Kiểm tra các vi phạm giả định hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố tác động đến hệ thống logistics của chuỗi siêu thị bán lẻ tại thành phố hồ chí minh (Trang 91)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4 PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN VÀ XÂY DỰNG MƠ HÌNH HỒI QUY

4.4.3 Kiểm tra các vi phạm giả định hồi quy

4.4.3.1 Giả định liên hệ tuyến tính

Biểu đồ phân tán Scatter Plot giữa các phần dư chuẩn hóa và giá trị dự đốn chuẩn hóa giúp chúng ta dị tìm xem, dữ liệu hiện tại có vi phạm giả định liên hệ tuyến tính hay khơng. Ở đồ thị bên dưới, giá trị phần dư chuẩn hóa (Standardized Residual) ở trục tung và giá trị dự đốn chuẩn hóa (Predicted Value) ở trục hồnh.

Kết quả đồ thị xuất ra, các điểm phân bố của phần dư nếu có các dạng: đồ thị Parabol, đồ thị Cubic, ... hay các dạng đồ thị khác khơng phải đường thẳng thì dữ liệu đã vi phạm giả định liên hệ tuyến tính. Nếu giả định quan hệ tuyến tính được thỏa mãn thì phần dư phải phân tán ngẫu nhiên trong một vùng xung quanh đường tung độ 0.

Hình 4.1: Đồ thị phân tán

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

Từ biểu đồ ta thấy phần dư phân tán ngẫu nhiên trong vùng xung quanh đường đi qua tung độ 0 chứ khơng tạo thành một hình dạng nào cả do đó giả định liên hệ tuyến tính được thỏa mãn.

4.4.3.2 Giả định về phân phối chuẩn của phần dư

Phần dư có thể khơng tn theo phân phối chuẩn vì những lý do như: sử dụng sai mơ hình, phương sai khơng phải là hằng số, số lượng các phần dư không đủ nhiều để phân tích... Vì vậy, chúng ta cần thực hiện nhiều cách khảo sát khác nhau. Một cách

khảo sát đơn giản nhất là xây dựng biểu đồ tần số của các phần dư Histogram. Một cách khác nữa là căn cứ vào biểu đồ P-P Plot.

Hình 4.2: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

Từ biểu đồ ta thấy được, một đường cong phân phối chuẩn được đặt chồng lên biểu đồ tần số. Đường cong này có dạng hình chng, phù hợp với dạng đồ thị của phân phối chuẩn. Giá trị trung bình Mean gần bằng 0, độ lệch chuẩn là 0,992 gần bằng 1, như vậy có thể nói, phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn. Do đó, có thể kết luận rằng: Giả thiết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

Hình 4.3: Biểu đồ P-P Plot của phần dư chuẩn hóa

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

Với P-P Plot, các điểm phân vị trong phân phối của phần dư sẽ tập trung thành một đường chéo nếu phần dư có phân phối chuẩn.

Cụ thể trong trường hợp này, các điểm phân vị trong phân phối của phần dư tập trung thành 1 đường chéo, như vậy, giả định phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

4.4.3.3 Giả định về tính độc lập của sai số

Durbin-Watson (DW) dùng để kiểm định tự tương quan của các sai số kề nhau (hay còn gọi là tương quan chuỗi bậc nhất) có giá trị biến thiên trong khoảng từ 0 đến 4;

nếu các phần sai số khơng có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau thì giá trị sẽ gần bằng 2 (từ 1 đến 3); nếu giá trị càng nhỏ, gần về 0 thì các phần sai số có tương quan thuận; nếu càng lớn, gần về 4 có nghĩa là các phần sai số có tương quan nghịch. Khơng có tự tương quan chuỗi bậc nhất thì dữ liệu thu thập là tốt.

Bảng 4.21: Kiểm định Durbin-Watson Mơ Mơ hình R R2 R2 hiệu chỉnh Sai số chuẩn Durbin- Watson 1 .786a .618 .612 .40348 2.104

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

Từ bảng trên ta thấy giá trị Durbin-watson = 2,104 là gần bằng 2 do đó có thể kết luận phần dư khơng có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau.

4.4.3.4 Giả định khơng có mối tương quan giữa các biến độc lập (đo lường đa cộng tuyến) cộng tuyến)

VIF là giá trị dùng để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến. Theo lý thuyết nhiều tài liệu viết, VIF < 10 sẽ khơng có hiện tượng đa cộng tuyến. Tuy nhiên trên thực tế với các đề tài nghiên cứu có mơ hình + bảng câu hỏi sử dụng thang đo Likert thì VIF < 2 sẽ khơng có đa cộng tuyến, trường hợp hệ số này lớn hơn hoặc bằng 2, khả năng cao đang có sự đa cộng tuyến giữa các biến độc lập.

