Mô tả thang đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối liên hệ giữa thực hành tổ chức học tập và cam kết tổ chức (Trang 47 - 50)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4 Công cụ thu thập dữ liệu

3.4.2 Mô tả thang đo

Đầu tiên, cần phải xác định xem thang đo đó có đầy đủ tính hợp lệ và độ tin cậy hay không (Yang, Watkins, & Marsick, 2004). Theo Yang (2003) và Yang, Watkins và Marsick (2004), nghiên cứu này sử dụng phân tích nhân tố khám phá EFA để khám phá cấu trúc các tổ hợp biến ở mỗi khía cạnh thực hành tổ chức học tập và cam kết tổ chức. Tính hợp lệ và độ tin cậy của DLOQ đã được xác định bởi các nghiên cứu thực nghiệm (Ellinger và cộng sự, 2002, Marsick & Watkins, 2003, Wang, 2005, Watkins & Marsick, 2003; Yang, 2003; Yang, Watkins, & Marsick, 2004). Ellinger và cộng sự (2002) đánh giá việc xác định tính hợp lệ của DLOQ từ việc phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và họ đã khẳng định rằng văn hoá tổ chức học tập là một khía cạnh đa diện, được lập thành bởi bảy khía cạnh tạo nên một liên kết chặt chẽ giữa văn hoá tổ chức học tập và hoạt động của tổ chức. Nghiên cứu của Yang, Watkins, và Marsick (2004) đã cho thấy rằng độ tin cậy của hệ số Cronbach’s alpha đối với bảy khía cạnh của DLOQ có thể chấp nhận được (tất cả trên 0,80). Thang đo gốc của tổ chức học tập bao gồm 43 câu hỏi, hệ số alpha của bảy khía cạnh dao động từ 0,80 đến 0,87; và độ tin cậy ước tính theo CFA dao động từ 0,89 đến 0,94. Theo thang đo tổ chức học tập 21 câu hỏi, hệ số alpha của bảy khía cạnh dao động từ 0,68 đến 0,83; và độ tin cậy ước lượng theo CFA dao động từ 0,83 đến 0,93. Các kết quả cho thấy rằng thang đo DLOQ có độ tin cậy hợp lý (Yang, Watkins, & Marsick, 2004).

Mowday và cộng sự (1979) cho rằng có nhiều bằng chứng về độ tin cậy và tính hợp lệ của OCQ đã được rút ra từ các khía cạnh tâm lý ở thang đo này. Nhìn chung, độ tin cậy của thang đo với hệ số Cronbach’s alpha là cao, dao động từ 0,82 đến 0,93; với trung bình là 0,90. Phân tích biến quan sát cho thấy mỗi biến quan sát có hệ số tương biến-tổng dương, với khoảng tương quan trung bình từ 0,36 đến 0,72; và tương quan trung bình 0,64 (Mowday và cộng sự, 1979). Để kiểm tra tính ổn định của OCQ theo thời gian, Mowday và cộng sự (1979) đã kiểm định nhiều lần với độ tin cậy từ 0,53 đến 0,75 để so sánh với các biện pháp đo lường thái độ khác. Hơn nữa, các phát hiện của Mowday và cộng sự (1979)

chỉ ra rằng giá trị hội tụ của sáu biến quan sát dao động từ 0,63 đến 0,74; với trung bình 0,70 và họ cũng đã cung cấp bằng chứng phù hợp về tính hợp lệ của OCQ. (Tseng, 2010).

3.4.2.1 Thang đo thực hành tổ chức học tập

Marsick và Watkins (2003) đã phát triển thang đo bảy khía cạnh để chứng minh giá trị thực tiễn học tập của một tổ chức. Bảng câu hỏi sử dụng thang đo Likert-6, bao gồm 43 câu hỏi khảo sát ở cấp độ cá nhân, nhóm và cấp độ tổ chức với bảy khía cạnh: (1) “Tạo cơ hội học tập liên tục”, 7 biến quan sát; (2) “Thúc đẩy yêu cầu và đối thoại”, 6 biến quan sát; (3) “Khuyến khích hợp tác và học đồng đội”, 6 biến quan sát; (4) “Thiết lập hệ thống để nắm bắt và chia sẻ học tập”, 6 biến quan sát; (5) “Trao quyền cho mọi người để hướng đến một tầm nhìn tập thể”, 6 biến quan sát; (6) “Kết nối doanh nghiệp với môi trường”, 6 biến quan sát; và (7) “Cung cấp lãnh đạo chiến lược cho việc học”, 6 biến quan sát. Đã có các nghiên cứu kiểm tra tính hợp lệ của DLOQ trong bối cảnh của Hoa Kỳ, Colombia, Trung Quốc và Đài Loan (Ellinger, Ellinger, Yang & Howton, 2002; Hernandez, 2000; Lien, Hung, Yang, & Li, 2006; Yang và cộng sự, 2004) để xác minh tính khả thi của nó trong các nền văn hóa khác nhau (Song, Joo, Chermack, 2009, trang 44). Các nghiên cứu này cho thấy DLOQ có độ tin cậy chấp nhận được và chứng minh tính hợp lý giữa cấu trúc bảy khía cạnh với dữ liệu thực nghiệm (Lien, Hung, Yang, & Li, 2006). Yang và cộng sự (2004) đã thực hiện một loạt các phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích nhân tố khẳng định (CFA), đã kết luận rằng thang đo 21 câu hỏi là một cơng cụ đo lường mang tính hiệu quả cao hơn so với thang đo gốc 43 câu hỏi. (Tseng & Mc Lean, 2007). Họ đề xuất sử dụng hai thang đo, một là sử dụng 43 câu hỏi như là một công cụ chẩn đoán thực tế, và thang đo Likert-6 ngắn hơn với 21 câu hỏi đo lường cho các mục đích nghiên cứu, vì nó có đặc tính tâm lý cao hơn (Lien và cộng sự, 2006, Yang và cộng sự, 2004). T-seng (2010) cũng đã sử dụng thang đo DLOQ-21 câu hỏi, Likert-6 ban đầu đã chuyển thành Likert-5, từ "Rất không đồng ý" (1) đến "Rất đồng ý" (5).

