Các sản phẩm dịch vụ chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa kế toán tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 46)

Sơ đồ 3.1 : Giá trị cốt lõi của BIDV

2.1.2 Các sản phẩm dịch vụ chủ yếu

Huy động vốn: nhận tiền gửi, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ

phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn, vay vốn của các tổ chức tín dụng trong và ngồi nước.

Hoạt động tín dụng: cho vay thương mại thông thường, chiết khấu, tái chiết

khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh ngân hàng, cho thuê tài chính, phát hành thẻ tín dụng và các hình thức khác theo quy định của NHNN.

Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: mở tài khoản, cung ứng các phương tiện

thanh toán trong nước và quốc tế, thực hiện dịch vụ thu hộ, chi hộ, thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng.

Các hoạt động khác: bao gồm các hoạt động góp vốn, mua cổ phần, tham

gia thị trường tiền tệ, kinh doanh ngoại hối, nghiệp vụ ủy thác và đại lý, kinh doanh các nghiệp vụ chứng khốn, bảo hiểm thơng qua cơng ty trực thuộc, cung ứng dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ, cung ứng dịch vụ bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá; cho thuê két, các sản phẩm dịch vụ ngoại hối, các sản phẩm phái sinh.

2.1.3 Các kết quả đạt đƣợc:

Giai đoạn 2010 - 6/2013, nền kinh tế thế giới phải đối mặt với liên tiếp các cuộc khủng hoảng nhiên liệu, tài chính, nợ Châu Âu, động đất sóng thần ở Nhật Bản, suy thối kinh tế tồn cầu, nguy cơ lạm phát tác động đến nền kinh tế…Hàng loạt sự sụp đổ, phá sản của ngân hàng lớn ở Mỹ và Châu Âu đã tác động dây chuyền đến hệ thống tài chính, ngân hàng tồn cầu. Trong bối cảnh đó, hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng cũng đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Tuy nhiên với sự nỗ lực, bản lĩnh vượt lên khó khăn, BIDV đã đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Về quy mô tổng tài sản:

Tổng tài sản của BIDV liên tục tăng trong những năm qua, tổng tài sản của năm 2012 đạt 484.785 tỷ, đạt mức tăng trưởng cao 19,5% so với năm trước, giữ vị trí thứ 3 về quy mơ tổng tài sản trên thị trường.

Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản của BIDV năm 2010 – 6/2013

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV 2010 – 6/2013

Về hoạt động huy động vốn:

Huy động vốn từ tiền gửi khách hàng và phát hành giấy tờ có giá của BIDV năm 2012 có sự tăng trưởng mạnh mẽ, đạt 331.116 tỷ, tăng 35% (86.278 tỷ) so với năm 2011 (129.204 tỷ) cao hơn so với tăng trưởng bình quân của toàn hệ thống. Mức tăng trưởng huy động vốn năm 2012 cao nhất trong vòng 3 năm gần đây. Tiền gửi cá nhân có mức tăng trưởng lớn nhất góp phần chuyển dịch cơ cấu huy động vốn, tăng tính ổn định của nền vốn.

Về hoạt động tín dụng:

Tính đến 30/06/2013 dư nợ tín dụng 364.772 tỷ, năm 2012 là 339.924 tỷ tăng trưởng 15,6% so với năm 2011 (293.937 tỷ), là mức tăng trưởng nằm trong giới hạn quản lý và cho phép của NHNN, tăng trưởng tín dụng được kiểm sốt gắn liền chất lượng tín dụng, đáp ứng vốn cho các lĩnh vực ưu tiên, các cơng trình trọng điểm quốc gia cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp khó khăn theo chỉ đạo của Chính phủ. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tháng 6 năm 2013 là 2,57%, năm 2012 là 2,9%, 2011

366.268 405.755 484.785 521.539 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tháng 6 năm 2013

TỔNG TÀI SẢN

là 2,96%, năm 2010 là 2,72%. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu năm 2012 có tăng so với năm 2010 nhưng vẫn nằm trong khung mục tiêu của Hội đồng quản trị (<3%).

Về hiệu quả và an tồn:

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản năm 2010 – 6/2013

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6/2013

Lợi nhuận trước thuế 4.626 4.220 4.325 2.640

ROA (%) 1,13 0,83 0,74 0,7%

ROE (%) 17,95 13,20 12,9 12,1

CAR (%) 9,32 11,07 10,76 10,61

Nguồn: Báo cáo thường niên của BIDV 2010 – 6/2013

Cùng với tăng trưởng về quy mô, kết quả kinh doanh cũng tăng cao hơn so với những năm trước, năng lực tài chính được cải thiện, đảm bảo các chỉ tiêu an toàn hệ thống, kiểm tốn và định hạng tín dụng quốc tế: Hệ số CAR ln duy trì >9% theo u cầu của NHNN.

