Tổng quan về hệ thống các siêu thị bán lẻ tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố tác động đến hệ thống logistics của chuỗi siêu thị bán lẻ tại thành phố hồ chí minh (Trang 36)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.1.2 Tổng quan về hệ thống các siêu thị bán lẻ tại Việt Nam

2.1.2.1 Khái niệm siêu thị

Theo Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại của Bộ Thương mại Việt Nam (nay là Bộ Công Thương Việt Nam) ban hành ngày 24 tháng 9 năm 2004:

“Siêu thị là loại hình cửa hàng hiện đại; kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh; có cơ cấu chủng loại hàng hoá phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lượng; đáp ứng các tiêu chẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thoả mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng”.

Trên thế giới hiện có một số khái niệm về siêu thị như sau:

Theo Philips Kotler, siêu thị là "cửa hàng tự phục vụ tương đối lớn có mức chi phí thấp, tỷ suất lợi nhuận không cao và khối lượng hàng hóa bán ra lớn, đảm bảo thỏa mãn đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm, bột giặt, các chất tẩy rửa và những mặt hàng chăm sóc nhà cửa".

Theo nhà kinh tế Marc Benoun của Pháp, siêu thị là "cửa hàng bán lẻ theo phương thức tự phục vụ có diện tích từ 400m2 đến 2500m2 chủ yếu bán hàng thực phẩm".

"Siêu thị là cửa hàng tự phục vụ bày bán nhiều mặt hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người tiêu dùng như thực phẩm, đồ uống, dụng cụ gia đình và các loại vật dụng cần thiết khác". Siêu thị thường được xây dựng trên diện tích lớn, gần khu dân cư để tiện lợi cho khách hàng và đảm bảo doanh thu.

Tuy có nhiều khái niệm khác nhau về siêu thi nhưng nhìn chung thì siêu thị có các đặc trưng sau:

- Đóng vai trị cửa hàng bán lẻ: Siêu thị thực hiện chức năng bán lẻ - bán hàng hóa trực tiếp cho người tiêu dùng. Đây là một kênh phân phối ở mức phát triển cao, được quy hoạch và tổ chức kinh doanh dưới hình thức những cửa hàng quy mơ, có trang thiết bị và cơ sở vật chất hiện đại, văn minh, do thương nhân đầu tư và quản lý, được Nhà nước cấp phép hoạt động.

- Áp dụng phương thức tự chọn, tự phục vụ: Đây là phương thức bán hàng do siêu thị sáng tạo ra, được ứng dụng trong nhiều loại cửa hàng bán lẻ khác và là phương thức kinh doanh chủ yếu của xã hội văn minh... giữa phương thức tự chọn và tự phục vụ có sự phân biệt:

Tự chọn: khách hàng sau khi chọn mua được hàng hoá sẽ đến chỗ người bán để trả tiền hàng, tuy nhiên trong q trình mua vẫn có sự giúp đỡ, hướng dẫn của người bán.

Tự phục vụ: khách hàng xem xét và chọn mua hàng, bỏ vào giỏ hoặc xe đẩy đem đi và thanh tốn tại quầy tính tiền đặt gần lối ra vào. Người bán vắng bóng trong q trình mua hàng.

- Phương thức thanh tốn thuận tiện: Hàng hóa gắn mã vạch, mã số được đem ra quầy tính tiền ở cửa ra vào, dùng máy quét để đọc giá, tính tiền bằng máy và tự động in hóa đơn. Đây chính là tính chất ưu việt của siêu thị, đem lại sự thỏa mãn cho người mua sắm... Đặc điểm này được đánh giá là cuộc đại "cách mạng" trong lĩnh vực thương mại bán lẻ.

- Sáng tạo nghệ thuật trưng bày hàng hoá: qua nghiên cứu cách thức vận động của người mua hàng khi vào cửa hàng, người điều hành siêu thị có cách bố trí hàng hóa

thích hợp trong từng gian hàng nhằm tối đa hoá hiệu quả của khơng gian bán hàng. Do người bán khơng có mặt tại các quầy hàng nên hàng hóa phải có khả năng "tự quảng cáo", lôi cuốn người mua. Siêu thị làm được điều này thông qua các nguyên tắc sắp xếp, trưng bày hàng hóa nhiều khi được nâng lên thành những thủ thuật. Chẳng hạn, hàng có tỷ suất lợi nhuận cao được ưu tiên xếp ở những vị trí dễ thấy nhất, được trưng bày với diện tích lớn; những hàng hóa có liên quan đến nhau được xếp gần nhau; hàng khuyến mại phải thu hút khách hàng bằng những kiểu trưng bày đập vào mắt; hàng có trọng lượng lớn phải xếp ở bên dưới để khách hàng dễ lấy; bày hàng với số lượng lớn để tạo cho khách hàng cảm giác là hàng hố đó được bán rất chạy...

