Khái niệm về logistics

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ logistics tại các doanh nghiệp giao nhận vận tải việt nam trên địa bàn TP HCM đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 31 - 33)

1.5 Tổng quan về logistics và dịch vụ logistics

1.5.1 Khái niệm về logistics

Hiện nay trên thế giới cĩ rất nhiều định nghĩa khác nhau về logistics mà vẫn chưa cĩ khái niệm thống nhất. Dựa trên từng gĩc độ và mục đích nghiên cứu khác nhau cĩ những định nghĩa khác nhau:

► Theo Hội đồng Quản trị Logistics –CLM (1991) cho rằng logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm sốt một cách hiệu quả về mặt chi phí dịng lưu chuyển và phần dự trữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, cùng những thơng tin liên quan từ điểm khởi đầu của quá trình sản xuất đến điểm tiêu thụ cuối cùng nhằm mục đích thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng.

► Theo quan điểm “5 đúng” (“5 Right”) thì: “Logistics là quá trình cung cấp đúng sản phẩm đến đúng vị trí, vào đúng thời điểm với điều kiện và chi phí phù hợp cho khách hàng tiêu dùng sản phẩm” (Douglas M.Lambert và cộng sự, 1998, trang11).

► Theo Liên Hiệp Quốc – khĩa đào tạo quốc tế về vận tải đa phương thức và quản lý Logistics, Đại học Ngoại Thương, tháng 10/2002 xem “logistics là hoạt động quản lý quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu

kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng”.

► Giáo sư Martin Christopher lại xem logistics là quá trình quản trị chiến lược cơng tác thu mua, di chuyển và dự trữ nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm (và dịng thơng tin tương ứng) trong một cơng ty và qua các kênh phân phối của cơng ty để tối đa hĩa lợi nhuận hiện tại và tương lai thơng qua việc hồn tất các đơn hàng với chi phí thấp nhất (Đồn Thị Hồng

Vân và cộng sự, 2010).

► TheoĐồn Thị Hồng Vân và cộng sự, 2010 thì “Logistics là quá trình tối ưu hĩa về vị trí và thời điểm, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của chuỗi cung ứng qua các khâu sản xuất phân phối cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng thơng qua hàng loạt các hoạt động kinh tế”. Theo khái niệm này, logistics bao trùm cả hai cấp độ hoạch định và tổ chức:

● Cấp độ thứ 1 là tối ưu hĩa vị trí: lấy nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, dịch vụ,… ở đâu? khi nào? Và vận chuyển ở đâu? ● Cấp độ thứ 2: là tối ưu hĩa vận chuyển và lưu trữ là làm thế nào để đưa được nguồn tài nguyên/ các yếu tố đầu vào từ điểm đầu đến điểm cuối dây chuyền cung ứng.

Chắc chắn cùng với sự phát triển, logistics sẽ xuất hiện nhiều khái niệm mới. Trong bài viết này, tác giả sử dụng khái niệm: “Logistics là quá trình tối ưu hĩa về vị trí và thời điểm, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của chuỗi cung ứng qua các khâu sản xuất phân phối cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng thơng qua hàng loạt các hoạt động kinh tế”. Định nghĩa này nĩi lên cốt lõi của logistics là tính tối ưu hĩa và tính hiệu quả của nĩ để đảm bảo hàng hĩa đến tay người tiêu dùng đúng lúc với chi phí thấp nhất.

Từ các định nghĩa trên, chúng ta thấy dịch vụ logistics là sự phát triển ở giai đoạn cao của dịch vụ giao nhận vận tải. Đĩ là sự tối ưu hĩa dịch vụ giao nhận vận tải nhằm đảm bảo giao hàng đúng lúc với chi phí thấp nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ logistics tại các doanh nghiệp giao nhận vận tải việt nam trên địa bàn TP HCM đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 31 - 33)