Nhóm giải pháp hồn thiện pháp luật và tăng cờng giải thích, hớng dẫn áp dụng pháp luật

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án về tham nhũng của viện kiểm sát nhân dân thành phố hà nội (Trang 114 - 120)

tăng cờng giải thích, hớng dẫn áp dụng pháp luật

* Hoàn thiện BLHS: BLHS 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 đợc Chủ tịch Nớc công bố tại lệnh số 13/2009/L-CTN ngày 29/6/2009 đã tạo cơ sở pháp lý tơng đối hoàn chỉnh, cơ bản đáp ứng đợc các yêu cầu đấu tranh phịng chống tội phạm nói chung và tội phạm tham nhũng nói riêng. Tuy nhiên, từ thực tiễn cơng cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng thấy rằng các hành vi tham nhũng diễn ra trên thực tế, cũng nh đợc liệt kê trong Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2007(12 hành vi) nhiều hơn các tội phạm về tham nhũng đợc quy định tại mục A, chơng XXI BLHS (7 tội).

Xuất phát từ quan điểm của Đảng ta là “…ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vơ trách nhiệm, lạm quyền..” (Văn kiện Đại hội Đảng XI) và hành vi tham nhũng là hành vi của ngời có chức vụ, quyền hạn, nên mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi này đợc thực hiện bởi chủ thể là ngời có chức vụ, quyền hạn sẽ cao hơn mức độ nguy hiểm cho xã hội khi chủ thể khơng có chức vụ, quyền hạn thực hiện. Vì vậy, trớc địi hỏi của thực tế cơng cuộc đấu tranh phịng, chống tham nhũng địi hỏi cần thiết phải bổ sung vào Mục A chơng XXI BLHS các hành vi tham nhũng sau mà Luật phòng, chống tham nhũng đã quy định:

- Hành vi đa hối lộ, mơi giới hối lộ đợc thực hiện bởi ngời có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phơng vì vụ lợi. Tuy rằng, hành

vi này đã đợc quy định là tội phạm tại điều 289 và điều 290 BLHS nhng lại thuộc nhóm tội khác khơng phải nhóm tội phạm về tham nhũng. Mặt khác, chủ thể thực hiện hành vi này là ngời có chức vụ quyền hạn nên mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn. Vì vậy, chúng tơi cho rằng cần thiết phải quy định hai hành vi này mà đợc thực hiện bởi ngời có chức vụ quyền hạn thì cần phải quy định thành một tội phạm mới, nằm trong nhóm tội phạm về tham nhũng.

- Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của ngời khác vì vụ lợi. Trong thực tế ADPL thì bất kể chủ thể nào đủ năng lực trách nhiệm hình sự, lợi dụng hoặc khơng lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của ngời khác thì cấu thành Tội sử dụng trái phép tài sản quy định tại điều 142 BLHS. Tương tự như phõn tớch ở trên, nếu lợi dụng chức vụ, quyền hạn(chủ thể là ngời có chức vụ, quyền hạn) để thực hiện hành vi này thì mức độ nguy hiểm cho xã hội sẽ cao hơn trờng hợp không lợi dụng chức vụ quyền hạn để thực hiện hành vi sử dụng trái phép tài sản của ngời khác. Vì vậy, BLHS cần thiết phải quy định trong nhóm tội phạm về tham nhũng hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của ngời khác vì vụ lợi là tội phạm mới, tách khỏi Tội sử dụng trái phép tài sản.

- Đối với hành vi nhũng nhiễu vì vụ lợi. Hiện tại trong BLHS hiện hành cha quy định hành vi này là tội phạm. Trong một số trờng hợp hành vi này đợc xử lý về Tội nhận hối lộ (điều 279 BLHS). Nhng trong thực tế việc ngời có chức vụ, quyền hạn (nhất là cán bộ trong các cơ quan hành chính nhà

nớc) nhũng nhiễu khơng chỉ để nhận hối lộ mà cịn nhằm vào nhiều mục đích khác. Vì vậy, BLHS cần thiết phải quy định trong nhóm tội phạm về tham nhũng hành vi nhũng nhiễu của ngời có chức vụ quyền hạn một tội phạm độc lập.