Bảng 4.22: Kết quả đo lường đa cộng tuyến Mơ hình Mơ hình Các hệ số chưa chuẩn hóa Các hệ số đã chuẩn hóa t Sig. Thống kê đa cộng tuyến

B Std. Error Beta Tolerance VIF

1 Hằng số -.091 .223 -.409 .683

TTCN .414 .044 .457 9.302 .000 .873 1.145 NLGH .342 .053 .358 6.445 .000 .682 1.467 TK .188 .051 .204 3.725 .000 .705 1.419

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS Từ dữ liệu bảng 4.13, ta thấy sig hệ số hồi quy của các biến độc lập đều nhỏ hơn hoặc bằng 0,05, do đó các biến độc lập này đều có ý nghĩa giải thích cho biến phụ thuộc, không biến nào bị loại bỏ. Hệ số VIF nhỏ hơn 2 do vậy khơng có đa cộng tuyến xảy ra.

4.5 KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA HỆ THỐNG CÁC SIÊU THỊ BÁN LẺ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CÁC SIÊU THỊ BÁN LẺ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

4.5.1 Kiểm định sự khác biệt về chuỗi cung ứng theo đặc điểm vốn chủ sở hữu

Giả thuyết H0: khơng có sự khác biệt về chuỗi cung ứng của siêu thị bán lẻ giữa các nhóm chủ sở hữu

Kết quả kiểm định sử dụng phương pháp independent sample T-test đối với nhóm đặc điểm vốn chủ sở hữu như sau:

Bảng 4.23: Kiểm định independent sample T-test đối với đặc điểm vốn chủ sở hữu

CCU Phương sai đồng nhất Phương sai không đồng nhất Kiểm định Levene’s Test về phương sai bằng nhau F 5.398 Sig. .021 Kiểm định t-test về trung bình bằng nhau t 1.734 1.653 df 183 124.449 Sig. (2-tailed) .085 .101 Sự khác biệt trung bình .16936 .16936 Sự khác biệt sai số chuẩn .09767 .10246 95% Confidence

Interval of the Difference

Lower -.02334 -.03343

Upper .36206 .37215

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

- Kiểm định Levene’s Test về phương sai bằng nhau cho hệ số tin cậy Sig = 0,021 < 0,05 nên ta kết luận phương sai của hai nhóm chủ sở hữu là có sự khác biệt.

- Giá trị tin cậy của kiểm định T-test có hệ số là Sig = 0,101> 0,05 nên ta kết luận khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chuỗi cung ứng của siêu thị bán lẻ giữa các nhóm vốn chủ sở hữu.

4.5.2 Kiểm định sự khác biệt về chuỗi cung ứng theo đặc điểm quy mơ

Giả thuyết H0: khơng có sự khác biệt về chuỗi cung ứng của siêu thị bán lẻ giữa giữa các nhóm quy mơ của siêu thị

Kết quả kiểm định sử dụng phương pháp phân tích phương sai một yếu tố Anova như sau:

Bảng 4.24: Kết quả phân tích Homogeneity đối với biến phân loại quy mô

Levene Statistic df1 df2 Sig.

1.854 2 182 .160

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

- Kiểm định Levene’s Test về phương sai bằng nhau cho hệ số tin cậy Sig = 0,160 > 0,05 nên ta kết luận phương sai của các quy mơ là khơng có sự khác biệt.

Bảng 4.25: Phân tích Anova CCU CCU Tổng bình phương df Trung bình bình phương F Sig. Giữa nhóm .375 2 .188 .445 .642 Trong nhóm 76.832 182 .422 Tổng cộng 77.207 184

- Hệ số tin cậy của phân tích Anova là Sig. = 0,642 > 0,05 ta kết luận khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chuỗi cung ứng của siêu thị bán lẻ giữa giữa các nhóm quy mơ của siêu thị. Giả thuyết H0 được chấp nhận.

4.5.3 Kiểm định sự khác biệt về chuỗi cung ứng theo thâm niên trong chuỗi cung ứng ứng

Giả thuyết H0: khơng có sự khác biệt về chuỗi cung ứng của siêu thị bán lẻ giữa giữa các nhóm thâm niên trong chuỗi cung ứng.

