CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.4 Mơ hình nghiên cứu
Mơ hình nghiên cứu này được xây dựng dựa trên khái niệm tổ chức học tập của Watkins và Marsick (Watkins & Marsick, 1993, 1996, 1997; Marsick & Watkins, 1999, 2003). Nghiên cứu này kiểm tra sự tác động các khía cạnh thực hành tổ chức học tập đối với cam kết tổ chức. Bảng câu hỏi DLOQ cho phép các thành viên của các tổ chức kiểm tra mức độ học tập mà tổ chức của họ thực hành dựa trên bảy khía cạnh thực hành tổ chức học tập (Watkins & Marsick, 1993, 1996, 1997; Marsick & Watkins, 1999, 2003).
Bảy khía cạnh thực hành tổ chức học tập theo khái niệm Watkins và Marsick (1993, 1996, 1999, 2003) là:
(1) Thiết lập các hệ thống để nắm bắt và chia sẻ học tập; (2) Thúc đẩy yêu cầu và đối thoại;
(3) Kết nối tổ chức với môi trường; (4) Tạo ra cơ hội học tập liên tục; (5) Hợp tác và học tập đồng đội;
(6) Trao quyền cho nhân viên hướng đến một tầm nhìn tập thể; (7) Cung cấp lãnh đạo chiến lược cho việc học tập.
Ba khía cạnh cam kết tổ chức theo Steers (1977), đó là: (1) Mong muốn duy trì tư cách thành viên của tổ chức; (2) Chấp nhận mục tiêu và giá trị của tổ chức;
Hình 2.3. Mơ hình nghiên cứu đề xuất
Để kiểm định mối liên hệ giữa thực hành tổ chức học tập và cam kết tổ chức, ta tiến hành kiểm tra sự tác động giữa các khía cạnh của thực hành tổ chức học tập và các khía cạnh của cam kết tổ chức, với 21 giả thuyết được chia làm 3 nhóm sau đây:
Nhóm giả thuyết thứ nhất: Tác động của 7 biến độc lập-7 khía cạnh của thực hành tổ chức học tập đối với biến phụ thuộc-Mong muốn duy trì tư cách thành viên của tổ chức, bao gồm 7 giả thuyết (từ giả thuyết thứ 1 đến giả thuyết thứ 7):
(1) Giả thuyết H1-1: Thiết lập hệ thống tác động đến mong muốn duy trì tư cách thành viên của tổ chức.
(2) Giả thuyết H2-1: Yêu cầu và đối thoại tác động đến mong muốn duy trì tư cách thành viên của tổ chức.
Thiết lập hệ thống
(Create System)
Yêu cầu và Đối thoại
(Inquiry and Dialogue)
Kết nối môi trường
(Connect the Environment) Học tập liên tục (Continuous Learning) Hợp tác và Học tập đồng đội
(Collaboration and Team learning)
Sự trao quyền
(Empower People)
Lãnh đạo chiến lược
(Strategic Leadership)
Mong muốn duy trì tư cách thành viên của tổ chức
(Desire to Maintain Membership)
Chấp nhận mục tiêu và giá trị của tổ chức
(Degree of Goal and Value)
Sự sẵn lòng thể hiện nỗ lực/cố gắng trong tổ chức (Willingness to Exert Effort)
cách thành viên của tổ chức.
(4) Giả thuyết H4-1: Học tập liên tục tác động đến mong muốn duy trì tư cách thành viên của tổ chức.
(5) Giả thuyết H5-1: Hợp tác và học tập đồng đội tác động đến mong muốn duy trì tư cách thành viên của tổ chức.
(6) Giả thuyết H6-1: Sự trao quyền tác động đến mong muốn duy trì tư cách thành viên của tổ chức.
(7) Giả thuyết H7-1: Lãnh đạo chiến lược tác động đến mong muốn duy trì tư cách thành viên của tổ chức.
Nhóm giả thuyết thứ hai: Tác động của 7 biến độc lập-7 khía cạnh của thực hành tổ chức học tập đối với biến phụ thuộc-Chấp nhận mục tiêu và giá trị của tổ chức, bao gồm 7 giả thuyết (từ giả thuyết thứ 8 đến giả thuyết thứ 14):
(8) Giả thuyết H1-2: Thiết lập hệ thống tác động đến chấp nhận mục tiêu và giá trị của tổ chức.
(9) Giả thuyết H2-2: Yêu cầu và đối thoại tác động đến chấp nhận mục tiêu và giá trị của tổ chức.
(10) Giả thuyết H3-2: Kết nối môi trường tác động đến chấp nhận mục tiêu và giá trị của tổ chức.
