Tình hình cho vay vốn của các Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức ở nông thôn trên địa bàn huyện vĩnh thuận, tỉnh kiên giang (Trang 46 - 48)

CHƯƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Tình hình cho vay vốn của các Ngân hàng

Tính đến thời điểm cuối năm 2015, tồn tỉnh có 195.567 khách hàng cịn dư nợ trong lĩnh vực nơng nghiệp nông thôn, với tổng giá trị dư nợ là 19.275.346 triệu đồng. Trong đó, cho vay ngắn hạn là 11.276.685 triệu đồng, cho vay trung và dài hạn là 7.998.661 triệu đồng, cung cấp cho 8 chương trình, mục đích vay như: cho vay chi phí sản xuất nơng, lâm, ngư nghiệp; cho vay phát triển ngành nghề nông thôn; cho vay đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; cho vay chế biến, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản; cho vay kinh doanh sản phẩm, dịch vụ phục vụ nông, lâm, ngư nghiệp; cho vay sản xuất công thương nghiệp và dịch vụ phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn; cho vay tiêu dùng nông thôn; cho vay theo các chương trình kinh tế của Chính phủ (Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Kiên Giang, 2015).

Kết quả khảo sát 150 hộ nơng dân tại 3 xã có tổng số 95 hộ được vay với tổng số tiền là 4.454 triệu đồng, số tiền được vay trung bình mỗi hộ là 46,8 triệu đồng. Hộ vay cao nhất là 200 triệu đồng, số tiền vay thấp nhất là 10 triệu đồng. Với số liệu khảo sát phục vụ cho đề tài nghiên cứu này, ta chia mục đích vay vốn của chủ hộ thành 2 nhóm: nhóm mục đích sản xuất kinh doanh nơng nghiệp (gồm sản xuất nơng nghiệp, mua máy móc thiết bị nơng nghiệp, kinh doanh) có 44 hộ (chiếm 46% số hộ), với tổng

dư nợ cho vay: 2.720 triệu đồng (chiếm 61% số vốn vay) và nhóm mục đích tiêu dùng (gồm vay vốn sử dụng vào mục đích mua sắm hàng tiêu dùng, khám chữa bệnh, học hành, và mục đích tiêu dùng khác) có 51 hộ (54%), với tổng dư nợ cho vay: 1.734 triệu đồng chiếm 39% trên tổng số vốn vay. Với kết quả này cho thấy số hộ vay vốn sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh chiếm tỷ trọng số hộ thấp hơn (46%) nhưng số dư nợ tín dụng lại cao hơn (61%) so với nhóm hộ vay tiền sử dụng vào mục đích tiêu dùng, điều này cho thấy mục đích vay vốn sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh nơng nghiệp tuy có số hộ vay ít hơn nhưng số vốn vay vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Điều này cho thấy mục đích vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh nơng nghiệp vẫn là mục chính chính của các hộ nơng dân sinh sống tại huyện Vĩnh Thuận, đây là một tín hiệu lạc quan trong vấn đề xóa đói giảm nghèo trong thời gian sắp tới.

Hình 4.2. Mục đích vay vốn của chủ hộ (95 hộ được vay)

Nguồn: Số liệu tự khảo sát thực tế năm 2016

4.3. Đặc điểm mẫu khảo sát

Trong 150 mẫu được khảo sát thì có 108 hộ nộp đơn xin vay chiếm 72%, 42 hộ không nộp đơn xin vay chiếm tỷ lệ khiêm tốn là 28%. Những hộ không nộp đơn xin vay có nhiều lý do khác nhau nhưng lý do cơ bản là đã có nguồn lực tài chính 20 hộ

chiếm 47,6%, khơng biết thơng tin về vay vốn 12 hộ chiếm 28,6% và lý do thủ tục vay vốn rườm rà phức tạp chỉ có 10 hộ chiếm tỷ lệ 23,8%.

Trong số 108 hộ nộp đơn xin vay thì có 13 hộ bị từ chối cho vay và 95 hộ được vay vốn tín dụng. Trong số đó có 69 hộ được vay như đề nghị, 26 hộ được vay ít hơn đề nghị.

4.3.1. Khả năng tiếp cận tín dụng

Theo sơ đồ Hình 3.3 và lý thuyết của Chương II thì những hộ có nộp đơn và được vay vốn được xem là tiếp cận tín dụng chính thức (95 hộ, chiếm tỷ lệ 63%), ngược lại những hộ không nộp đơn xin vay và có nộp đơn vay nhưng bị từ chối cho vay được xem là khơng tiếp cận tín dụng chính thức (55 hộ, chiếm tỷ lệ 37%).

Hình 4.3. Khả năng tiếp cận tín dụng của 150 hộ

Nguồn: tính tốn từ số liệu tự khảo sát thực tế năm 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức ở nông thôn trên địa bàn huyện vĩnh thuận, tỉnh kiên giang (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)