- Hàng hóa chủ yếu là hàng tiêu dùng thường ngày như: thực phẩm, quần áo, bột giặt, đồ gia dụng, điện tử... với chủng loại rất phong phú, đa dạng. Siêu thị thuộc hệ thống các cửa hàng kinh doanh tổng hợp, khác với các cửa hàng chuyên doanh chỉ chuyên sâu vào một hoặc một số mặt hàng nhất định. Theo quan niệm của nhiều nước, siêu thị phải là nơi mà người mua có thể tìm thấy mọi thứ họ cần và với một mức giá "ngày nào cũng thấp" (everyday-low-price). Chủng loại hàng hóa của siêu thị có thể lên tới hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn loại hàng. Thơng thường, một siêu thị có thể đáp ứng được 70-80% nhu cầu hàng hóa của người tiêu dùng về ăn uống, trang phục, mỹ phẩm, đồ làm bếp, chất tẩy rửa, vệ sinh, …

Như vậy, ta thấy khái niệm về siêu thị của Việt Nam cũng có nội dung như những khái niệm về siêu thị phổ biến trên thế giới và các siêu thị đang hoạt động tại thị trường Việt Nam cũng có những nét đặc trưng của một siêu thị điển hình trên thế giới.

2.1.2.2 Sơ lược hệ thống các siêu thị bán lẻ tại Việt Nam

Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ kể từ 11/1/2015. Điều này có nghĩa, chúng ta chính thức cho phép thành lập các công ty bán lẻ 100% vốn đầu tư nước ngoài thực hiện cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Trước đây các nhà đầu tư nước ngoài muốn thực hiện hoạt động phân phối tại Việt Nam bắt buộc phải liên doanh với đối tác Việt Nam với phần vốn góp khơng vượt q 49%. Cục diện thị

trường bán lẻ Việt Nam đang thay đổi cả về chất và lượng. Dự kiến đến năm 2020, giá trị toàn thị trường bán lẻ ở Việt Nam sẽ đạt ngưỡng 180 tỷ USD.

Với dân số hơn 90 triệu người và đa số ở độ tuổi lao động, Việt Nam trở thành điểm đầu tư hấp dẫn với ngành bán lẻ - phân phối. Đặc biệt, cánh cửa thị trường ASEAN rộng mở trong năm 2015, nhiều mặt hàng giảm thuế suất về 0% lại càng khuyến khích các ơng lớn nước ngồi rót tiền để đón trước cơ hội.

Đứng trước những cơ hội phát triển như vậy, nhiều tập đoàn bán lẻ quốc tế đã ồ ạt tham gia thị trường, đặc biệt là họ dùng phương thức xâm nhập một cách nhanh chóng bằng việc mua bán, sáp nhập của doanh nghiệp ngoại với các hệ thống bán lẻ trong nước. Hàng loạt cuộc thâu tóm của đại gia bán lẻ Thái Lan với 2 hệ thống siêu thị lớn gần đây là Big C và Metro, hay là việc ngày các có nhiều tên tuổi bán lẻ lớn tham gia như AEON [Nhật Bản]; Emart [Lớn nhất Hàn Quốc]…Không chỉ “đặt chân” thông qua các vụ mua bán sáp nhập, các doanh nghiệp nước ngoài cũng đẩy mạnh xây dựng phát triển mạng lưới riêng của mình trên cả nước bằng cách đặt chỉ tiêu số lượng điểm bán mở mới hàng năm lớn. Xét về các nhà bán lẻ ngoại, họ đều là những doanh nghiệp mạnh về vốn và khả năng quản trị với kinh nghiệm dày dạn. Hạn chế đáng kể nhất của họ là mức độ am hiểu thói quen tiêu dùng, thị hiếu người Việt Nam. Một hạn chế khác của các doanh nghiệp ngoại là họ khơng thể nhanh chóng xây dựng hệ thống phân phối đủ lớn như doanh nghiệp nội đã có sẵn. Trong bán lẻ, hệ thống phân phối rộng khắp là một yếu tố lợi thế trong cạnh tranh. Xây dựng theo mơ hình chuỗi với nhiều điểm bán sẽ giúp tăng doanh số (yếu tố đóng góp nhiều nhất vào lợi nhuận của bán lẻ) và giảm giá thu mua hàng hóa (yếu tố quan trọng ảnh hưởngquyết định của người tiêu dùng).