Kết quả kiểm định sử dụng phương pháp phân tích phương sai một yếu tố Anova như sau:

Bảng 4.26: Kết quả phân tích Homogeneity đối với biến phân loại thâm niên trong chuỗi cung ứng

Levene Statistic df1 df2 Sig.

.714 2 182 .491

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

- Kiểm định Levene’s Test về phương sai bằng nhau cho hệ số tin cậy Sig = 0,491 > 0,05 nên ta kết luận phương sai của các quy mơ là khơng có sự khác biệt.

Bảng 4.27: Phân tích Anova CCU CCU Tổng bình phương df Trung bình bình phương F Sig. Giữa nhóm .371 2 .186 .440 .645 Trong nhóm 76.836 182 .422 Tổng cộng 77.207 184

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

- Hệ số tin cậy của phân tích Anova là Sig. = 0,645 > 0,05 ta kết luận khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chuỗi cung ứng của siêu thị bán lẻ giữa giữa các nhóm thâm niên trong chuỗi cung ứng của siêu thị. Giả thuyết H0 được chấp nhận.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Trong chương 4 tác giả đã sử dụng phần mềm SPSS để phân tích dữ liệu thu thập được từ đó xác định các biến hợp lệ để đo lường cho mơ hình và sau đó tiến hành đưa ra phương trình hồi quy và mơ hình phù hợp với bộ dữ liệu. Kết quả của việc phân tích là đối với chuỗi cung ứng của hệ thống các siêu thị bán lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh thì các yếu tố hệ thống thông tin và ứng dụng công nghệ, năng lực giao hàng, quản lý tồn kho có ảnh hưởng và tác động này là cùng chiều với biến chuỗi cung ứng. Cũng trong chương 4 tác giả đã tiến hành kiểm tra các vi phạm giả định hồi quy và tiến hành kiểm định sự khác biệt trong chuỗi cung ứng của hệ thống các siêu thị bán lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh giữa các nhóm đặc điểm vốn chủ sở hữu, quy mơ, thâm niên trong chuỗi cung ứng khác nhau.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

5.1 TÓM TẮT CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kết quả phân tích nghiên cứu ở chương 4 tác giả thông qua việc đánh giá độ tin cậy thang đo đã loại được các biến quan sát khơng có đóng góp ý nghĩa vào kết quả nghiên cứu đó là: TTCN2, TTCN4, NH5, NLGH5, 17 biến quan sát còn lại đều thỏa mãn để tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA. Kết quả phân tích EFA cũng rất khả quan khi rút trích được 4 nhân tố và các nhân tố này đều là những nhân tố giả định ban đầu với tổng phương sai trích là 60,566 %. Ở bước phân tích nhân tố, biến quan sát TK5 - “Ln chú trọng đầu tư nâng cao trình độ nhân sự quản lý tồn kho” không thỏa mãn điều kiện về hệ số tải nhân tố nên tác giả đã loại biến này ra khỏi nghiên cứu. Tác giả nhận định, việc quản lý tồn kho của siêu thị bán lẻ là tương đối phức tạp, và hiện nay hệ thống thông tin công nghệ phục vụ cho việc quản lý tồn kho cũng rất phát triển, do đó hầu hết các siêu thị đều sử dụng hệ thống để phục vụ cho việc quản lý tồn kho. Yếu tố con người ảnh hưởng không đáng kể đến việc quản lý tồn kho của siêu thị nên việc loại biến quan sát TK5 ra khỏi nghiên cứu không ảnh hưởng lớn đến kết quản nghiên cứu.

Kết quả phân tích tương quan trong chương 4 cũng đã cho thấy có mối liên hệ tương quan khá chặt chẽ giữa chuỗi cung ứng của hệ thống các siêu thị bán lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh đối với các yếu tố hệ thống thông tin và ứng dụng công nghệ, năng lực giao hàng, quản lý tồn kho. Mối tương quan giữa chuỗi cung ứng của hệ thống các siêu thị bán lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh đối với yếu tố quản lý nguồn hàng khá lỏng lẻo nên tác giả loại nhân tố này ra khỏi mơ hình nghiên cứu.

Kết quả phân tích trong mơ hình hồi quy cho thấy, có 3 nhân tố tác động đến chuỗi cung ứng của hệ thống các siêu thị bán lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh được xếp theo trình tự mức độ ảnh hưởng từ cao xuống thấp là: Hệ thống thông tin và ứng dụng công nghệ (β=0,457); Năng lực giao hàng (β=0,358); Quản lý tồn kho (β=0,204). 3 nhân tố này giải thích được 61,2% biến thiên của biến phụ thuộc - CCU (chuỗi cung ứng của

hệ thống siêu thị bán lẻ tại Việt Nam), cịn lại 38,8% là do các biến ngồi mơ hình và sai số ngẫu nhiên.

