Xây dựng mơ hình hổi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố tác động đến hệ thống logistics của chuỗi siêu thị bán lẻ tại thành phố hồ chí minh (Trang 87 - 91)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4 PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN VÀ XÂY DỰNG MƠ HÌNH HỒI QUY

4.4.2 Xây dựng mơ hình hổi quy

Mơ hình hồi quy bội sẽ có dạng CCU = β 0 + β 1*TTCN + β 2*NLGH + β 3*TK + β

Trong đó:

+ β0: hằng số hồi quy

Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), hệ số xác định R2 được chứng minh là hàm không giảm theo số biến độc lập được đưa vào mơ hình, càng đưa thêm biến độc lập vào mơ hình R2 càng tăng, tuy nhiên điều này cũng được chứng minh rằng khơng phải phương trình càng có nhiều biến sẽ phù hợp hơn với dữ liệu. Hệ số xác định R2 hiệu chỉnh được sử dụng để phản ánh sát hơn mức độ phù hợp của mơ hình hồi quy tuyến tính bội. R2 hiệu chỉnh khơng nhất thiết tăng lên khi nhiều biến độc lập được thêm vào phương trình, nó là thước đo sự phù hợp được sử dụng cho tình huống hồi quy tuyến tính bội vì nó khơng phụ thuộc vào độ phóng đại của R2.

Bảng 4.18: Tóm tắt mơ hình hồi quy

Mơ hình R R 2 R2 hiệu chỉnh Sai số chuẩn Durbin- Watson 1 .786a .618 .612 .40348 2.104

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

Kết quả tóm tắt mơ hình hồi quy được thể hiện ở bảng 4.9 cho thấy trị số R2 =0,618 và R2 hiệu chỉnh = 0,612, chứng tỏ 3 biến độc lập đưa vào mơ hình giải thích được 61,2% biến thiên của biến phụ thuộc - CCU (chuỗi cung ứng của hệ thống siêu thị bán lẻ tại Việt Nam), còn lại 38,8% là do các biến ngồi mơ hình và sai số ngẫu nhiên.

Bảng 4.19: Phân tích phương sai ANOVA Mơ hình Tổng của Mơ hình Tổng của bình phương df Trung bình bình phương F Sig. 1 Hồi quy 47.742 3 15.914 97.756 .000a Phần dư 29.465 181 .163 Tổng cộng 77.207 184

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

Mục đích của kiểm định F trong bảng ANOVA chính là để kiểm tra xem mơ hình hồi quy tuyến tính có suy rộng và áp dụng được cho tổng thể hay không.

Dựa vào kết quả phân tích ANOVA ở bảng 4.10, giá trị sig của kiểm định F là 0,000 < 0,05. Như vậy, mơ hình hồi quy tuyến tính xây dựng phù hợp với tổng thể.

Bảng kết quả mơ hình hồi quy đa biến có một số điểm cần lưu ý gồm cột Hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta, cột giá trị Sig, cột VIF.

Đầu tiên là giá trị Sig kiểm định t từng biến độc lập, sig nhỏ hơn hoặc bằng 0,05 có nghĩa là biến đó có ý nghĩa trong mơ hình, ngược lại sig lớn hơn 0,05, biến độc lập đó cần được loại bỏ.

Tiếp theo là hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta, trong tất cả các hệ số hồi quy, biến độc lập nào có Beta lớn nhất thì biến đó ảnh hưởng nhiều nhất đến biến phụ thuộc.

Cuối cùng là VIF, giá trị này dùng để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến. Theo lý thuyết nhiều tài liệu viết, VIF < 10 sẽ khơng có hiện tượng đa cộng tuyến. Tuy nhiên trên thực tế với các đề tài nghiên cứu có mơ hình + bảng câu hỏi sử dụng thang đo Likert thì VIF < 2 sẽ khơng có đa cộng tuyến, trường hợp hệ số này lớn hơn hoặc bằng 2, khả năng cao đang có sự đa cộng tuyến giữa các biến độc lập.

Bảng 4.20: Kết quả mơ hình hồi quy đa biến Mơ hình Các hệ số chưa chuẩn hóa Các hệ số đã chuẩn hóa t Sig. Thống kê đa cộng tuyến

B Std. Error Beta Tolerance VIF

1 Hằng số -.091 .223 -.409 .683

TTCN .414 .044 .457 9.302 .000 .873 1.145 NLGH .342 .053 .358 6.445 .000 .682 1.467 TK .188 .051 .204 3.725 .000 .705 1.419

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

Từ kết quả mơ hình hồi quy đa biến ở bảng 4.11, ta thấy sig hệ số hồi quy của các biến độc lập đều nhỏ hơn hoặc bằng 0,05, do đó các biến độc lập này đều có ý nghĩa giải thích cho biến phụ thuộc, khơng biến nào bị loại bỏ. Hệ số VIF nhỏ hơn 2 do vậy khơng có đa cộng tuyến xảy ra.

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa cho các yếu tố lần lượt là TTCN = 0,414; NLGH = 0,342; TK = 0,188.

Mơ hình hồi quy thể hiện các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của hệ thống các siêu thị bán lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh được xác định như sau:

Trong đó:

- Nhân tố hệ thống thông tin và ứng dụng công nghệ tăng thêm một đơn vị thì chuỗi cung ứng của hệ thống các siêu thị bán lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh tăng lên 0,414 đơn vị (hệ số Beta chưa chuẩn hóa = 0,414, các nhân tố khác không đổi).

- Nhân tố năng lực giao hàng tăng thêm một đơn vị thì chuỗi cung ứng của hệ thống các siêu thị bán lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh tăng lên 0,342 đơn vị (hệ số Beta chưa chuẩn hóa = 0,342, các nhân tố khác khơng đổi).

- Nhân tố quản lý tồn kho tăng thêm một đơn vị thì chuỗi cung ứng của hệ thống các siêu thị bán lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh tăng lên 0,188 đơn vị (hệ số Beta chưa chuẩn hóa = 0,188, các nhân tố khác khơng đổi).

So sánh mức độ quan trọng của các yếu tố đến chuỗi cung ứng của hệ thống các siêu thị bán lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh được xác định thông qua hệ số hồi quy chuẩn hóa. Căn cứ vào kết quả bảng 4.11 ta thấy: hệ thống thông tin và ứng dụng công nghệ tác động mạnh nhất (Beta = 0,457), thứ hai là nhân tố năng lực giao hàng (Beta = 0,358), cuối cùng là nhân tố quản lý tồn kho (Beta = 0,204).

Ngoài ra, căn cứ vào kết quả bảng 4.11 ta thấy hệ số Sig của các biến độc lập đều nhỏ hơn 0,05, các hệ số hồi quy Beta của các biến đều mang dấu dương (+) chứng tỏ các giả thuyết nghiên cứu H1, H3, H4 được chấp nhận. Nghĩa là các biến TTCN, NLGH, TK đều có ảnh hưởng thuận chiều đến chuỗi cung ứng của hệ thống các siêu thị bán lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố tác động đến hệ thống logistics của chuỗi siêu thị bán lẻ tại thành phố hồ chí minh (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)