Một số sự kiện rủi ro trong hoạt động kế toán và bài học kinh nghiệm cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa kế toán tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 36)

Sơ đồ 3.1 : Giá trị cốt lõi của BIDV

1.3 Một số sự kiện rủi ro trong hoạt động kế toán và bài học kinh nghiệm cho

1.3.1 Một số sự kiện rủi ro liên quan đến hoạt động kế toán tại các NHTM Việt Nam những năm gần đây:

Sự kiện thứ nhất: rủi ro liên quan đến việc không tuân thủ nghiệp vụ ngân quỹ

Theo cáo trạng, Trần Quốc Tài là nhân viên giao dịch của chi nhánh ngân hàng Liên doanh VID Public tại TPHCM. Tại đây Tài có nhiệm vụ thực hiện thu chi tiền cho khách hàng đến cuối ngày cân đối nộp lại cho trưởng quỹ. Theo đó từ ngày 2 đến 6/3/2009 Tài đã thu tiền của 9 khách hàng gửi vào ngân hàng tổng cộng 81triệu đồng, khi nhận tiền từ khách nhân viên này đã lập thủ tục thông thường giao cho kiểm soát viên kiểm tra, giao 1 liên cho khách hàng rùi xóa giao dịch trên hệ

thống. Số tiền này Tài không giao lại ngân hàng. Để tránh bị phát hiện Tài căn cứ vào giấy gửi tiền của khách lập hồ sơ giả để kiểm soát viên kiểm tra, xác nhận. Sau đó người này nhập giả vào tài khoản của khách hàng nhưng thực tế khơng có tiền nộp vào ngân hàng. Tiếp đó sáng ngày 09/03/09 Tài nhận hơn 7.2 tỷ đồng của khách hàng nhưng đã lấy 1.5 tỷ cho vào cốp xe chạy đến nhà người bạn thân.(http//vnexpress.net/gl/phapluat/2010/07)

Sự kiện thứ hai: rủi ro liên quan đến quy trình giao dịch một cửa

Tại Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội Đà Nẵng: Nguyễn Thị Ngoan nhân viên ngân quỹ Phòng Giao dịch quận Sơn Trà đã lợi dụng việc nhân viên kiểm sốt khơng trực tiếp kiểm đếm tiền mặt tồn quỹ vào cuối ngày để lấy tiền mặt ở quỹ.Ngoan đã 11 lần thực hiện lấy tiền mặt tồn quỹ, chiếm tổng số tiền hơn 785 triệu đồng để sử dụng cho mục đích cá nhân.

Sự kiện thứ ba: liên quan tác động bên ngoài khách hàng cố ý chiếm đoạt tài sản của khách hàng

Ngày 23/5/2013 khởi tố bốn bị can người Trung Quốc gồm: Lin Li Hua (SN 1981), Xiong Jie (SN 1979), Xiong Jie (SN 1979), Lin Wel (SN 1964) và Lin JiaJun (SN 1993) về tội danh sử dụng máy tính, mạng viễn thơng và thiết bị số thực hiện hành vi chếm đoạt tài sản. Thủ đoạn sử dụng máy tính xách tay lấy cắp mã số thẻ tín dụng của người nước ngồi trên mạng Internet, sau đó chúng sử dụng các thiết bị nạp dữ liệu thẻ từ kết nối với máy tính để ghi các mã số thẻ vào các phôi thẻ từ, rồi dùng thẻ để thanh toán hoặc rút tiền tự động. Trong 10 ngày từ 16/3 đến 26/3 thực hiện thanh tốn trên 6 tỷ đồng trong đó chúng đã giao dịch thành công và rút 3.9 tỷ đồng tiền mặt tại hai ngân hàng Công Thương và ngân hàng Ngoại Thương. (www.dantri.com.vn)

Sự kiện thứ tư: liên quan đến sự gian lận nội bộ của nhân viên ngân hàng

Tại Hà Nội xảy ra vụ án “Tham ơ” tại Phịng Giao dịch Kênh Đào– Hương Sơn trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mỹ Đức, khiến 177 sổ tiết kiệm của khách hàng bị “rút ruột” kéo theo 45.8 tỷ đồng bị chiếm đoạt mà khơng có khả năng hoàn lại.Lê Quang Khải và Nguyễn Thanh Hải là nhân

viên ngân hàng được phân công giao dịch với khách hàng gửi và rút tiền tiết kiệm. Lợi dụng chức năng nhiệm vụ được giao và sơ hở trong điều hành của lãnh đạo, Khải và Hải đã tất toán khống trên máy 177 sổ tiết kiệm, chiếm đoạt hơn 45.8 tỷ đồng để chơi cá độ bóng đá và sử dụng vào mục đích cá nhân, đến khi sự việc vỡ lở bọn chúng hồn tồn khơng có khả năng thanh tốn, bồi hồn.Với hành vi đặc biệt nghiêm trọng trên, tại phiên xử sơ thẩm, Tòa án nhân dân Thành Phố Hà Nội đã tuyên phạt Lê Quang Khải mức án tử hình, Nguyễn Thanh Hải bị tuyên án tù chung thân về tội “Tham ô”. (Pháp luật Việt Nam ngày 11/3/2013)

