tín dụng càng cao. Vì vậy, yếu tố trình độ học vấn được kỳ vọng có tham số hồi quy ß10 mang dấu dương.

Đối với kỳ vọng của các hộ trong mơ hình đánh giá các yếu tố tác động đến hạn chế tín dụng chính thức ở nơng thơn thì kỳ vọng về dấu của các hệ số ngược lại với mơ hình tiếp cận tín dụng chính thức. Do hạn chế tín dụng cũng đồng nghĩa với việc bị từ chối cho vay và vay ít hơn đề nghị, đặc điểm này có điểm tương đồng với các hộ khơng tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng chính thức.

Bảng 3.6. Tóm tắt các biến và kỳ vọng về các hệ số tương quan Số Số

TT

Biến độc lập Thang đo

Kỳ vọng về dấu của các hệ số

Tiếp cận

tín dụng Hạn chế tín dụng 1 X1= Tuổi của chủ hộ Tính theo độ tuổi thực tế của

chủ hộ + hoặc - - hoặc +

2 X2= Giới tính của chủ hộ (Nam=1, Nữ=0) + -

3 X3= Dân tộc của chủ hộ 1= Dân tộc Kinh, 0= Dân tộc khác

+ -

4 X4=Nhân khẩu của hộ gia đình Số nhân khẩu trong gia đình - + 5 X5=Thu nhập của hộ gia đình Đơn vị tính :Triệu đồng + - 6 X6=Quan hệ xã hội của chủ

hộ 1= Có quan hệ xã hội 0= Khơng có quan hệ xã hội

+ -

7 X7= Khoảng cách Đơn vị tính: Km - +

8 X8= Giá trị tài sản Đơn vị tính :Triệu đồng + - 9 X9= Nghề nghiệp của chủ

hộ Sản xuất nông nghiệp =1 Nghề nghiệp khác =0

- + 10 X10= Trình độ học vấn của chủ hộ 1= Từ cấp 3 trở lên 0= Từ cấp 2 trở xuống + -

3.6. Nguồn dữ liệu

- Số liệu thứ cấp

Nguồn số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài này được các cơ quan, ban ngành trên địa bàn tỉnh Kiên Giang cung cấp như: Ủy ban Nhân dân tỉnh, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội, Cục thống kê. Ngồi ra cịn thu thập từ các báo cáo thống kê của các Sở, ngành, ngân hàng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang và các bài báo, các báo cáo chuyên đề, các tạp chí khoa học đã được công bố, trên mạng internet.

- Số liệu sơ cấp

Nguồn số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài này được phỏng vấn trực tiếp các hộ dân ở nông thôn, với số lượng quan sát là 150 hộ gia đình thuộc huyện Vĩnh Thuận của tỉnh Kiên Giang. Tại huyện chọn ngẫu nhiên 03 xã để điều tra, phỏng vấn những thông số cần nghiên cứu từ chủ hộ qua đó phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức và hạn chế tín dụng chính thức ở nơng thơn trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.

CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Hệ thống tín dụng chính thức tại tỉnh Kiên Giang và huyện Vĩnh Thuận Thuận

Hệ thống tín dụng chính thức trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang hiện nay gồm có 25 tổ chức tín dụng, trong đó: 04 Ngân hàng thương mại Nhà nước chi nhánh Kiên Giang gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng cổ phần Ngoại thương, Ngân hàng cổ phần Công thương, Ngân hàng cổ phần Đầu tư và Phát triển; 21 Ngân hàng thương mại cổ phần gồm: Ngân hàng TMCP Kiên Long, Ngân hàng TMCP Quốc Dân, Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín, Ngân hàng TMCP Đông Á, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam, Ngân hàng TMCP Phương Đông Việt Nam, Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội, Ngân hàng TMCP An Bình, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, Ngân hàng TMCP Mê Kông, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á, Ngân hàng TMCP Quân Đội, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Bản Việt, Ngân hàng TMCP Bảo Việt. Ngồi ra, cịn có Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng hợp tác xã và các Quỹ tín dụng Nhân dân.

Riêng trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận có 04 tổ chức tín dụng cho vay trong lĩnh vực nơng nghiệp, nông thôn gồm: Hội Phụ nữ, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn, Phịng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội và Chi nhánh Ngân hàng Kiên Long. Theo số liệu khảo sát của 150 hộ trên địa bàn 03 xã của huyện Vĩnh Thuận: Có 95 hộ nơng dân vay vốn để phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Trong đó có 100 hộ vay vốn của Ngân hàng và các tổ chức tín dụng, chiếm tỷ lệ 93%; Có 8 hộ vay vốn của các tổ chức khác, chiếm tỷ lệ 7%.

