Một số loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa kế toán tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 30 - 31)

Sơ đồ 3.1 : Giá trị cốt lõi của BIDV

1.2 Rủi ro trong hoạt động kế toán ngân hàng

1.2.1.2 Một số loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng

Trong hoạt động ngân hàng, rủi ro là vấn đề tất yếu không thể loại trừ, nó gắn liền với hoạt động kinh doanh bất kể mọi biện pháp phòng chống ngăn ngừa như Luật pháp, các quy định, hệ thống thanh tra, kiểm tra, bảo hiểm…từ phía ngân hàng. Do đó việc nhận biết, xác định và nắm bắt được bản chất của rủi ro sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa ra những biện pháp phòng ngừa hoặc đề xuất hướng giải quyết nhằm ngăn chặn, hạn chế các tổn thất trong hoạt động ngân hàng.

Có nhiều cách phân loại rủi ro, tuy nhiên trong hoạt động của các NHTM VN có thể tổng hợp thành một số loại rủi ro cơ bản sau:

Rủi ro lãi suất: thể hiện rủi ro tiềm tàng của một ngân hàng do các biến

động lãi suất. Rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất thị trường hoặc của những yếu tố có liên quan đến lãi suất dẫn đến tổn thất về tài sản hoặc làm giảm lợi nhuận và giảm giá trị ròng của ngân hàng.

Rủi ro thanh khoản: thường phát sinh chủ yếu từ xu hướng các ngân hàng

huy động ngắn hạn đem cho vay dài hạn, dẫn đến việc ngân hàng thiếu khả năng chi trả hoặc không chuyển đổi kịp thời các loại tài sản ra tiền theo yêu cầu của các hợp đồng thanh toán. Tình trạng thiếu hụt thanh khoản ở mức độ lớn là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của ngân hàng.

Rủi ro tín dụng: là loại rủi ro thất thốt tài sản có thể phát sinh khi một bên

đối tác không thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ theo hợp đồng đối với một ngân hàng, bao gồm cả việc khơng thực hiện thanh tốn nợ cho dù là nợ gốc hay nợ lãi khi nợ đến hạn.

Rủi ro giá cả: đây là rủi ro về giá trị các tài sản của một ngân hàng có thể biến động. Rủi ro này xuất hiện trong tất cả các loại tài sản từ bất động sản đến cổ phiếu và trái phiếu…

Rủi ro ngoại hối: phát sinh khi có sự chênh lệch về kỳ hạn, về loại tiền tệ

của các khoản ngoại hối đang nắm giữ, và vì thế làm cho ngân hàng có thể phải gánh chịu thua lỗ khi tỷ giá ngoại hối biến động.

Rủi ro pháp lý: thường tác động đến ngân hàng theo hai cách:

 Các khách hàng và những người khác có thể khởi kiện ngân hàng với các lý

do có thể phát sinh từ q trình hoạt động kinh doanh bình thường.

 Khi các thu xếp pháp lý của một ngân hàng. Ví dụ: các hợp đồng cho vay và

tài sản đảm bảo tiêu chuẩn của ngân hàng đó có vấn đề hoặc Nhà nước đột ngột thay đổi chính sách vĩ mơ về cơ cấu kinh tế, lĩnh vực ưu tiên…Điều này có thể dẫn đến rủi ro thua lỗ ngân hàng.

Rủi ro chiến lƣợc: phát sinh từ các thay đổi trong môi trường hoạt động của

ngân hàng trên phạm vi rộng hơn về mặt kinh doanh và tài chính. Rủi ro chiến lược cũng có thể phát sinh từ các hoạt động của bản thân ngân hàng.

Rủi ro uy tín: là rủi ro dư luận đánh giá xấu về ngân hàng, gây khó khăn

nghiêm trọng cho ngân hàng trong việc tiếp cận các nguồn vốn hoặc khách hàng rời bỏ ngân hàng.

Bên cạnh rủi ro cơ bản nêu trên, Basel II đã bổ sung các yếu tố mới cũng có ảnh hưởng, tác động mạnh đến ngân hàng. Đó chính là rủi ro hoạt động hay rủi ro vận hành, rủi ro tác nghiệp làm ảnh hưởng đến hoạt động kế toán ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa kế toán tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 30 - 31)