* Hoàn thiện BLTTHS: BLTTHS năm 2003 có bớc tiến bộ rõ rệt trong việc thể hiện quan điểm đờng lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nớc ta trong lĩnh vực tố tụng hình sự hình sự. Bộ luật này tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho hoạt động của các cơ quan t pháp, cũng nh đảm bảo trật tự pháp luật, lợi ích của Nhà nớc, quyền lợi ích hợp pháp của cơng dân, thể hiện sâu sắc tính dân chủ và sự tơn trọng quyền con ngời. Tuy nhiên so với yêu cầu thực hiện chiến lợc cải cách t pháp cũng nh qua thực tiễn thi hành BLTTHS năm 2003 cho thấy một số các quy định của BLTTHS cần tiếp tục đợc nghiên cứu, hồn thiện. Trong khn khổ luận văn này chúng tơi mạnh dạn kiến nghị cần hồn thiện Bộ luật TTHS một số vấn đề sau:

- Xuất phát từ chức năng của VKSND là THQCT nên cần phải hoàn thiện các quy định của BLHS liên quan đến quyền năng của VKS theo hớng mở rộng các quyền năng công tố mà VKS trực tiếp quyết định nh: VKS trực tiếp ra quyết định KTBC theo đề nghị của CQĐT (bỏ quy định VKS phê chuẩn quyết định KTBC của CQĐT như hiện nay), VKS trực tiếp ra quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn theo đề nghị của CQĐT thay vì chủ yếu là phê chuẩn nh quy định của luật hiện hành. Đồng thời cần tăng cờng trách nhiệm pháp lý của CQĐT và điều tra viên trong việc chấp hành, thực

hiện yêu cầu của cơ quan VKS và kiểm sát viên theo hớng bổ sung quy định về chế tài phải chịu nếu khơng chấp hành mà khơng có lý do chính đáng.

Để tăng cờng quyền năng và trách nhiệm pháp lý của VKS trong việc giải quyết tin báo tội phạm. Trong thực tế cha thể phân định rõ đợc tin báo, tố giác tội phạm và tin báo, tố giác vi phạm hành chính, nên một vụ vi phạm pháp luật có thể là tội phạm nếu khơng xử lý hình sự thì cơ quan Cơng an có thể ra quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự hoặc xử lý hành chính. Trờng hợp cơ quan Công an không ra quyết định không KTVA mà xử lý hành chính vụ việc thì theo quy định của phỏp luật VKS không thể kiểm sát việc giải quyết của cơ quan Công an đối với tin báo, tố giác vi phạm pháp luật đó theo quy định của BLTTHS đợc. Vì vậy, để đảm bảo mọi hành vi phạm tội đợc xử lý kịp thời không bỏ lọt tội phạm và làm oan ngời vô tội cần thiết phải quy định bổ sung Điều 103 BLTTHS theo hớng:

+ VKS xác định trong số các tin báo, tố giác vi phạm pháp luật của cơ quan Công an, đõu là tin báo, tố giác tội phạm để CQĐT giải quyết theo trình tự, thủ tục giải quyết tin báo tố, giác tội phạm đợc quy định trong BLTTHS.

+ Khi thấy cần làm rõ thêm căn cứ tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc khi việc kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị của CQĐT không khách quan có thiếu sót thì VKS có quyền trực tiếp tiến hành việc điều tra, xác minh. Có nh vậy mới đảm bảo cơ sở để VKS thực hiện quyền hạn của mình là yêu cầu CQĐT ra quyết định khởi tố

hoặc không khởi tố; hoặc huỷ bỏ quyết định khởi tố, không khởi tố trái pháp luật của CQĐT.

- Bổ sung vào khoản 1 Điều 104 BLTTHS: VKS ra quyết định KTVA hình sự trong trờng hợp khi có căn cứ để KTVA hình sự nhưng các cơ quan quy định ở khoản 1 Điều 104 BLTTHS khi khụng KTVA mà không ra quyết định không KTVA.

