Lịch sử phát triển của sở hữu chéo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu chéo trong lĩnh vực tài chính ngân hàng pháp luật và thực tiễn (Trang 42 - 45)

6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

1.4 Pháp luật về sở hữu chéo tại một số quốc gia trên thế giới

1.4.2.1 Lịch sử phát triển của sở hữu chéo

Nếu như ở Châu Á, Nhật Bản là một trong số các quốc gia điển hình minh chứng cho sức ảnh hưởng của sở hữu chéo ngân hàng, thì ở phương Tây, Đức là một trong những quốc gia mà sở hữu chéo ngân hàng phát triển mạnh. Sở hữu chéo giữa những doanh nghiệp tài chính (ngân hàng, cơng ty bảo hiểm) và doanh nghiệp phi tài chính là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của nền kinh tế Đức trong thời kì cơng nghiệp hố. Mặc dù vậy, phần lớn số cổ phần của những doanh nghiệp phi tài chính được nắm giữ bởi ngân hàng chỉ trong giai đoạn trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Sau chiến tranh thế giới thứ hai và cho đến bây giờ, Ngân hàng khơng cịn nắm giữ cổ phần trọng yếu trong các doanh nghiệp phi tài chính.

Trong mối quan hệ sở hữu chéo tại Đức, ngân hàng sở hữu phần vốn rất nhỏ tại các cơng ty phi tài chính. Tuy nhiên, tình trạng sở hữu chéo ngân hàng không chỉ được phản ánh thơng qua sở hữu của ngân hàng, mà cịn được phản ánh thông qua uỷ quyền đại diện của những khách hàng gửi tiền tại ngân hàng và sự tham gia vào ban

giám sát của doanh nghiệp, việc này tạo nên mối liên hệ chặt chẽ giữa ngân hàng và doanh nghiệp tại Đức.

Hình 1.3: Một trong những mạng lưới sở hữu chéo ngân hàng tại Đức

(Nguồn: Onetti A. và Pisoni A., 2009, Ownership and Control in Germany: Do Cross-Shareholdings Reflect Bank Control on Large Companies? Corporate Ownership and Control, Vol. 6, Issue 4)

Luật Ngân hàng của Đức cho phép các ngân hàng nắm giữ cổ phần trong các công ty công nghiệp. Việc nắm giữ cổ phần này giúp các ngân hàng có thể ảnh hưởng đến quản trị và các quyết định của công ty. Mối quan hệ giữa ngân hàng với công ty ở Đức thường là mối quan hệ có định hướng sở hữu ổn định trong dài hạn với mức tập trung sở hữu rất cao. Trong cấu trúc sở hữu này, thơng thường sẽ có một ngân hàng chịu trách nhiệm cung cấp phần lớn, thậm chí là tất cả, các nhu cầu tài chính cho cơng ty và cơng ty chỉ sử dụng duy nhất các sản phẩm tài chính do ngân hàng này cung cấp. Tuy nhiên, không nhất thiết một công ty Đức chỉ thiết lập quan hệ sở hữu hoặc chỉ giao dịch với một ngân hàng Đức duy nhất mà sẽ có một ngân hàng đóng vai trò quan trọng hơn so với các ngân hàng khác; ngân hàng chính này sẽ cung

cấp phần lớn các khoản tài trợ cũng như thực hiện các dịch vụ tài chính cho cơng ty. Bằng cách này, ngân hàng có thể xâm nhập sâu hơn vào các hoạt động của công ty thông qua các quyết định của ban quản trị công ty. Ngược lại, khi các công ty gặp khó khăn tài chính, họ sẽ trơng chờ vào sự trợ giúp của ngân hàng chính. Điều này đã khiến cho các cơng ty có xu hướng ỷ lại vào vai trị của ngân hàng, khiến cho chi phí giải cứu các ngành cơng nghiệp thường đặt lên các ngân hàng. Kết quả của sự phụ thuộc này thường được kết thúc bằng việc các ngân hàng sẽ tiếp quản hoặc nắm giữ cổ phần có quy mơ lớn trong các ngành công nghiệp. Tuy nhiên, các ngân hàng thường không bán lại các cổ phần này sau khi các cơng ty đã vượt qua khó khăn mà tiếp tục nắm giữ, từ đó, duy trì sự ảnh hưởng lên hoạt động và quản trị của các công ty này.

Các ngân hàng Đức không chỉ ảnh hưởng lên các công ty thông qua quyền sở hữu trực tiếp mà còn sử dụng quyền bỏ phiếu ủy nhiệm (proxy vote), nghĩa là họ có thể thực thi quyền bỏ phiếu cho cả các cổ phần của những khách hàng bán lẻ của họ. Điều này đã làm cho các ngân hàng ở Đức có quyền lực rất lớn đối với các cơng ty công nghiệp.

Xu hướng sở hữu cổ phần dài hạn đã giúp tạo ra sự ổn định trong cấu trúc sở hữu, quản trị và hoạch định chiến lược không chỉ trong các ngân hàng mà cịn trong các cơng ty cơng nghiệp Đức. Xu hướng sở hữu này còn giúp cho các ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty công nghiệp của Đức hạn chế được nguy cơ bị thâu tóm thù địch. Hệ thống sở hữu chéo cũng dẫn đến một hệ thống quản trị và kiểm soát lồng vào nhau trong nhiều cơng ty và ngân hàng; từ đó, tạo ra các mối quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên cũng như các mối quan hệ nội bộ ổn định. Tuy nhiên, từ cuối thập niên 1990 nhiều yếu tố mới đã bắt đầu làm thay đổi đáng kể mơ hình tài chính truyền thống của Đức. Quốc tế hóa thị trường tài chính, các ngân hàng thực hiện chiến lược tái định vị lại mơ hình kinh doanh hướng đến các nghiệp vụ của ngân hàng đầu tư và quản lý tài sản cũng như vai trò ngày càng tăng của thị trường chứng khoán đã làm giảm động cơ các ngân hàng theo đuổi các giá trị dài hạn như nắm giữ các danh mục đầu tư dài hạn trong các công ty công nghiệp như trước

đây, các ngân hàng bắt đầu có xu hướng giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần tại các công ty công nghiệp; đồng thời, cơ hội tiếp cận các nguồn vốn của công ty cũng được đa dạng hơn đã làm thay đổi sức mạnh thương lượng và giảm sự phụ thuộc của các công ty vào ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu chéo trong lĩnh vực tài chính ngân hàng pháp luật và thực tiễn (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)