Sự kiện thứ năm: rủi ro liên quan rủi ro gian lận của nhân viên ngân hàng

Tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thônChi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu: 12 nhân viên nguyên là Giám đốc, trưởng, phó phịng tín dụng, nhân viên tín dụng, kế tốn, đã lập khống 110 quyển sổ tiết kiệm có kỳ hạn 12 tháng trả lãi trước với tổng mệnh giá ghi trên sổ tiết kiệm là hơn 137 tỷ đồng, từ đó được nhận trước số tiền lãi hơn 18 tỷ đồng. Ngồi ra, số bị can này cịn chiếm hơn 4.4 tỷ đồng từ việc sử dụng tên và thông tin giấy chứng minh nhân dân của người khác để nhận tiền hoa hồng môi giới.

Sự kiện thứ sáu: rủi ro liên quan khâu tác nghiệp vi phạm quy định

Nhân viên kế toán của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Hà Tây sơ suất đã chuyển nhầm 300 triệu đồng vào tài khoản của Công ty cổ phần Công nghiệp Hà Anh do ông Nguyễn Đắc Đông (quận Hà Đông, Hà Nội) làm Giám đốc. Sau đó, ơng Đơng đã khơng chịu trả số tiền trên cho ngân hàng, chỉ khi Công an vào cuộc, ngân hàng mới thu hồi lại được số tiền trên.

Sự kiện thứ bảy: rủi ro liên quan đến công tác quản lý thiếu chặt chẽ của nhân viên điện tốn

Ngân hàng Đồng Bằng Sơng Cửu Long nhân viên kế toán giao dịch cài đặt trái phép phần mềm điều khiển từ xa qua mạng Internet vào máy phòng giao

dịch ăn cắp thông tin cần thiết (user, password của kế toán viên, kiểm soát viên…). Nhân viên xin nghỉ việc, tự đăng nhập vào hệ thống để thực hiện lệnh chuyển tiền và chiếm đoạt với số tiền lên đến 5 tỷ đồng.

Sự kiện thứ tám: rủi ro liên quan đến việc khách hàng làm giấy tờ giả

BIDV Hải Dương: Ngày 9/11/2012 Phí Thị Thanh Diệu chỉ đạo Trần Văn Sóng sử dụng ủy nhiệm chi do Diệu đã biển thủ của công ty Vinh Giắt từ trước (do công ty này có ký khống để chuyển tiền hàng) cộng với giấy giới thiệu giả của công ty Vinh Giắt và một chứng minh nhân dân giả mang tên Đinh Văn Cảnh có dán ảnh của Trần Văn Giỏiđến ngân hàng làm thủ tục chuyển tiền sang tài khoản cá nhân và ngay sau đó rút số tiền 358.500.000đ. Ngày 3/12/2012 cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an tỉnh Hải Dương ra quyết định khởi tố đối với bị can Trần Văn Sóng sinh năm 1983, Phí Thị Thanh Diệu sinh năm 1986, Trần Văn Giỏi sinh năm 1972 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Sự kiện thứ chín: rủi ro liên quan đến khách hàng giả mạo giấy tờ và sự yếu kém nghiệp vụ của nhân viên

BIDV Hà Giang: Đối tương nhặt được chứng minh nhân dân, giấy tờ cá

nhân và giả mạo kháchhàng Bùi Ngọc Diệp đến Phòng Giao Dịch Bắc Quang yêu cầu rút tiền, do ký không đúng chữ ký mẫu nên đã gây áp lực với nhân viên. Do giao dịch viên là nhân viên mới, chưa có nhiều kinh nghiệm đã cho đối tượng rút 19.950.000 đồng.

Sự kiện thứ mười: rủi ro liên quan đến đạo đức của lãnh đạo ngân hàng

Ngày 16/03/2012 công an tỉnh Đắk Lắk đã tiến hành bắt khẩn cấp Đỗ Thị Thanh Loan –Trưởng phòng giao dịch và ngân quỹ thuộc chi nhánh Ngân hàng Á Châu (ACB) tại Đắk Lắk. Từ năm 2011, Loan đã 2 lần nhận tiền gửi tiết kiệm của ông P.T (trú tại Thành Phố Buôn Mê Thuột) gửi cho ngân hàng ACB với tổng số tiền 20 tỷ đồng, nhưng Loan không chuyển vào tài khoản của ngân hàng ACB mà chuyển vào tài khoản cá nhân để chiếm đoạt số tiền trên.