Ngày càng có nhiều nhà bán lẻ vào Việt Nam, thị trường có thêm nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng nhưng đồng thời cũng khiến thị trường bán lẻ thêm phần cạnh tranh, tạo áp lực lớn lên các nhà bán lẻ nội địa. Trước tình hình đó, các doanh nghiệp nội thì co cụm phịng thủ, trừ doanh nghiệp lớn như Co.op Mart hay Satra Mart và Vinmart (Vingroup). Vingroup cho thấy tham vọng trở thành nhà bán lẻ số 1 Việt Nam

từ cuối tháng 10/2014. Mặc dù là “tay ngang” nhưng nhanh chóng, họ đã mua lại hàng loạt chuỗi bán lẻ như Ocean Mart, MaxiMark, Vinatexmart và Apphanam để phát triển những siêu thị và cửa hàng tiện lợi của riêng mình.

Hiện nay tại Việt Nam có khoảng 8 hệ thống các siêu thị bán lẻ tên tuổi phải kể đến như: Big C, Co.op Mart, Lotte Mart, MM Mega (trước đây là Metro, mặc dù MM Maga là siêu thị bán sỉ tuy nhiên trong những năm trở lại đây, MM Mega cũng đã mở cửa cho khách hàng mua lẻ được vào mua sắm sản phẩm và mô hình chuỗi cung ứng của MM Maga cũng giống như một siêu thị bán lẻ nên tác giả quyết định đưa MM Mega vào thực hiện việc nghiên cứu), Aeon, Vinmart, Emart, FiviMart, …

Bảng 2.1: Sơ lược hệ thống các siêu thị bán lẻ tại Việt Nam

STT Siêu thị Năm thành lập

Số lượng TTBH Hồ Chí

Minh Hà Nội Khác

1 Aeon (Nhật Bản) 2011 2 1 0

2 MM Mega (Thái Lan) 2014 (Metro: 2002) 3 3 13

3 Lotte Mart (Hàn Quốc) 2008 4 2 7

4 Vinmart (Việt Nam) 2014 13 30 3

5 Big C (Thái Lan) 1998 9 6 20

6 Co.op Mart (Việt Nam) 1996 32 1 52

7 Emart (Hàn Quốc) 2015 1 0 0

8 Fivimart (Việt Nam) 1997 0 26 0

Hầu hết hệ thống các siêu thị bán lẻ tên tuổi đều có số lượng TTBH tập trung chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh, do đó nghiên cứu của tác giả thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh là phù hợp với yêu cầu của luận văn và kết quả nghiên cứu của đề tài này mang giá trị ứng dụng trên phạm vi không gian cả thị trường Việt Nam.

2.1.2.3 Mơ hình chuỗi cung ứng hiện nay tại hệ thống các siêu thị bán lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh phố Hồ Chí Minh

Trước đây, đối với hệ thống các siêu thị bán lẻ tại Việt Nam, các mặt hàng tiêu dùng nhanh (gồm hàng Fresh food và hàng Dry food) và hàng phi thực phẩm (Non food) thường có chuỗi cung ứng rất ngắn khi các trung tâm bán hàng (TTBH) chịu trách nhiệm dự đoán số lượng bán hàng, đặt hàng trực tiếp đến nhà cung cấp (NCC) và làm việc trực tiếp về những vấn đề liên quan đến việc trả hàng hóa. NCC sẽ tùy vào khả năng giao hàng theo vùng của mình để làm việc về giá cách thức giao hàng. Mơ hình này đã được sử dụng từ những ngày đầu thành lập hệ thống siêu thị. Bên cạnh ưu điểm dễ thấy của hệ thống là sự thuận tiện trong quản lý, mơ hình có những điểm yếu đang ngày càng bộc lộ khi thị trường cạnh tranh ngày càng cao và phát triển ngày càng nhanh:

- Mơ hình này địi hỏi các TTBH phải có khu vực kho bãi rộng lớn với đội ngũ quản lý riêng biệt. Điều này khơng cịn phù hợp khi quỹ đất ở khu vực trung tâm thành phố khơng cịn cho phép các TTBH có diện tích đủ rộng để vừa có khu vực trưng bày hàng hóa rộng rãi, vừa có khu vực kho bãi được sắp xếp và quản lý đủ chuẩn.

- Mơ hình này phụ thuộc nhiều vào mạng lưới cung ứng hàng hóa của NCC. Điều này dẫn đến 2 hệ quả: Thứ nhất – quyền lực đàm phán giá cả và các điều kiện trong hợp đồng thu mua bị hạn chế; Thứ hai – khi nhà bán lẻ không nắm giữ trong tay quyền kiểm sốt dịng chảy hàng hóa, những vấn đề như đứt hàng đột xuất hoặc NCC từ chối giao hàng cho những cửa hàng nằm ngoài khu vực giao hàng tối ưu sẽ xảy ra thường xuyên hơn.