Hình 4.1. Các hộ vay vốn tín dụng tại huyện Vĩnh Thuận

Nguồn: Số liệu tự khảo sát thực tế năm 2016

4.2. Tình hình cho vay vốn của các Ngân hàng

Tính đến thời điểm cuối năm 2015, tồn tỉnh có 195.567 khách hàng cịn dư nợ trong lĩnh vực nơng nghiệp nơng thơn, với tổng giá trị dư nợ là 19.275.346 triệu đồng. Trong đó, cho vay ngắn hạn là 11.276.685 triệu đồng, cho vay trung và dài hạn là 7.998.661 triệu đồng, cung cấp cho 8 chương trình, mục đích vay như: cho vay chi phí sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; cho vay phát triển ngành nghề nông thôn; cho vay đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; cho vay chế biến, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản; cho vay kinh doanh sản phẩm, dịch vụ phục vụ nông, lâm, ngư nghiệp; cho vay sản xuất công thương nghiệp và dịch vụ phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn; cho vay tiêu dùng nông thôn; cho vay theo các chương trình kinh tế của Chính phủ (Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Kiên Giang, 2015).

Kết quả khảo sát 150 hộ nơng dân tại 3 xã có tổng số 95 hộ được vay với tổng số tiền là 4.454 triệu đồng, số tiền được vay trung bình mỗi hộ là 46,8 triệu đồng. Hộ vay cao nhất là 200 triệu đồng, số tiền vay thấp nhất là 10 triệu đồng. Với số liệu khảo sát phục vụ cho đề tài nghiên cứu này, ta chia mục đích vay vốn của chủ hộ thành 2 nhóm: nhóm mục đích sản xuất kinh doanh nơng nghiệp (gồm sản xuất nơng nghiệp, mua máy móc thiết bị nơng nghiệp, kinh doanh) có 44 hộ (chiếm 46% số hộ), với tổng

dư nợ cho vay: 2.720 triệu đồng (chiếm 61% số vốn vay) và nhóm mục đích tiêu dùng (gồm vay vốn sử dụng vào mục đích mua sắm hàng tiêu dùng, khám chữa bệnh, học hành, và mục đích tiêu dùng khác) có 51 hộ (54%), với tổng dư nợ cho vay: 1.734 triệu đồng chiếm 39% trên tổng số vốn vay. Với kết quả này cho thấy số hộ vay vốn sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh chiếm tỷ trọng số hộ thấp hơn (46%) nhưng số dư nợ tín dụng lại cao hơn (61%) so với nhóm hộ vay tiền sử dụng vào mục đích tiêu dùng, điều này cho thấy mục đích vay vốn sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh nơng nghiệp tuy có số hộ vay ít hơn nhưng số vốn vay vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Điều này cho thấy mục đích vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh nông nghiệp vẫn là mục chính chính của các hộ nơng dân sinh sống tại huyện Vĩnh Thuận, đây là một tín hiệu lạc quan trong vấn đề xóa đói giảm nghèo trong thời gian sắp tới.

Hình 4.2. Mục đích vay vốn của chủ hộ (95 hộ được vay)

Nguồn: Số liệu tự khảo sát thực tế năm 2016

4.3. Đặc điểm mẫu khảo sát

Trong 150 mẫu được khảo sát thì có 108 hộ nộp đơn xin vay chiếm 72%, 42 hộ không nộp đơn xin vay chiếm tỷ lệ khiêm tốn là 28%. Những hộ không nộp đơn xin vay có nhiều lý do khác nhau nhưng lý do cơ bản là đã có nguồn lực tài chính 20 hộ

chiếm 47,6%, không biết thông tin về vay vốn 12 hộ chiếm 28,6% và lý do thủ tục vay vốn rườm rà phức tạp chỉ có 10 hộ chiếm tỷ lệ 23,8%.

Trong số 108 hộ nộp đơn xin vay thì có 13 hộ bị từ chối cho vay và 95 hộ được vay vốn tín dụng. Trong số đó có 69 hộ được vay như đề nghị, 26 hộ được vay ít hơn đề nghị.

