CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.1.2.2 Sơ lược hệ thống các siêu thị bán lẻ tại Việt Nam
Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ kể từ 11/1/2015. Điều này có nghĩa, chúng ta chính thức cho phép thành lập các công ty bán lẻ 100% vốn đầu tư nước ngoài thực hiện cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Trước đây các nhà đầu tư nước ngoài muốn thực hiện hoạt động phân phối tại Việt Nam bắt buộc phải liên doanh với đối tác Việt Nam với phần vốn góp khơng vượt q 49%. Cục diện thị
trường bán lẻ Việt Nam đang thay đổi cả về chất và lượng. Dự kiến đến năm 2020, giá trị toàn thị trường bán lẻ ở Việt Nam sẽ đạt ngưỡng 180 tỷ USD.
Với dân số hơn 90 triệu người và đa số ở độ tuổi lao động, Việt Nam trở thành điểm đầu tư hấp dẫn với ngành bán lẻ - phân phối. Đặc biệt, cánh cửa thị trường ASEAN rộng mở trong năm 2015, nhiều mặt hàng giảm thuế suất về 0% lại càng khuyến khích các ơng lớn nước ngồi rót tiền để đón trước cơ hội.
Đứng trước những cơ hội phát triển như vậy, nhiều tập đoàn bán lẻ quốc tế đã ồ ạt tham gia thị trường, đặc biệt là họ dùng phương thức xâm nhập một cách nhanh chóng bằng việc mua bán, sáp nhập của doanh nghiệp ngoại với các hệ thống bán lẻ trong nước. Hàng loạt cuộc thâu tóm của đại gia bán lẻ Thái Lan với 2 hệ thống siêu thị lớn gần đây là Big C và Metro, hay là việc ngày các có nhiều tên tuổi bán lẻ lớn tham gia như AEON [Nhật Bản]; Emart [Lớn nhất Hàn Quốc]…Không chỉ “đặt chân” thông qua các vụ mua bán sáp nhập, các doanh nghiệp nước ngoài cũng đẩy mạnh xây dựng phát triển mạng lưới riêng của mình trên cả nước bằng cách đặt chỉ tiêu số lượng điểm bán mở mới hàng năm lớn. Xét về các nhà bán lẻ ngoại, họ đều là những doanh nghiệp mạnh về vốn và khả năng quản trị với kinh nghiệm dày dạn. Hạn chế đáng kể nhất của họ là mức độ am hiểu thói quen tiêu dùng, thị hiếu người Việt Nam. Một hạn chế khác của các doanh nghiệp ngoại là họ khơng thể nhanh chóng xây dựng hệ thống phân phối đủ lớn như doanh nghiệp nội đã có sẵn. Trong bán lẻ, hệ thống phân phối rộng khắp là một yếu tố lợi thế trong cạnh tranh. Xây dựng theo mơ hình chuỗi với nhiều điểm bán sẽ giúp tăng doanh số (yếu tố đóng góp nhiều nhất vào lợi nhuận của bán lẻ) và giảm giá thu mua hàng hóa (yếu tố quan trọng ảnh hưởngquyết định của người tiêu dùng).
Ngày càng có nhiều nhà bán lẻ vào Việt Nam, thị trường có thêm nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng nhưng đồng thời cũng khiến thị trường bán lẻ thêm phần cạnh tranh, tạo áp lực lớn lên các nhà bán lẻ nội địa. Trước tình hình đó, các doanh nghiệp nội thì co cụm phịng thủ, trừ doanh nghiệp lớn như Co.op Mart hay Satra Mart và Vinmart (Vingroup). Vingroup cho thấy tham vọng trở thành nhà bán lẻ số 1 Việt Nam
từ cuối tháng 10/2014. Mặc dù là “tay ngang” nhưng nhanh chóng, họ đã mua lại hàng loạt chuỗi bán lẻ như Ocean Mart, MaxiMark, Vinatexmart và Apphanam để phát triển những siêu thị và cửa hàng tiện lợi của riêng mình.
Hiện nay tại Việt Nam có khoảng 8 hệ thống các siêu thị bán lẻ tên tuổi phải kể đến như: Big C, Co.op Mart, Lotte Mart, MM Mega (trước đây là Metro, mặc dù MM Maga là siêu thị bán sỉ tuy nhiên trong những năm trở lại đây, MM Mega cũng đã mở cửa cho khách hàng mua lẻ được vào mua sắm sản phẩm và mơ hình chuỗi cung ứng của MM Maga cũng giống như một siêu thị bán lẻ nên tác giả quyết định đưa MM Mega vào thực hiện việc nghiên cứu), Aeon, Vinmart, Emart, FiviMart, …
Bảng 2.1: Sơ lược hệ thống các siêu thị bán lẻ tại Việt Nam
STT Siêu thị Năm thành lập
Số lượng TTBH Hồ Chí
Minh Hà Nội Khác
1 Aeon (Nhật Bản) 2011 2 1 0
2 MM Mega (Thái Lan) 2014 (Metro: 2002) 3 3 13
3 Lotte Mart (Hàn Quốc) 2008 4 2 7
4 Vinmart (Việt Nam) 2014 13 30 3
5 Big C (Thái Lan) 1998 9 6 20
6 Co.op Mart (Việt Nam) 1996 32 1 52
7 Emart (Hàn Quốc) 2015 1 0 0
8 Fivimart (Việt Nam) 1997 0 26 0
Hầu hết hệ thống các siêu thị bán lẻ tên tuổi đều có số lượng TTBH tập trung chủ