Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố tác động đến hệ thống logistics của chuỗi siêu thị bán lẻ tại thành phố hồ chí minh (Trang 52 - 55)

2.3.2 Các giả thuyết nghiên cứu

Hệ thống thông tin và ứng dụng công nghệ: Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thơng - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội (Allen, 2009). Các nhà bán lẻ cần áp dụng công nghệ thông tin để nâng cao khả năng quản lý chuỗi cung ứng, từ đó tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như khả năng cạnh tranh. Việc nâng cao quản lý chuỗi cung ứng sẽ giúp các doanh nghiệp giải quyết các vấn đề hàng ngày liên quan đến việc quản lý NCC, mua hàng, hoạch định, quản lý hàng tồn kho, kho bãi, vận chuyển hàng hóa và giao hàng (Allen, 2009)

Giả thuyết H1: Hệ thống thông tin và ứng dụng cơng nghệ có tác động thuận

chiều (+) đến chuỗi cung ứng của hệ thống các siêu thị bán lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Quản lý nguồn hàng: Quản lý nguồn hàng theo cách tiếp cận quá trình bao gồm quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo điều hành và kiểm soát hoạt động mua hàng của doanh nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu bán hàng. Quản lý nguồn hàng theo cách tiếp cận tác nghiệp là quản lý bằng các bước công việc như xác định nhu cầu, tìm và

Hệ thống thơng tin và ứng dụng công nghệ

Quản lý nguồn hàng

Chuỗi cung ứng Hoạt động logistics

Quản lý tồn kho

Đặc điểm vốn chủ sở hữu, quy mô, thâm niên hoạt động trong

chuỗi cung ứng Hệ thống thông tin và ứng dụng công

nghệ

Quản lý nguồn hàng

Hoạt động logistics

lựa chọn NCC, theo dõi và kiểm tra việc giao nhận, đánh giá kết quả mua hàng nhằm đạt được các mục tiêu đã xác định (Casper Algren và Herbert Kotzab, 2000).

Quá trình mua hàng là quá trình phân tích để đi đến quyết định mua hàng gì? của ai, với số lượng và giá cả như thế nào. Đây là một quá trình phức tạp được lặp đi, lặp lại thành một chu kì, nó liên quan đến việc sử dụng các kết quả phân tích các yếu tố trong quản lí, cung ứng.

Giả thuyết H2: Quản lý nguồn hàng có tác động thuận chiều (+) đến chuỗi cung

ứng của hệ thống các siêu thị bán lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Hoạt động logistics: Logistics là hoạt động lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát các thủ tục để vận chuyển và lưu giữ hàng hóa, bao gồm những dịch vụ và thơng tin liên quan từ điểm xuất phát đến nơi tiêu thụ. Mục tiêu là để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng (Keebler, 1999).

Giả thuyết H3: Hoạt động logistics có tác động thuận chiều (+) đến chuỗi cung

ứng của hệ thống các siêu thị bán lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Quản lý tồn kho: Quản lý tồn kho là quá trình giám sát hiệu quả dòng chảy liên tục của các đơn vị sản phẩm vào và ra khỏi hàng tồn kho đang tồn tại (Toomey, 2000). Quản lý tồn kho chủ yếu phản ánh việc xác định quy mô và vị trí hàng tồn kho (Toomey, 2000). Quy trình quản lý tồn kho được thực hiện tại các địa điểm khác nhau trong một cơ sở hoặc tại nhiều địa điểm của một mạng lưới cung cấp. Nói chung, mục đích của quản lý tồn kho là để bảo vệ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra một cách bình thường, tránh sự xáo trộn ngẫu nhiên do những vấn đề về cung cầu (Toomey, 2000).

Quản lý tồn kho hiệu quả là phải nắm được những gì đang được sử dụng, sử dụng ở đâu, và số lượng bao nhiêu. Quá trình này liên quan đến việc kiểm soát số lượng vào và ra của các đơn vị để ngăn chặn hàng tồn kho không trở nên quá cao hoặc giảm xuống mức quá thấp có thể khiến hoạt động của cơng ty trở nên nguy hiểm. Quản lý tồn kho còn liên quan đến việc kiểm sốt đến các chi phí liên quan đến hàng tồn kho,

cả theo quan điểm của tổng giá trị hàng hóa và gánh nặng thuế được tạo ra bởi giá trị tích lũy của hàng tồn kho (Muller, 2003).

Giả thuyết H4: Quản lý tồn kho có tác động thuận chiều (+) đến chuỗi cung ứng

của hệ thống các siêu thị bán lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Bên cạnh việc kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, tác giả còn tiến hành kiểm định các yếu tố về thông tin của siêu thị (đặc điểm vỗn chủ sở hữu, quy mô, thâm niên trong chuỗi cung ứng) tác động đến chuỗi cung ứng của siêu thị.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết về chuỗi cung ứng và siêu thị. Ngoài ra, chương này cũng tổng hợp 5 mơ hình nghiên cứu trước đây có liên quan đến chuỗi cung ứng nhằm củng cố hơn cho mơ hình đề xuất.

Trên cơ sở lý thuyết, tác giả đã đưa ra mơ hình nghiên cứu đề xuất gồm 4 nhân tố: thệ thống thông tin và ứng dụng công nghệ, quản lý nguồn hàng, hoạt động logistics, quản lý tồn kho. Trong các chương tiếp theo tác giả tiếp tục kiểm định, đo lường tác động của 4 nhân tố này đến chuỗi cung ứng của hệ thống các siêu thị bán lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Chương 3 sẽ trình bày về cách thiết kế nghiên cứu và hệ thống thang đo cho các khái niệm.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố tác động đến hệ thống logistics của chuỗi siêu thị bán lẻ tại thành phố hồ chí minh (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)