* Tăng cờng giải thích và hớng dẫn pháp luật:

Từ thực tiễn ADPL trong THQCT nói chung và trong giai đoạn điều tra các vụ án tham nhũng nói riêng đã cho thấy các tình huống pháp luật (sự kiện pháp lý) trong thực tế luôn đa dạng phong phú hơn các quy định của pháp luật. Mặt khác, các quy định pháp luật hình sự, TTHS thờng đợc xây dựng mang tính khái quát cao, nên thờng thiếu cụ thể, gây khó khăn khi áp dụng trực tiếp vào các tình huống pháp luật cụ thể trong thực tiễn. Vì vậy, cơng tác giải thích, hớng dẫn pháp luật đóng một vai trị rất quan trọng, là một trong những điều kiện cơ bản để đảm bảo ADPL đợc chất lợng, hiệu quả và thống nhất.

Trong các năm qua cơng tác giải thích, hớng dẫn pháp luật đã đợc tăng cờng nhng vẫn cha đáp ứng đợc yêu cầu thực tế đặt ra. Theo quy định của Hiến pháp thì cơ quan giải thích pháp luật là Uỷ ban Thờng vụ Quốc hội. Nhng, hầu nh việc giải thích pháp luật của cơ quan này còn bị bỏ trống. Việc tổng kết kinh nghiệm và hớng dẫn pháp luật của các cơ quan t pháp Trung ơng thờng xuyên chậm và còn bộc lộ sự thiếu thống nhất, cịn có nội dung cha phù hợp thực tiễn.

Vì vậy, theo chúng tôi cần phải nghiên cứu, thực hiện các giải pháp cụ thể nh sau:

- Uỷ ban Thờng vụ Quốc hội cần tăng cờng viêc hớng dẫn, giải thích pháp luật để đảm bảo tính thống nhất trong việc thi hành pháp luật. Cơ quan này cần có có bộ phận giúp việc chuyên môn, là các chuyên gia pháp lý để tham mu cho ủy ban thờng vụ Quốc hội, giúp cho cơ quan này chủ động tổ chức tổng kết công tác thực hiện pháp luật trong thực tế và giải thích, hớng dẫn pháp luật để làm rõ thực trạng, tìm ra nguyên nhân tồn tại, thiếu sót để từ đó có giải pháp chấn chỉnh, khắc phục.

- Đối với các cơ quan t pháp Trung ơng cần thờng xuyên tập hợp các vớng mắc khi áp dụng pháp luật và rà soát lại các quy phạm pháp luật hình sự, TTHS cần hớng dẫn nhng cha đ- ợc hớng dẫn, các quy phạm pháp luật đã đợc hớng dẫn nhng cha đầy đủ, cha phù hợp thực tiễn. Từ đó báo cáo ủy ban thờng vụ Quốc hội để giải thích pháp luật, hoặc ban hành thơng t liên ngành, đơn ngành để hớng dẫn thực hiện pháp luật.

Trớc mắt tập trung hớng dẫn những vẫn đề bức xúc, bổ sung hớng dẫn cha đầy đủ, cha phù hợp với thực tế (tình hình lạm phát tăng cao, giá cả leo thang nh hiện nay) nh một số thuật ngữ trong BLHS hiện hành đó là: “ Hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng’; “hậu quả nghiêm trọng khác, rất nghiêm trọng khác, đặc biệt nghiêm trọng khác”

Đối với VKSND TP Hà Nội thờng xuyên thực hiện tốt công tác nghiên cứu tổng kết thực tiễn ADPL nói chung và ADPL

trong giai đoạn điều tra các vụ án về tham nhũng nói riêng để phát hiện kịp thời những vấn đề vớng mắc, những vấn đề cịn có nhận thức khác nhau khi áp dụng các quy phạm pháp luật để kiến nghị với VKSND tối cao cùng với liên ngành t pháp Trung ơng để nghiên cứu và hớng dẫn.

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án về tham nhũng của viện kiểm sát nhân dân thành phố hà nội (Trang 114 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w