Chính những hạn chế như trên là rào cản cạnh tranh của hệ thống các siêu thị bán lẻ tại Việt Nam. Các khu dân cư mới liên tục phát triển và hệ thống các siêu thị bán lẻ cũng không ngừng gia tăng số lượng các TTBH của mình trên phạm vi cả nước, chính vì vậy mà các TTBH khơng thể phụ thuộc vào khả năng giao hàng của NCC được nữa mà phải xây dựng quyền lực lớn hơn với NCC bằng cách: dấn thân sâu hơn một bước vào chuỗi cung ứng, thiết lập chuỗi cung ứng của riêng mình và chủ động hơn trong việc đảm bảo nguồn cung hàng hóa ổn định và chất lượng cao cho các TTBH của mình.

Những năm gần đây, một mơ hình chuỗi cung ứng mới đã ra đời vừa kết hợp giữa những lợi ích và khắc phục những hạn chế của mơ hình trước đây, mang lại hiệu quả chung cho cả NCC và hệ thống các siêu thị bán lẻ. Mỗi hệ thống siêu thị bán lẻ sẽ có một kho tổng cho từng vùng và sẽ quản lý hệ thống vận tải để giao hàng cho các TTBH. Với sự sắp xếp như vậy, quy trình đặt hàng và giao nhận hàng hóa có một số thay đổi như sau:

- Hàng ngày, với lịch đặt hàng cụ thể, các TTBH có thể dự đốn số lượng bán hàng và căn cứ lượng hàng tồn kho trên hệ thống để đặt hàng trực tiếp đến NCC hoặc đặt hàng về bộ phận quản lý chuỗi cung ứng, từ đó bộ phận quản lý chuỗi cung ứng sẽ tổng hợp đơn hàng của tất cả các TTBH và đặt một đơn hàng tổng đến NCC. Trong một số trường hợp đặc biệt như chạy chương trình khuyến mãi, bộ phận quản lý chuỗi cung ứng có thể chủ động đặt hàng đến trực tiếp NCC mà không cần dựa vào đơn hàng chi tiết của các TTBH.

- NCC khi nhận được đơn hàng chi tiết từ các TTBH hoặc đơn hàng tổng từ bộ phận quản lý chuỗi cung ứng, tùy tình hình thực tế và khả năng giao hàng của mình có thể chọn hình thức giao hàng trực tiếp đến các TTBH hoặc giao hàng qua kho tổng, từ đó bộ phận quản lý chuỗi cung ứng sẽ tiến hành điều phối phương thức vận chuyển phù hợp để giao hàng đến các TTBH.

Với cách sắp xếp và vận hành như trên, hệ thống các siêu thị bán lẻ sẽ khắc phục được những yếu điểm của mơ hình cũ như hạn chế được lượng hàng hóa lưu kho tại các TTBH, chủ động hơn trong việc giao hàng và kiểm sốt được hàng hóa đến các TTBH kể cả các TTBH xa trung tâm, đồng thời NCC cũng thuận lợi hơn trong việc giao hàng hóa của mình.

Hình 2.3: Mơ hình chuỗi cung ứng hiện nay tại hệ thống các siêu thị bán lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nguồn: Tạp chí bán lẻ, 2016

2.2 CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC LIÊN QUAN

2.2.1 Các yếu tố quyết định sự tồn tại của các siêu thị bán lẻ ở Ghana: Bằng chứng từ thành phố Kumasi (Charles Adusei và Dadson Awunyo-Vitor, 2014) từ thành phố Kumasi (Charles Adusei và Dadson Awunyo-Vitor, 2014)

Nghiên cứu điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của các siêu thị bán lẻ ở thành phố Kumasi ở Ghana, từ đó có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của các siêu thị bán lẻ tại thành phố này.

Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát lấy mẫu tại 244 siêu thị bán lẻ tại thành phố Kumasi. Quá trình nghiên cứu được thực hiện qua việc khỏa sát bằng bản câu hỏi được

thiết kế hết sức chặt chẽ. Từ dữ liệu thu thập được, tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp thống kê suy luận để tiến hành phân tích nghiên cứu.

Trong mơ hình nghiên cứu này, tác giả đã dùng 5 biến độc lập là (1) quản lý nguồn hàng, (2) quản lý tồn kho, (3) hệ thống logistics, (4) hệ thống thông tin và các ứng dụng công nghệ, (5) chất lượng nguồn nhân lực để đo lường biến phụ thuộc là chuỗi cung ứng của các siêu thị bán lẻ.

Hình 2.4: Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của các siêu thị bán lẻ ở thành phố Kumasi ở Ghana

Nguồn: Charles Adusei và Dadson Awunyo-Vitor, 2014 Kết quả của nghiên cứu cho thấy việc quản lý nguồn hàng không chặt chẽ mà cụ thể là việc các NCC giao hàng không đúng với số lượng và thời gian giao hàng yêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố tác động đến hệ thống logistics của chuỗi siêu thị bán lẻ tại thành phố hồ chí minh (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)