.3 Bảng thống kê các yếu tố của mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên văn phòng công ty TNHH DAMCO việt nam (Trang 58 - 63)

Yếu tố Mơ tả Các tham khảo

Chính sách đãi ngộ

Chính sách đãi ngộ đề cập đến chính sách lương, thưởng, phúc lợi mà các tổ chức sử dụng đãi ngộ cho các nhân viên trong công ty.

T. Velnampy (2009), Kovach (1987)

Lê Thị Bích Phụng và Trần Kim Dung (2011)

Chính sách đào tạo và

thăng tiến

Đề cập đến chính sách của tổ chức về việc thực hiện các chương trình đào tạo và hướng dẫn nhân viên thực hiện tốt cơng việc của mình, nhằm nâng cao trình độ chuyên mơn giúp nhân viên sẵn sàng thích ứng với sự thay đổi về môi trường, công nghệ liên quan đến cơng việc. Chính sách Phát triển nhân viên và tạo cơ hội thăng tiến cho họ theo sự phát triển của tổ chức. Kenneth S.Kovach (1987), Islam và Ismail (2008), Romeo Adams(2007) Phân cơng bố trí CV và ghi nhận thành tích

Phân cơng bố trí CV là sư phân chia công việc phù hợp và đồng đều, công bằng giữa các nhân viên trong công ty với nhau. Ghi nhận thành tích là sự ghi nhận của cấp trên, công ty đối với những đóng góp, cống hiến của các nhân viên trong cơng ty góp phần làm nên sự thành công của công ty. Ghi nhận thành tích trình bày ở đây khơng tính đến những khoản thưởng có giá trị lớn mà chỉ muốn đề cập đến những lời khen, động viên cho những thành tích đã đóng góp Kenneth S.Kovach (1987); T. Velnampy (2009); Islam và Ismail (2008); Romeo Adams (2007); Trần Kim Dung và Nguyễn Ngọc Lan Vy (2011)

Điều kiện làm việc

Điều kiện làm việc là các nhân tố ảnh hưởng đến sức khỏe, sự thoải mái, tiện lợi của người lao động tại nơi làm việc

Romeo Adams (2007); Kovach (1987); Islam và Ismail (2008) Mối quan hệ trong tổ chức

Mối quan hệ trong cơ quan đề cập đến những mối quan hệ giữa nhân viên với cấp trên và giữa các nhân viên trong công ty với nhau

T. Velnampy (2009)

Romeo Adams

(2007); Lê Thị Bích Phụng và Trần Kim Dung (2011)

Đặc điểm công việc

Đề cập đến những yêu cầu, đặc trưng và bản chất của công việc là thú vị, thách thức, mang lại nhiều kinh nghiệm cho người làm.

Kenneth S.Kovach (1987); T. Velnampy (2009); Islam và Ismail (2008); Sự tự chủ trong công việc

Nhân viên có thể tự đưa ra quyết định cho những vấn đề liên quan đến công việc của mình, hoạt động chung của cơng ty và đưa ra những sáng kiến nhằm cải tiến quy trình hoạt động Kenneth S.Kovach (1987); Romeo Adams (2007) Văn hóa doanh nghiệp Văn hóa tổ chức đề cập đến hệ thống các ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, cách nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên trong doanh nghiệp cùng đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của từng thành viên trong hoạt động kinh doanh, tạo nên bản sắc kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Lê Thị Bích Phụng và Trần Kim Dung (2011)

Động lực làm việc

Động lực làm việc là những cái thúc đẩy con người hoạt động, làm việc để đạt được các mục tiêu nhất định. Biểu hiện của động lực là sự hăng say, nỗ lực của mỗi cá nhân trong q trình thực hiện cơng việc.