Như vậy, mặc dù gặp khó khăn trong mơi trường kinh doanh song BIDV vẫn đảm bảo tăng trưởng về quy mô trên, tăng trưởng thu nhập đồng thời chú trọng đảm bảo an toàn hoạt động theo quy định của NHNN.

2.1.4 Tổng quan hoạt động kế toán tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

Hình thức kế tốn: là việc tổ chức hệ thống sổ kế toán áp dụng trong đơn vị kế toán nhằm thực hiện việc phân loại, xử lý và hệ thống hóa các thơng tin được thu thập từ các chứng từ kế toán để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của từng đối tượng kế toán cũng như phục vụ cho việc lập ra các báo cáo theo yêu cầu.

BIDV sử dụng hình thức kế tốn máy vi tính. Kế tốn trên máy vi tính là cơng việc kế tốn được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế tốn trên máy vi tính.

+ Việc kế tốn trên máy vi tính phải thực hiện theo quy trình được kiểm sốt chặt chẽ do Tổng giám đốc ban hành.

+ Những người có thẩm quyền truy cập và sử dụng phần mềm kế toán phải được xác thực và phân quyền theo quy định để truy cập phần mềm kế toán và thực hiện các chức năng của mình. Những người có thẩm quyền truy cập và sử dụng phần mềm kế toán chỉ được phép thực hiện những công việc được phân quyền và phải chịu trách nhiệm những công việc đã thực hiện.Nghiêm cấm việc truy cập và sử dụng phần mềm kế toán trái phép.

+ Dữ liệu sau khi cập nhật vào hệ thống thơng tin kế tốn chỉ được phép điều chỉnh bởi người có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh. Việc điều chỉnh phải tuân thủ theo đúng quy trình nghiệp vụ của BIDV.

+ Tuân thủ triệt để các quy định của Luật kế toán, hướng dẫn của Bộ tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các quy định khác có liên quan về thực hiện kế tốn trên máy vi tính.

Trình tự ghi sổ kế toán: Hàng ngày, căn cứ dữ liệu do nhân viên ghi sổ kế tốn nhập vào chương trình phần mềm kế tốn hoặc các dữ liệu từ các giao dịch của khách hàng thực hiện trên các thiết bị điện tử (ATM, POS…) có kết nối với chương trình phần mềm kế tốn của BIDV, chương trình phần mềm kế toán sẽ tự động xử lý, cập nhật số liệu vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp. Việc đối chiếu, kiểm tra chứng từ giao dịch, sổ kế toán và các loại báo cáo kế toán được thực hiện theo các quy trình nghiệp vụ của BIDV.

Sổ kế toán dùng để ghi chép và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Sổ kế toán tại BIDV gồm: Sổ/thẻ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp, các bảng liệt kê giao dịch, các sổ kế toán khác. Và các báo cáo kế toán tại BIDV được kiểm tra và in, lưu trữ theo quy định của BIDV đưa ra gồm:

+ Báo cáo tài chính năm và giữa niên độ (gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính)

+ Báo cáo kế toán khác

Về nguyên tắc xây dựng kết cấu hệ thống tài khoản kế toán của BIDV cũng phải tuân thủ theo quy định hiện hành của Nhà nước. Và hệ thống tài khoản kế toán BIDV được kết cấu theo các khoản mục trên bảng cân đối kế toán, gồm 5 loại tài khoản trong bảng và 01 tài khoản ngoại bảng. Cụ thể như sau:

 Các tài khoản trong bảng gồm: - Loại 1: Tài sản Có

- Loại 2: Tài sản Nợ

- Loại 3: Vốn và các quỹ của ngân hàng - Loại 4: Thu nhập

- Loại 5: Chi phí

 Các tài khoản ngoại bảng gồm: Loại 8: Tài khoản ngoại bảng Về việc luân chuyển, kiểm soát, đối chiếu và tập hợp chứng từ kế tốn:

 Tại HSC: bao gồm các Ban/Trung tâm/Phịng nghiệp vụ

Bộ phận hậu kiểm tại HSC: gồm bộ phận hậu kiểm thuộc Ban Kế toán (các nhân viên tại phịng Kế tốn HSC); bộ phận hậu kiểm thuộc Văn phòng (các nhân viên hậu kiểm thuộc phòng Tài Vụ và kho quỹ).

