CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Thực hành tổ chức học tập
2.1.3 Các khía cạnh thực hành tổ chức học tập
Watkins và Marsick (1993, 1996, 1997) đã xây dựng các khái niệm cơ bản về các yếu tố đo lường của tổ chức học tập. Cách tiếp cận của họ hướng đến các thành phần của cấu trúc tổ chức học tập một cách toàn diện. Để xác định cấu trúc của tổ chức học tập, Watkins và Marsick đưa ra khái niệm tổng hợp về tổ chức học tập dựa trên ba phương pháp: (1) Những mơ hình tư duy, sự sáng tạo tổ chức (Senge, 1990); (2) quan điểm học tập, các khía cạnh tồn diện của học tập (Pedler, Burgoyne, & Boydell, 1991); và (3) quan điểm chiến lược, thực tiễn quản lý (Garvin, 1993; Goh, 1998). Từ một quan điểm lý thuyết rộng hơn, Watkins và Marsick (1993, 1996, 1997) đã đề xuất DLOQ – Bảng câu hỏi các khía cạnh của tổ chức học tập, một khái niệm xây dựng các biện pháp học tập được đo lường bởi bảy khía cạnh liên quan đến học tập định hướng về con người và cấu trúc tổ chức. Hai yếu tố này là những thành phần tương tác của sự thay đổi và phát triển tổ chức (Yang, Watkins và Marsick 2004).
Marsick và Watkins (2003) lập luận rằng mơi trường và các khía cạnh văn hố được xây dựng bởi các thành phần phức tạp, trong đó có yếu tố lãnh đạo, quá trình học tập, và các yếu tố hệ thống hỗ trợ khác. Để hiểu cụ thể hơn, DLOQ nêu ra bảy khía cạnh về bản chất và văn hố của một tổ chức học tập, khuyến khích q trình học tập tích cực ở hai cấp độ: cơ cấu tổ chức và sự hợp tác học tập của các cá nhân. Hệ thống tổ chức học tập được xem là hiệu quả khi tổ chức có khả năng tích hợp các yếu tố con người và cấu trúc tổ chức với nhau nhằm tạo ra môi trường học tập liên tục, đồng thời khuyến khích những thay đổi về tổ chức (Yang và cộng sự, 2004). Watkins và Marsick (1997) đề xuất một mơ hình bảy khía cạnh được mơ tả dưới đây:
2.1.3.1 Thiết lập hệ thống: Tạo ra các hệ thống cần thiết để chia sẻ học tập, duy
trì, và tích hợp với cơng việc; nhân viên có quyền thâm nhập sâu vào hệ thống của tổ chức.
2.1.3.2 Yêu cầu và đối thoại: Văn hoá tổ chức hỗ trợ cho việc đặt câu hỏi, phản
điểm của họ, rèn luyện khả năng lắng nghe và nắm bắt được quan điểm của người khác.
2.1.3.3 Kết nối môi trường: Tổ chức được liên kết với cộng đồng; mọi người
hiểu được môi trường tổng thể và sử dụng thông tin phục vụ cho quá trình làm việc cũng như điều chỉnh các hoạt động làm việc cần thiết.
2.1.3.4 Học tập liên tục: Tạo ra các cơ hội cho việc giáo dục và tăng trưởng liên
tục; học tập để mọi người có thể học hỏi với nhau trong cơng việc.
2.1.3.5 Học tập đồng đội: Sử dụng hình thức học tập nhóm/đội để tiếp cận các
phương thức tư duy khác nhau; sự cộng tác được đánh giá bởi văn hoá và sự khen thưởng; các đội sẽ học bằng cách làm việc cùng nhau.
2.1.3.6 Sự trao quyền: Biểu thị quá trình của một tổ chức để tạo ra và chia sẻ
tầm nhìn tập thể và nhận được phản hồi từ các thành viên về khoảng cách giữa tình trạng hiện tại và tầm nhìn mới. (Yang, Watkins và Marsick 2004). Các cá nhân trong tổ chức cùng xây dựng một tầm nhìn chung; chia sẻ trách nhiệm để tạo động lực học tập và thực hiện công việc trong khuôn khổ trách nhiệm của họ. Người lãnh đạo chia sẻ quyền lực cho nhân viên để có được kết quả cơng việc tốt hơn và sự hài lịng trong cơng việc cao hơn. Những nhà quản lý tạo môi trường làm việc cởi mở mà ở đó mọi người thể hiện được sự tự chủ của họ cũng sẽ làm tăng tính sáng tạo, hiệu suất làm việc và sự hài lòng (Stone, Deci và Ryan, 2009).
2.1.3.7 Cung cấp lãnh đạo chiến lược cho học tập: Lãnh đạo sử dụng chiến
lược học tập cho các kết quả kinh doanh; nhà lãnh đạo gương mẫu và hỗ trợ học tập. Lãnh đạo chiến lược cho thấy mức độ mà các nhà lãnh đạo "suy nghĩ chiến lược về cách sử dụng học tập để tạo ra sự thay đổi và để di chuyển tổ chức theo hướng mới hoặc thị trường mới"(Yang, Watkins và Marsick 2004, trang 34). Chiến lược lãnh đạo phù hợp là điều quan trọng giúp các thành viên trong tổ chức hướng đến một tầm nhìn tập thể và tồn bộ tổ chức có thể làm việc trong một tổ chức học tập. (Marsick và Watkins, 2003, trang 139).