4.3.1. Khả năng tiếp cận tín dụng

Theo sơ đồ Hình 3.3 và lý thuyết của Chương II thì những hộ có nộp đơn và được vay vốn được xem là tiếp cận tín dụng chính thức (95 hộ, chiếm tỷ lệ 63%), ngược lại những hộ khơng nộp đơn xin vay và có nộp đơn vay nhưng bị từ chối cho vay được xem là khơng tiếp cận tín dụng chính thức (55 hộ, chiếm tỷ lệ 37%).

Hình 4.3. Khả năng tiếp cận tín dụng của 150 hộ

Nguồn: tính tốn từ số liệu tự khảo sát thực tế năm 2016

4.3.2. Hạn chế tín dụng

Trong số 108 hộ nộp đơn xin vay thì có 13 hộ bị từ chối cho vay và 95 hộ được vay vốn. Trong số được vay thì có 69 hộ được vay số tiền đúng theo đề nghị, đây là những hộ được xem là không hạn chế tín dụng, chiếm tỷ lệ 64%. Những hộ bị từ chối

cho vay (13 hộ) và những hộ được vay ít hơn đề nghị (26 hộ) được xem là những hộ bị bị hạn chế tín dụng (39 hộ), chiếm tỷ lệ 36%. Trên tổng số 108 hộ đã nộp đơn xin vay.

Hình 4.4. Hạn chế tín dụng của những hộ có nộp đơn

Nguồn: tính tốn từ số liệu tự khảo sát thực tế năm 2016

4.3.3. Lý do không được vay

Trong 13 hộ khơng được vay, có đến 5 hộ khơng có tài sản thế chấp, tương đương với tỷ lệ 38,5%; có 2 hộ vay số tiền quá ít chiếm tỷ lệ 15,4%; 5 hộ đã từng vay để nợ q hạn chiếm tỷ lệ 38,5%; có 1 hộ khơng có khả năng trả nợ chiếm 7,6%. Điều này cho thấy, tài sản thế chấp và uy tín đối với các ngân hàng rất cần thiết trong quan hệ tín dụng. Tài sản thế chấp là hình thức bảo đảm vốn vay của ngân hàng, còn việc trả nợ đúng hạn tạo lòng tin đối với các ngân hàng đã từng cho vay trước đó.

Bảng 4.5. Thống kê lý do không được vay

Lý do không được vay Tần số (hộ) Tỷ trọng (%)

Khơng có tài sản thế chấp 5 38,5%

Vay ít 2 15,4%

Nợ quá hạn 5 38,5%

Không khả năng trả nợ 1 7,6%

Trong các bước phân tích tiếp theo của đề tài này, tác giả tập trung phân tích làm rõ các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và các yếu tố tác động đến hạn chế tín dụng chính thức của các hộ nông dân sinh sống trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.

4.4. Thơng tin phân tích mơ hình tiếp cận tín dụng của nơng hộ (150 hộ)

4.4.1. Tuổi của chủ hộ

Qua khảo sát 150 hộ, tuổi trung bình của chủ hộ là 49,5 tuổi, tuổi thấp nhất là 27 tuổi, tuổi cao nhất là 72 tuổi. Độ tuổi phổ biến nhất là từ 41 đến 60 tuổi có 73 hộ chiếm 49%, trên 60 tuổi có 39 hộ chiếm 26%. Độ tuổi thấp nhất là từ 40 tuổi trở xuống là 38 hộ chiếm tỷ lệ 25%. Số liệu cho thấy chủ hộ có độ tuổi từ 41 đến 60 tuổi chiếm gần 50%, đây là độ tuổi chín muồi về sức khỏe và trí tuệ minh mẫn để tổ chức sản xuất kinh doanh hộ gia đình.

Hình 4.6. Độ tuổi của chủ hộ

Nguồn: Số liệu tự khảo sát thực tế năm 2016

4.4.2. Giới tính của chủ hộ

Qua khảo khảo sát thực tế 150 hộ sinh sống tại 3 xã thuộc huyện Vĩnh Thuận thì kết quả có 115 hộ chủ hộ là nam, chiếm tỷ lệ 77% và 35 chủ hộ là nữ, chiếm tỷ lệ 23%. Kết quả này là phù hợp với đặc điểm chung của các hộ sinh sống ở nông thôn vùng

đồng bằng sông Cửu Long. Do đặc điểm ở vùng nông thôn các chủ hộ thường là nam giới và họ là nguồn lực chính trong gia đình cũng như trong sản xuất nên họ thường đưa ra những quyết định quan trọng trong sinh hoạt hàng ngày cũng như quyết định có vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh hay không.