 Thành phần hệ thống thông tin và ứng dụng cơng nghệ có hệ số hồi quy cao nhất là 0,457. Điều này có thể được giải thích là ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của hệ thống thơng tin và ứng dụng cơng nghệ hỗ trợ rất nhiều khía cạnh khác

nhau trong quản lý chuỗi cung ứng. Thứ nhất là thu thập và giao tiếp dữ liệu, thứ hai là lưu trữ và phục hồi dữ liệu, thứ ba xử lý và báo cáo dữ liệu. Hệ thống thông tin và ứng dụng công nghệ hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động chuỗi cung ứng như hoạch định nguồn lực, hệ thống thu mua, hệ thống hoạch định vận tải, quản lý mối quan hệ khách hàng, … Do đó, hệ thống thơng tin và ứng dụng cơng nghệ có sự ảnh hưởng rất lớn đến chuỗi cung ứng của hệ thống các siêu thị bán lẻ.

 Thành phần năng lực giao hàng có hệ số hồi quy cao thứ nhì là 0,358. Đối với

siêu thị, việc hàng hóa được giao đúng số lượng, chất lượng, và thời gian đến các TTBH đóng vai trò hết sức quan trọng đến hiệu quả hoạt động. Việc kiểm soát tốt năng lực giao hàng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của chuỗi cung ứng, giúp thỏa mãn nhu cầu khách hàng, giúp siêu thị cạnh tranh được trên thị trường.

 Thành phần quản lý tồn kho có hệ số hồi quy thấp nhất là 0,204. Hàng tồn kho

chính là những nguồn lực dự trữ nhằm đáp ứng cho nhu cầu hiện tại và tương lai. Hàng tồn kho quá nhiều hay q ít đều gây ảnh hưởng đến q trình hoạt động kinh doanh của siêu thị, do đó cần phải quản lý hàng tồn kho phù hợp. Hàng tồn kho quá thấp sẽ khiến doanh thu bị ảnh hưởng, tuy nhiên, nếu số lượng hàng tồn kho q cao thì ngồi việc hàng hóa dự trữ lâu sẽ hư hỏng, hao hụt chất lượng gây khó khăn trong cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường thì chi phí tồn kho cũng là một yếu tố quan trọng cần cân nhắc. Chính vì những vấn đề này mà việc quản lý tồn kho cũng rất được các siêu thị chú trọng.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chuỗi cung ứng của hệ thống các siêu thị bán lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh theo đặc điểm vốn chủ sở hữu, quy mô cũng như thâm niên trong chuỗi cung ứng của siêu thị.

5.2 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ

Tại thị trường Việt Nam hiện nay, sự canh trạnh giữa các siêu thị trong nước và các siêu thị có vốn đầu tư nước ngồi hết sức khốc liệt, và cũng có thể đánh giá đây là một cuộc cạnh tranh không cân sức khi các siêu thị nước ngoài rất mạnh về vốn cũng như kinh nghiệm. Các siêu thị Việt Nam có thể đánh mất thị phần vào tay các đối thủ nếu khơng có những kế hoạch chiến lược phát triển đúng đắn. Đối với hoạt động của siêu thị thì chuỗi cung ứng có vai trị rất quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động, tăng tính cạnh tranh. Do đó, dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả đưa ra một số đề xuất giúp nâng cao chất lượng hiệu quả của chuỗi cung ứng như sau:

5.2.1 Đối với hệ thống thông tin và ứng dụng công nghệ

- Tăng cường đào tạo đội ngũ nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao, giúp xử lý các vấn đề về lỗi thông tin, hệ thống, phục hồi dữ liệu một cách kịp thời, nhanh chóng. Cụ thể:

Tổ chức các lớp đào tạo nội bộ định kì, tạo cơ hội cho các thành viên phụ trách các vấn đề khác nhau về công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ tiếp xúc, trao đổi, học hỏi lẫn nhau.

Mời chuyên gia nước ngoài chuyên về hệ thống bán lẻ trực tiếp đứng lớp giảng dạy các khóa đào tạo cho nhân viên.

- Đầu tư xây dựng hệ thống chuỗi cung ứng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố tác động đến hệ thống logistics của chuỗi siêu thị bán lẻ tại thành phố hồ chí minh (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)