 Tại các chi nhánh: bao gồm các chi nhánh và các Sở giao dịch Bộ phận hậu kiểm tại chi nhánh: thuộc phịng Tài chính kế tốn

Giao dịch viên:Là người tiếp nhận, khởi tạo các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong hoạt động ngân hàng. Cụ thể: kiểm tra, nhập các thông tin, dữ liệu từ các chứng từ kế toán vào hệ thống SIBS và hoàn tất các giao dịch theo nhiệm vụ được phân cơng tại các quy trình nghiệp vụ tương ứng.

Kiểm soát viên: Là người thực hiện nhiệm vụ kiểm soát và duyệt các giao dịch do giao dịch viên thực hiện trong phạm vi được phân công thực hiện. Kiểm sốt viên có thể là Trưởng hoặc Phó phịng nghiệp vụ hoặc các nhân viên có đủ

năng lực được phân công làm nhiệm vụ này.

Bộ phận hậu kiểm là bộ phận thực hiện kiểm tra, sốt xét lại tính hợp lệ, hợp pháp các giao dịch của bộ phận nghiệp vụ và các giao dịch do hệ thống tự động hạch toán trên cơ sở chứng từ kế toán và báo cáo nghiệp vụ.

Mục đích của việc hậu kiểm: kiểm tra các giao dịch được phép thực hiện

hay không, giao dịch đủ căn cứ thực hiện, thực hiện có đúng quy trình nghiệp vụ chưa, giao dịch phản ánh vào sổ sách kế toán đúng nội dung bản chất nghiệp vụ đồng thời nhằm phát hiện sai sót của bộ phận nghiệp vụ, yêu cầu chỉnh sửa, khắc phục kịp thời và ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra.

Cơng việc địi hỏi bộ phận hậu kiểm cần thực hiện:

+ Kiểm soát các giao dịch bất thường, nghi ngờ, rủi ro như:Giao dịch hủy, điều chỉnh của giao dịch viên xem có thực hiện thường xuyên, thời gian giao dịch bất thường đáng nghi ngờ hay không, những giao dịch vượt hạn mức quy định cho phép, giao dịch gửi, rút tiền mặt từ tài khoản của giao dịch viên, kiểm soát viên, giao dịch mà các yếu tố trên chứng từ không đảm bảo, thông tin khách hàng không rõ ràng; giao dịch gửi, rút, chuyển tiền được thực hiện bởi cá nhân/tổ chức liên quan đến giao dịch tiền tệ, tài sản bất hợp pháp mà thông tin đại chúng đã đăng tải; giao dịch giải ngân, nộp, rút tiền mặt, chuyển khoản của khách hàng cá nhân có giá trị lớn…

+ Hậu kiểm chi tiết: Tiếp nhận chứng từ theo đúng quy định, thực hiện kiểm chứng từ của từng giao dịch viên với báo cáo hậu kiểm hỗ trợ và kiểm tra giao dịch tự động phát sinh.

Bảng 2.2: Phƣơng thức lƣu trữ các loại sổ kế toán

Loại sổ, báo cáo kế toán

Phƣơng thức lƣu trữ Ghi chú Lƣu trữ bằng file Lƣu trữ bằng giấy

Sổ tài khoản khách hàng X Việc in sổ tài khoản khách hàng được thực hiện theo thỏa thuận giữa khách hàng và BIDV