2003; Yang, Watkins, & Marsick, 2004, Tseng, 2010) được trình bày ở phần I của bảng câu hỏi (xem Phụ lục 01). Trong bảng câu hỏi, các câu hỏi từ 1-3 đo lường biến “thiết lập hệ thống”; các câu hỏi từ 4-6: “yêu cầu và đối thoại”; các câu hỏi từ 7-9: “ kết nối môi trường”; các câu hỏi từ 10-12: “học tập liên tục”; các câu hỏi từ 13-15: “hợp tác và học tập đồng đội”; các câu hỏi từ 16-18: “sự trao quyền”; các câu hỏi từ 19-21: “ lãnh đạo chiến lược cho việc học tập”, với thang đo Likert-5, từ "Rất không đồng ý" (1) đến "Rất đồng ý" (5).

3.4.2.2 Thang đo cam kết tổ chức

Bảng câu hỏi cam kết tổ chức (OCQ) của Mowday và cộng sự (1979) đã được sử dụng trong nhiều nghiên cứu (Bateman & Strasser, 1984). Các nghiên cứu cho thấy độ tin cậy cũng như sự nhất quán nội tại của thang đo trong từng mối tương quan; ngồi ra, cịn có các minh chứng chứng minh mức độ chấp nhận được, tính hợp nhất của OCQ (Mowday và cộng sự, 1979). Điều này cho thấy rằng cho đến nay, đã có rất nhiều nghiên cứu sử dụng OCQ trong nhiều tổ chức khác nhau (Cooke, 1997; Yousef, 2003, Fiorito và cộng sự, 2007).

Theo Mowday và cộng sự (1979), OCQ sử dụng thang đo Likert-7, bao gồm 15 biến quan sát với ba khía cạnh chính: (1) “sự sẵn sàng thực hiện nỗ lực trong tổ chức”, 4 biến quan sát; (2) “niềm tin và chấp nhận mục tiêu và giá trị của tổ chức”, 4 biến quan sát; và (3) “mong muốn duy trì tư cách thành viên của tổ chức”, 7 biến quan sát; với các mức độ phản hồi từ "Rất không đồng ý" (1) đến "Rất đồng ý" (7).

Trong một số nghiên cứu, chỉ sử dụng một mẫu ngắn với thang đo bao gồm 9 biến quan sát (Mowday và cộng sự, 1979). Theo Mowday và cộng sự (1979), bảng câu hỏi của nghiên cứu này là thang đo 9 biến quan sát, cụ thể: (1) “Mong muốn duy trì tư cách thành viên của tổ chức”, 3 biến quan sát; (2) “Chấp nhận mục tiêu và giá trị của tổ chức”, 3 biến quan sát; (3) “Sự sẵn lòng thể hiện nỗ lực trong tổ chức”, 3 biến quan sát. Thang đo Likert-7 ban đầu bao gồm 9 biến quan sát đã được chuyển thành thang đo Likert-5, từ "Rất không đồng ý" (1) đến "Rất đồng ý" (5). T-seng (2010) cũng đã sử dụng thang đo OCQ-Likert-5 bao gồm 9 câu hỏi, từ "Rất không đồng ý" (1) đến "Rất đồng ý" (5).

Nghiên cứu này sử dụng thang đo OCQ Likert-5 bao gồm 9 biến quan sát (Mowday và cộng sự, 1979, T-seng, 2010). Trong bảng câu hỏi (xem Phụ lục 01), các câu hỏi từ 22-24 đo lường “Mong muốn duy trì tư cách thành viên của tổ chức”; các câu hỏi được đánh số 25-27 đo lường “Chấp nhận mục tiêu và giá trị của tổ chức”; và các câu hỏi từ 28-30 đo lường “Sự sẵn lòng thể hiện nỗ lực trong tổ chức”.

3.4.2.3 Đặc điểm nhân khẩu học: là những biến số có thể ảnh hưởng đến thực

hành tổ chức học tập và cam kết tổ chức. Như vậy, năm yếu tố nhân khẩu học bao gồm giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, vị trí chức danh/cơng việc và thâm niên công tác, với các câu hỏi từ 31-35 được dùng để mô tả đặc điểm khác nhau của thực hành tổ chức học tập, cam kết tổ chức tại Ngân hàng.

Trong nghiên cứu này, bảng câu hỏi sử dụng thang đo Likert-5. Dillman (2007) đã chỉ ra rằng khi các nhà nghiên cứu sử dụng e-mail và khảo sát trên Web nhiều hơn thì việc giảm số lượng mức độ phản hồi sẽ là cần thiết. Do đó, tác động của việc tinh giản thang đo ban đầu thành một thang đo đơn giản hơn (năm điểm) trong nghiên cứu là hợp lý (Schaefer & Dillman, 1998) vì điều này cho thấy rằng những người tham gia trả lời sẽ quan tâm hơn đối với những câu hỏi trực tuyến được thiết kế đơn giản. Hơn nữa, mỗi phần khảo sát có thang đo khác nhau có thể gây nhầm lẫn cho người trả lời và có thể tạo ra một số khó khăn trong phân tích thống kê.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối liên hệ giữa thực hành tổ chức học tập và cam kết tổ chức (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)