(11) Giả thuyết H4-2: Học tập liên tục tác động đến chấp nhận mục tiêu và giá trị của tổ chức.
(12) Giả thuyết H5-2: Hợp tác và học tập đồng đội tác động đến chấp nhận mục tiêu và giá trị của tổ chức.
(13) Giả thuyết H6-2: Sự trao quyền tác động đến chấp nhận mục tiêu và giá trị của tổ chức.
(14) Giả thuyết H7-2: Lãnh đạo chiến lược tác động đến chấp nhận mục tiêu và giá trị của tổ chức.
Nhóm giả thuyết thứ ba: Tác động của 7 biến độc lập-7 khía cạnh của thực hành tổ chức học tập đối với biến phụ thuộc-Sự sẵn lòng thể hiện nỗ lực trong tổ chức, bao gồm 7 giả thuyết (từ giả thuyết thứ 15 đến giả thuyết thứ 21):
nỗ lực trong tổ chức.
(16) Giả thuyết H2-3: Yêu cầu và đối thoại tác động đến sự sẵn lòng thể hiện nỗ lực trong tổ chức.
(17) Giả thuyết H3-3: Kết nối môi trường tác động đến sự sẵn lòng thể hiện nỗ lực trong tổ chức.
(18) Giả thuyết H4-3: Học tập liên tục tác động đến sự sẵn lòng thể hiện nỗ lực trong tổ chức.
(19) Giả thuyết H5-3: Hợp tác và học tập đồng đội tác động đến sự sẵn lòng thể hiện nỗ lực trong tổ chức.
(20) Giả thuyết H6-3: Sự trao quyền tác động đến sự sẵn lòng thể hiện nỗ lực trong tổ chức.
(21) Giả thuyết H7-3: Lãnh đạo chiến lược tác động đến sự sẵn lòng thể hiện nỗ lực trong tổ chức.
TĨM TẮT CHƯƠNG 2
Chương này trình bày tổng quan khái niệm về thực hành tổ chức học tập, cam kết tổ chức và mối quan hệ của hai yếu tố này. Mỗi phần mô tả các khái niệm, biện pháp đo lường và bối cảnh, nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm. Để hiểu rõ hơn về lý thuyết thực hành tổ chức học tập, tác giả đã sơ lược các khái niệm về tổ chức học tập cũng như phân biệt khái niệm tổ chức học tập và học tập tổ chức. Tác giả tiếp cận vấn đề từ những khái niệm về tổ chức học tập, sau đó kết nối vấn đề vào các khía cạnh của thực hành tổ chức học tập theo Watkins và Marsick (1999, 2003); Watkins và Marsick (1993, 1996, 1997), và xem xét sự tác động giữa các khía cạnh của thực hành tổ chức học tập đối với cam kết của tổ chức. Việc đo lường bảy khía cạnh thực hành tổ chức học tập thông qua bảng câu hỏi DLOQ là q trình định hướng một tổ chức có thể trở thành tổ chức học tập (Finger & Brand, 1999). Do đó, DLOQ thích hợp áp dụng để khám phá những tác động của thực hành tổ chức học tập với cam kết tổ chức. Cam kết tổ chức được định nghĩa là niềm tin và sự chấp nhận mục tiêu và giá trị của tổ chức, sẵn lòng thể hiện sự nỗ lực để hướng đến mục tiêu và giá trị của tổ chức, mong muốn duy trì tư cách thành viên trong tổ chức một cách mạnh mẽ (Mowday và cộng sự, 1982, Porter và cộng sự, 1974, Steers, 1977). Ngoài ra, ba phương pháp tiếp cận phổ biến đã được đưa ra: hướng tính tốn, hướng đạo đức và hướng tiền đề. Minh chứng về các phương pháp tiếp cận và các phép đo phổ biến được trình bày trong chương này bao gồm (1) Mowday và cộng sự (1979); (2) Meyer và Allen (1987, 1991). Tóm lại, thực hành tổ chức học tập có thể làm gia tăng sự cam kết của nhân viên trong tổ chức (Cho & Kwon, 2005). Từ các lý thuyết nền tảng, tác giả đã đưa ra mơ hình nghiên cứu đề xuất với 21 giả thuyết để xem xét sự tác động giữa các biến độc lập-bảy khía cạnh của thực hành tổ chức học tập-đến ba khía cạnh của cam kết tổ chức. Phần tiến hành nghiên cứu và phân tích kết quả mơ hình nghiên cứu sẽ được trình bày ở các chương tiếp theo.