Sổ chi tiết tài khoản tiền gửi tiết kiệm, giấy tờ có giá của khách hàng

X Cuối năm tài chính, sao kê số dư của tài khoản này phải được lưu giữ bằng giấy

Sổ chi tiết nội bộ X Bảng liệt kê giao dịch,

bảng tổng hợp giao dịch hạch toán vào tài khoản kế toán tổng hợp

X Lưu trữ theo quy định về luân chuyển, kiểm soát chứng từ

Sổ kế toán tổng hợp X Cân đối tài khoản kế toán

ngày

X Cân đối tài khoản tháng,

quý, năm

X X

2.2 Thực trạng rủi ro trong hoạt động kế toán tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

Nhằm kiểm soát rủi ro tác nghiệp từ phía nhân viên gây ra, tại BIDV có bộ phận hậu kiểm trực thộc phịng Tài chính Kế tốn thực hiện kiểm sốt chứng từ giao dịch phát sinh hàng ngày của giao dịch viên, các nhân viên tác nghiệp và của hệ thống tự động hạch toán nhằm kịp thời phát hiện, khắc phục sai sót. Căn cứ vào chương trình rủi ro tác nghiệp mà các phịng nghiệp vụ khai báo những sai sót mà mình mắc phải từ đó bộ phận rủi ro tổng hợp lỗi sai sót báo cáo về HSC theo định kỳ nhằm kiểm soát chặt chẽ, thống nhất về việc đánh giá lỗi tác nghiệp của toàn hệ thống. Kết quả tổng hợp báo cáo rủi ro tác nghiệp của các chi nhánh cho thấy, lỗi của toàn hệ thống nhìn chung giảm qua các năm từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013. Năm 2010, toàn hệ thống đã xảy ra 85.160 lỗi, 68.224 lỗi năm 2011, 73.329 lỗi năm 2012, tháng 6 năm 2013 là 17.343 lỗi. So với những năm trước thì năm 2013 có một số lỗi giảm hơn. Trong các nghiệp vụ liên quan đến rủi ro trong hoạt động kế toán ngân hàng thì nghiệp vụ thẻ xảy ra nhiều lỗi nhất 94.919 lỗi (38,89%), nghiệp vụ chứng từ đứng thứ 2 về số lượng lỗi 39.212 lỗi (16,07%), tiếp đến là nghiệp vụ chuyển tiền 18.832 lỗi (7,72%), nghiệp vụtiền gửi (7,42%)và nghiệp vụ điện toán, ngân quỹ, tổ chức cán bộ. Cụ thể các lỗi được ghi nhận qua các năm như sau:

Hầu hết các lỗi có mức độ rủi ro cao đã giảm, chỉ xảy ra ở một số chi nhánh, tuy nhiên một số lỗi do nhân viên chi nhánh cố tình vi phạm, dẫn đến sai sót xảy ra mặc dù các sai sót này đã được HSC cảnh báo qua nhiều kỳ báo cáo.

Nhóm sai sót nhiều nhất ở các mặt nghiệp vụ: chứng từ, thẻ, chuyển tiền, tín dụng, tiền gửi đã giảm qua các năm…những vẫn còn xảy số lượng lỗi nhiều và lặp lại nhiều lần và xảy ra ở hầu hết các chi nhánh.

Bảng 2.3: Tổng hợp số lƣợng lỗi sai sót theo nghiệp vụ năm 2010 - 6/2013 Đơn vị tính: số lỗi STT Loại nghiệp vụ 2010 2011 2012 6/2013 Tổng số lỗi Tỷ lệ 1 Tiền gửi 7.857 4.208 3.428 2.622 18.115 7,42% 2 Chuyển tiền 6.427 5.204 4.813 2.388 18.832 7,72% 3 Ngân quỹ 1.840 1.419 939 1.735 5.933 2,43% 4 Chứng từ 17.913 10.955 7.229 3.115 39.212 16,07% 5 Thẻ 25.439 25.850 42.489 1.141 94.919 38,89% 6 Tín dụng 10.961 10.102 8.028 4.313 33.404 13,69% 7 Điện toán 7.879 4.620 2.633 447 15.579 6,38% 8 Thông tin khách hàng 2.666 2.271 1.144 645 6.726 2,76%

9 Tài trợ thương mại 288 71 22 53 434 0,18%

10 Tổ chức cán bộ 3.783 3.172 2.429 749 10.133 4,15%

11 Kinh doanh ngoại tệ 54 166 92 69 381 0,16%

12 Tài chính 44 86 67 65 262 0,11%

13 Kiểm tra nội bộ 5 72 9 0 86 0,04%

14 Quản lý rủi ro 4 28 7 1 40 0,02%

Tổng cộng 85.160 68.224 73.329 17.343 244.056 100%

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ lỗi tác nghiệp theo từng nghiệp vụ năm 2010-6/2013

Nguồn: Báo cáo đánh giá rủi ro tác nghiệp tại BIDV năm 2010-6/2013

Hoạt động kế toán thể hiện qua các nghiệp vụ cụ thể như: kế toán tiền gửi của cá nhân, tổ chức (tính và chi trả lãi tiền gửi cho cá nhân, tổ chức); kế toán tiền vay; kế toán nghiệp vụ mua bán ngoại tệ; kế tốn chuyển tiền trong và ngồi nước, một số dịch vụ khác liên quan đến hoạt động kế tốn…Vì vậy rủi ro trong hoạt động kế tốn đều có thể xảy ra ở bất kỳ khâu nào và thể hiện cụ thể như sau:

2.2.1 Rủi ro khi tiếp nhận chứng từ và kiểm tra chứng từ kế tốn

Cùng với sự tiến bộ của cơng nghệ thì các thao tác hạch toán đều được thực hiện dưới sự hỗ trợ của máy tính với phần mềm được thiết kế tiện lợi nhưng việc đầu tiên trước khi thực hiện một nghiệp vụ kinh tế phát sinh là khâu tiếp nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa kế toán tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 46)