Lê Thị Bích Phụng và Trần Kim Dung (2011); Romeo Adams (2007); Islam và Ismail (2008)

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 tác giả đã tìm hiểu cơ sở lý luận về động lực làm việc, các yếu tố tác động đến động lực làm việc, các nghiên cứu trước đây ở trong và ngồi nước cùng những mơ hình tham khảo. Ngoài ra trong chương này tác giả cũng khái quát một số đặc điểm và yêu cầu công việc ngành logistics, vấn đề nhân lực ngành logistics hiện nay cùng. Trên cơ sở lý luận này tác giả đã xây dựng mơ hình nghiên cứu đề xuất. Thông qua việc phỏng vấn, thảo luận tác giả đưa ra mơ hình nghiên cứu chính thức gồm các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên văn phịng cơng ty TNHH DAMCO Việt Nam: Chính sách đãi ngộ; Chính sách đào tạo và thăng tiến; Phân công bố trí CV và ghi nhận thành tích; Điều kiện làm việc; Mối quan hệ đồng nghiệp; Mối quan hệ với cấp trên; Đặc điểm công việc; Sự tự chủ trong công việc; Văn hóa doanh nghiệp.

CHƯƠNG 3 : NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN VĂN PHỊNG CƠNG TY TNHH DAMCO VIỆT NAM

Chương 3 sẽ đánh giá thực trạng động lực làm việc của nhân viên văn phịng cơng ty TNHH DAMCO Việt Nam, thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc cũng như xem xét mức độ quan trọng, nghiêm trọng của từng yếu tố, làm cơ sở để đề xuất giải pháp ở chương 4.

3.1 Thực trạng động lực làm việc của nhân viên văn phịng của cơng ty TNHH DAMCO Việt Nam

Động lực làm việc là sự sẵn sàng nỗ lực say mê làm việc nhằm đạt được những mục tiêu của tổ chức cũng như bản thân người lao động. Muốn đạt được hiệu quả cao, năng suất lao động cao thì bất kì tổ chức nào cũng cần phải có đội ngũ nhân viên mạnh. Ngồi trình độ chun mơn, đạo đức thì vấn đề động lực làm việc là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất và hiệu quả làm việc của nguời lao động. Nhân viên có động lực thì nhân viên đó mới vui vẻ, tích cực và có tính sáng tạo cao trong công việc.

Nhận thức là vậy, nhưng tổ chức thực hiện thì vơ cùng khó khăn, theo ý kiến đánh giá của các nhân viên quản lý trong cơng ty thì trong những năm qua DAMCO cũng đã có nhiều cố gắng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như động lực làm việc của các cán bộ nhân viên bằng nhiều giải pháp nhưng kết quả vẫn chưa được như mong muốn. Để có được đội ngũ nhân viên u thích cơng việc, gắn bó với tổ chức cần phải có cả một q trình cơng phu, kiên trì từ chủ quan, nỗ lực của nhân viên cũng như của tổ chức như: về cơ cấu chính sách, về quản lý, phát triển hoặc dựa vào thực trạng đội ngũ cán bộ, nhân viên ... ở phạm vi DAMCO lâu nay cũng chỉ xoay quanh việc tìm các giải pháp nhằm tạo các chuyển biến nằm trong khả năng, từng bước nâng cao trình độ về mọi mặt, nhưng nếu chỉ nhìn vào thang trình độ của nhân viên thì chưa đủ, năng lực thực tiễn còn yêu cầu cao hơn nhiều và đó cũng là mục tiêu mà DAMCO đang tập trung hướng tới.

Việc duy trì động lực làm việc để công ty tiếp tục phát triển trong tương lai là vấn đề luôn được công ty DAMCO chú trọng. Trong những năm qua công tác quản lý, lãnh đạo tại DAMCO ln tìm cách để giúp cho các nhân viên có thêm những động

lực để vượt qua những khó khăn, áp lực của cơng việc, cuộc sống để hướng đến với mục tiêu với một nỗ lực cao nhất.

Kết quả khảo sát chỉ ra, giá trị trung bình của các biến quan sát cho động lực làm việc có giá trị 2.92, dưới mức trung bình. Điều này cho thấy động lực làm việc của nhân viên văn phịng khơng cao. Một thực tế hiện nay mà cơng ty cần nhìn nhận là sự thất vọng và chán nản trong công việc của nhiều nhân viên đang gia tăng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên văn phòng công ty TNHH DAMCO việt nam (Trang 58 - 63)