Sự kiện thứ mười một: rủi ro liên quan đến việc sửa chữa cạo xóa chứng từ của khách hàng

Là nhân viên văn phòng AP tại Hà Nội, Nguyễn Thị Vân Hương đã giả chữ ký của cấp trên trong lệnh chuyển tiền, tẩy xóa số tiền trên 16 séc đã được ký duyệt, ghi số và chữ có mệnh giá lớn hơn nhằm rút tiền tại ngân hàng. Thủ đoạn của Hương là khi viết séc dùng 2 loại bút bi và bút chì.Và sau khi người có thẩm quyền ký, Hương dùng tẩy để tẩy xóa, viết số tiền lớn hơn trên tấm séc để chiếm đoạt. Sau khi chiếm đoạt, Hương đã chuyển khoản trả lại tài khoản công ty 2.3 tỷ, số tiền còn lại 4.9 tỷ đã sử dụng chi tiêu cá nhân, khơng có khả năng bồi hồn.

Sự kiện thứ mười hai: rủi ro liên quan đến sự quản lý lỏng lẻo của công ty về con dấu và sự yếu kém trong việc kiểm tra chứng từ giao dịch

Phạm Bá Hồng, nhân viên cơng ty TNHH Tư vấn và xây xựng Thịnh Phát, lợi dụng lúc nghỉ trưa đã lấy con dấu của cơng ty đóng khống vào phiếu lĩnh tiền mặt của ngân hàng Cơng Thương (Vietinbank), sau đó giả chữ ký của Giám đốc và kế tốn. Hồng cịn sử dụng chứng minh nhân dân của người khác, thay ảnh để xuất trình. Sau đó, Hồng đem theo phiếu lĩnh tiền mặt và chứng minh nhân dân giả đến rút 340 triệu đồng tại Vietinbank. Giao dịch viên không phát hiện ra và vẫn thực hiện giao dịch.Chỉ đến khi hệ thống tin nhắn chủ động báo cho kế tốn của cơng ty này mới phát hiện ra và đề nghị ngừng giao dịch.

1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho NHTM Việt Nam

Từ những sự kiện xảy ra ở một số ngân hàng trong những năm gần đây cho thấy rủi ro trong hoạt động kế tốn đã ảnh hưởng khơng nhỏđến hoạt động kinh doanh và uy tín của hệ thống NHTM Việt Nam, cho thấy mức độ rủi ro thật sự nguy hiểm đối với bất kỳ ngân hàng nào.Từ những rủi ro đóbài học kinh nghiệm để hạn chế và phịng ngừa rủi ro trong hoạt động kế tốn của các NHTM Việt Nam:

Các ngân hàng sẽ tiến hành thu thập thơng tin, phân tích dữ liệu rủi ro với số lần xảy ra sai sót, mức độ của rủi ro ảnh hưởng đến quá trình hoạt động kinh doanh của mình như thế nào từ đó đưa ra phương pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời.

Hạn chế tối đa nguyên nhân gây ra rủi ro trong hoạt động kế toán thể hiện chủ yếu khâu rủi ro tác nghiệp mà các yêu tố bên trong NHTM như con người, quy trình, hệ thống. Chú trọng trong cơng tác đào tạo, tránh trường hợp cịn mang nặng hình thức, đưa ra những quy định quy trình hợp lý, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa rủi ro trong ngân hàng hướng đến xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao, đạo đức nghề nghiệp tốt, các quy trình nghiệp vụ cần được rà soát thường xuyên, kiểm tra giám sát để hồn thiện phát hiện những kẽ hở cịn tồn tại. Hệ thống công nghệ thông tin và vận hành cần được bảo dưỡng và cập nhật thường xuyên.

Bên cạnh hạn chế những nguyên nhân bên trong thì ngun nhân bên ngồi ảnh hưởng đến hoạt động kế toán cũng phải cần phải xem xét hạn chế xảy ra ở mức thấp nhất, xây dựng các phương án đưa ra tình huống để sẵn sàng đối phó cũng như khắc phục kịp thời hậu quả do lỗi đường truyền, thiên tai, hỏa hoạn hay khuyến cáo khách hàng không nên ký khống lên chứng từ chỉ khi nào giao dịch mới thực hiện ký lên chứng từ…

Thường xuyên cập nhật thông tin về rủi ro trong hoạt động kế toán của ngân hàng trong nước và cả thế giới; phổ biến thơng tin về những lỗi tác nghiệp có mức ảnh hưởng đồng thời đưa ra những cảnh báo đến toàn hệ thống NHTM để đưa ra hướng xử lý tránh trường hợp có sai phạm xảy ra cố tình che giấu thơng tin dẫn đến có những đánh giá khơng chính xác mức độ ảnh hưởng của rủi ro đến toàn hệ thống ngân hàng NHTM.