Hình 4.7. Giới tính của chủ hộ

Nguồn: Số liệu tự khảo sát thực tế năm 2016

4.4.3. Nhân khẩu trong hộ gia đình

Do tập quán của hộ gia đình của Việt Nam, phần lớn họ sống theo một gia đình đa thế hệ (ơng bà-cha mẹ-con cháu) nên số nhân khẩu trong một gia đình thường khá đơng, điều này cho thấy tỷ lệ người phụ thuộc trong gia đình cũng khá lớn, từ đó tạo ra nhiều gánh nặng về kinh tế cho những người còn sức khỏe lao động. Kết quả khảo sát các hộ gia đình cho thấy số nhân khẩu bình quân của một hộ gia đình là 4,25 người (dao động từ 4 đến 5 người), hộ có nhiều nhân khẩu nhất là 8 người, hộ có nhân khẩu ít nhất là 2 người.

Bảng 4.8. Đặc điểm nhân khẩu của hộ gia đình S

TT Số nhân khẩu ĐVT Số hộ Tỷ lệ % Ghi chú

1 2 Người 8 5,33 % 2 3 Người 26 19,33 % 3 4 Người 62 41,33 % 4 5 Người 30 20,00 % 5 6 Người 12 8,00 % 6 7 Người 7 4,67 % 7 8 Người 2 1,33 % Tổng 150 hộ 100 %

Nguồn: Số liệu tự khảo sát thực tế năm 2016

4.4.4. Thu nhập và tài sản của hộ gia đình

Trong số các chỉ tiêu thể hiện mức sống và sự giàu có của chủ hộ là chỉ tiêu thu nhập và giá trị tài sản. Khi một tổ chức tín dụng xem xét để ra quyết định cho một hộ vay vốn thì chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ của chủ hộ chính là thu nhập bình qn của hộ đó. Đồng thời, để bảo tồn khoản vốn cho vay thì chỉ tiêu giá trị tài sản là điều kiện cần thiết để các tổ chức tín dụng giải ngân cho những hộ có tài sản thế chấp vay vốn.

Qua khảo sát các hộ gia đình cho thấy, thu nhập bình quân một tháng của mỗi hộ là 11,23 triệu đồng/hộ/tháng, thu nhập thấp nhất 3 triệu đồng/hộ/tháng và thu nhập cao nhất 25 triệu đồng/hộ/tháng. Tổng giá trị tài sản của những hộ được khảo sát cũng tương đối lớn là 102.825 triệu đồng, giá trị tài sản bình quân của một hộ 682,833 triệu đồng. Tuy nhiên, giá trị tài sản của những hộ dân khơng đều, người thì có giá trị tài sản q cao: 1.800 triệu đồng và người có tài sản quá thấp: 50 triệu đồng.

Bảng 4.9. Thống kê thu nhập và giá trị tài sản của hộ

STT Chỉ tiêu ĐVT Bình quân Nhỏ nhất Cao nhất

1 Thu nhập đồng/hộ/tháng Triệu 11,23 3 25

2 Tổng giá trị tài sản Triệu đồng 682,833 50 1.800

Nguồn: Số liệu tự khảo sát thực tế năm 2016

4.4.5. Khoảng cách của hộ gia đình đến trung tâm huyện

Khoảng cách từ nơi sinh sống đến trung tâm huyện của các hộ gia đình cũng khá xa, khoảng cách trung bình là 9,1 km, hộ xa nhất có khoảng cách đến trung tâm huyện là 20 km, trong khi hộ ở gần nhất thì khoảng cách chỉ có 3 km là đi đến trung tâm huyện.

Bảng 4.10. Thống kê khoảng cách đến trung tâm huyện

STT Chỉ tiêu ĐVT Bình quân Nhỏ nhất Cao nhất

1

Khoảng cách từ nhà ở đến trung

tâm huyện km 9,1 3 20

Nguồn: Số liệu tự khảo sát thực tế năm 2016

4.4.6. Nghề nghiệp của chủ hộ

Người dân sống ở khu vực nông thôn ở huyện Vĩnh Thuận chủ yếu sinh kế bằng nghề sản xuất nông nghiệp, kết quả khảo sát 150 hộ cho thấy có đến 61% hộ (91 người) sinh kế bằng nghề sản xuất nông nghiệp. Số hộ còn lại 59 hộ (chiếm tỷ lệ 39%) sinh sống bằng ngành nghề khác như là nghề sản xuất kinh doanh, làm thuê, giáo viên, công chức nhà nước và những người làm việc hưởng lương theo ngày công khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức ở nông thôn trên địa bàn huyện vĩnh thuận, tỉnh kiên giang (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)