CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Thực hành tổ chức học tập
2.1.4 Đo lường thực hành tổ chức học tập: DLOQ
Tại sao lại sử dụng DLOQ cho nghiên cứu này? Phần lớn các tài liệu đã cho thấy tại sao một tổ chức có thể phấn đấu để trở thành một tổ chức học tập dựa
trên lý thuyết, nghiên cứu và thực hành (Marsick & Watkins, 2003, Senge, 1990, Watkins & Marsick, 1993). Với những nghiên cứu trước đây, cả học giả đã sử dụng DLOQ để cố gắng cung cấp các ví dụ cụ thể hơn từ thực tiễn nhằm kiểm tra việc học tập tổ chức có tác động như thế nào đến kết quả của tổ chức. (Watkins & O’Neil, 2013).
Theo Watkins và Marsick (1996, 1997), bảng câu hỏi bảy khía cạnh về tổ chức học tập (DLOQ) đã được sử dụng trong nghiên cứu thực hành tổ chức học tập ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ: (1) Tạo ra các cơ hội học tập liên tục, (2) thúc đẩy yêu cầu và đối thoại, (3) khuyến khích hợp tác và học tập đồng đội, (4) thiết lập hệ thống để nắm bắt và chia sẻ tri thức, (5) kết nối tổ chức với môi trường, (6) sự trao quyền cho nhân viên hướng đến tầm nhìn chung và (7) cung cấp lãnh đạo chiến lược cho việc học.
Theo Watkins và O’Neil (2013), DLOQ đã được sử dụng ở nhiều lĩnh vực nghiên cứu, với nhiều ngôn ngữ và bối cảnh tổ chức khác nhau.
Hạn chế của DLOQ là gì? Việc sử dụng cơng cụ nào cũng có sự hạn chế nhất định. Nó là một chỉ số cho thấy rằng nếu những đặc tính này hiện hữu, những đặc tính cần thiết khác cũng có thể hiện diện để tạo ra một nền văn hố học tập, và do đó tổ chức có thể được hiểu là có văn hóa học tập cao hay thấp. (Watkins & O’Neil, 2013, trang 141).
Quá trình tổng hợp các khái niệm tổ chức học tập cho thấy có rất nhiều định nghĩa liên quan vì có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về cấu trúc tổ chức. (Yang, Watkins và Marsick 2004). Garvin (1993) cho rằng mặc dù đã có nhiều học giả đã nghiên cứu khái niệm này trong nhiều năm, nhưng vẫn còn một số khái niệm khó có thể nắm bắt. Từ các khái niệm tổng quan, ta có thể thấy được các tổ chức học tập thường được mô tả theo định hướng thị trường, có nền văn hố kinh doanh và cơ cấu hữu cơ linh hoạt và có sự lãnh đạo thuận lợi (Watkins & Marsick, 1996). Tổ chức học tập được mô tả bởi Watkins và Marsick (1996) khi việc học tập được diễn ra khơng ngừng và có sự phản hồi liên tục, kết hợp song song với chiến lược thực hiện xuyên suốt quá trình học tập của tổ chức, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học đối với sự đổi mới và tăng trưởng bền
vững của tổ chức.
Hình 2.1: Các khía cạnh thực hành tổ chức học tập theo Watkins và Marsick (1993, 1996, 2003).