Kết luận chƣơng 1

Trong chương 1 đã trình bày cơ sở lý luận về kế toán ngân hàng, khái niệm về các loại rủi ro trong hoạt động kế toán ngân hàng cũng như những nguyên nhân dẫn đến rủi ro, các loại rủi ro và các sự kiện xảy ra trong hoạt động kế tốn ngân hàng. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho NHTM Việt Nam về hoạt động kế toán và kế tiếp đi sâu hơn ở chương tiếp theovề thực trạng rủi ro trong hoạt động kế toán tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KẾ TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

2.1 Tổng quan hoạt động kế toán tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

2.1.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

BIDV tên đầy đủ là: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock CommercialBank for Investment and Development of Vietnam

Tên viết tắt: BIDV

Địa chỉ: Tháp BIDV, số 35 Hàng Vơi, Quận Hồn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: (04).22205544 Fax: (04).22200399

Email:Info@bidv.com.vn

Ngày 26/4/1957, bằng QĐ số 177/TTg của Thủ tướng Chính Phủ NH Kiến Thiết Việt Nam trực thuộc Bộ tài chính – tiền thân của NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã khai sinh, với nhiệm vụ ban đầu là làm nhiệm vụ cấp phát và quản lý vốn do ngân sách nhà nước cấp vào cơng tác kiến thiết cơ bản để góp phần xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho cơng cuộc xây dựng hịa bình trên miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa và làm hậu phương lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Kể từ thời điểm đó đến nay đã 56 năm trơi qua, NH Kiến Thiết Việt Nam đã trải qua bốn lần đổi tên và một lần đổi cơ quan chủ quản. Theo đó, từ năm 1957 – đến 24/6/1981, liên tục mang tên là NH Kiến Thiết Việt Nam và cơ quan chủ quản là Bộ Tài Chính, từ 24/6/1981 NH Kiến Thiết Việt Nam được Chính Phủ đổi tên thành NH Đầu tư và Xây dựng Việt Nam - trực thuộc NH Nhà Nước Việt Nam. Theo đó, NH Đầu tư và Xây dựng Việt Nam là NH chuyên doanh, hoạt động về cấp phát, tín dụng, thanh tốn và dịch vụ trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản.

Năm 1990, với sự ra đời của pháp lệnh Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam và pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và cơng ty tài chính đã đưa NH Đầu tư và Xây dựng Việt Nam sang một giai đoạn phát triển mới, vươn lên và đổi mới mạnh

mẽ. Sau 9 năm mang tên NH Đầu tư và Xây dựng Việt Nam, đến 14/11/1990, NH được đổi tên thành NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Là một trong những NHTM nhà nước được thành lập sớm nhất ở Việt Nam, trải qua hơn nửa thế kỷ xây dựng, phát triển và trưởng thành, từ một NH nhỏ bé với 11 chi nhánh và 200 nhân viên, chỉ làm nhiệm vụ cấp phát và quản lý vốn, để đến ngày hôm nay BIDV đã phát triển vượt bậc có những đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, trở thành một NH thực hiện kinh doanh đa năng trong các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khốn và đầu tư tài chính với quy mơ tổng tài sản trên 400.000 tỷ VND (gần 21 tỷ USD). Hiện BIDV có một mạng lưới kinh doanh rộng khắp không chỉ trải dài trên khắp đất nước mà cịn vươn ra nước ngồi với 1 HSC bề thế, hiện đại; 5 liên doanh, 8 công ty con, gần 700 điểm giao dịch trong nước (118 chi nhánh, 375 phòng giao dịch, 150 quỹ tiết kiệm), hiện diện thương mại ở nước ngoài như Lào, Campuchia, Myanma, Cộng hòa Séc, HongKong, Nga; giao dịch trực tiếp với gần 5 triệu khách hàng trong nước và hàng ngàn định chế tài chính trên tồn cầu. Số lượng nhân viên của toàn hệ thống đã lên tới hơn 18.000 người, gấp 90 lần so với buổi đầu thành lập.

Năm 2011, BIDV tiến hành cổ phần hóa.Sự kiện này khơng chỉ có ý nghĩa về mặt sở hữu đối với BIDV mà cịn có ý nghĩa về phát triển và hội nhập. Khả năng cạnh tranh của BIDV được nâng cao trên cơ sở gia tăng các nguồn vốn sở hữu, tăng sức mạnh để BIDV tiếp tục vươn xa ra thị trường thế giới. Từ 1/5/2012, BIDV chính thức chuyển đổi mơ hình hoạt động từ NHTM nhà nước sang NHTM cổ phần với tên gọi Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam với mục tiêu xây dựng BIDV trở thành NH hiện đại, kinh doanh đa dạng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, hoạt động theo thơng lệ quốc tế, có chất lượng và hiệu quả cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa kế toán tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 36)