Phân biệt giữa tổ chức học tập và học tập tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối liên hệ giữa thực hành tổ chức học tập và cam kết tổ chức (Trang 25 - 27)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1 Thực hành tổ chức học tập

2.1.2 Phân biệt giữa tổ chức học tập và học tập tổ chức

Trong nhiều trường hợp, thuật ngữ tổ chức học tập và học tập tổ chức được sử dụng thay thế nhau. Tuy nhiên, theo Jensen (2005), hai khái niệm này cần được phân biệt rõ ràng.

Senge (1990) đã định nghĩa một tổ chức học tập như là "một nơi mà mọi người liên tục nâng cao khả năng tạo ra kết quả, nơi mà các mơ hình tư duy được mở rộng và ni dưỡng, nơi mà tập thể có thể tự do giải phóng mọi suy nghĩ và nơi mà mọi người học tập không ngừng" (Song và cộng sự, 2009, trang 46).

Argyris (1977) định nghĩa học tập tổ chức là quá trình "phát hiện và sửa lỗi". Theo quan điểm của ông, các tổ chức học hỏi thông qua các cá nhân, nghĩa là: "Các hoạt động học tập của các cá nhân được tạo điều kiện hoặc không được tạo điều kiện bởi hệ thống học tập tổ chức" (T-Seng, 2010).

Theo Easterby-Smith & Araujo (1999); Tsang (1997), khái niệm về học tập tổ chức tập trung vào việc thu thập, tách rời và phân tích các q trình liên quan đến học tập cá nhân và tập thể bên trong các tổ chức; trong khi khái niệm về tổ

chức học tập hướng tới việc sử dụng phương pháp luận chẩn đoán và đánh giá cụ thể có thể giúp xác định, thúc đẩy và đánh giá hiệu quả quá trình học tập của tổ chức.

Theo Huysman (2000), học tập tổ chức phân tích q trình học tập mà khơng chú ý nhiều đến kết quả; tổ chức học tập chủ yếu tập trung gắn kết với sự cải tiến. Do đó, học tập tổ chức tương tác với ngữ cảnh làm biến đổi kiến thức bên ngoài thành tri thức nội bộ, học tập tổ chức là quá trình học tập biến tri thức cá nhân thành tri thức tập thể (Huysman, 2000).

Ortenblad (2001) đã đưa ra ba tiêu chuẩn phân biệt giữa học tập tổ chức và tổ chức học tập dựa trên các khái niệm. Thứ nhất, học tập tổ chức được xem như là một quá trình hoặc một loạt các hoạt động, trong khi tổ chức học tập được xem như một hình thức tổ chức (Tsang, 1997). Thứ hai, một số tác giả cho rằng học tập diễn ra tự nhiên trong các tổ chức, trong khi nó địi hỏi nỗ lực để phát triển một tổ chức học tập (Dodgson, 1993). Thứ ba, khái niệm về học tập tổ chức xuất hiện từ các yêu cầu học tập, trong khi khái niệm về tổ chức học tập phát triển chủ yếu từ thực hành (Easterby-Smith,1997).

Ta có thể thấy rằng cơng việc xây dựng một tổ chức học tập là q trình khó khăn và phức tạp. Khơng có một định hướng cụ thể nào có thể dẫn dắt một tổ chức đi theo đường lối riêng biệt để định hướng tổ chức đó trở thành một tổ chức học tập. Tuy nhiên, đây là công việc quan trọng mà bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào cũng cần phải hướng đến, vì rằng mỗi cá nhân là tế bào của tổ chức, mỗi tổ chức là tế bào của kinh tế-xã hội, tất cả đều vì sự phát triển bền vững, hướng đến lâu dài. Vì vậy, những tổ chức học tập sẽ dễ dàng thích nghi hơn với mơi trường hiện đại và dễ dàng đạt được sự thành cơng hơn khi có sự biến động của môi trường. Một tổ chức học tập là tổ chức không ngừng nâng cao việc học tập và tạo ra được sự thay đổi cho tổ chức và những sự thay đổi này có thể đến từ kiến thức hay kinh nghiệm mới. Kofman và Senge đã khẳng định: “Khi chúng ta nói về một tổ chức học tập, chúng ta khơng chỉ đang miêu tả một hiện tượng bên ngồi hay một thực thể độc lập...mà chúng ta đang tạo ra một tâm thế về tầm nhìn, về việc tạo ra một loại hình tổ chức mà chúng ta thật sự mong muốn tổ chức đó ngày càng phát triển hơn trong một môi

trường biến đổi không ngừng” (Kofman và Senge, 1993).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối liên hệ giữa thực hành tổ chức học tập và cam kết tổ chức (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)