Hệ thống pháp luật doanh nghiệp, chứng khoán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu chéo trong lĩnh vực tài chính ngân hàng pháp luật và thực tiễn (Trang 72 - 81)

6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

2.2 Pháp luật Việt Nam về sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp tài chính – ngân

2.2.2 Hệ thống pháp luật doanh nghiệp, chứng khoán

Theo Luật Doanh nghiệp 2014, Công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của cơng ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ khơng được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau (Khoản 2 Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2014). Đồng thời, Nghị định số 96/2015/NĐ-CP cũng bổ sung một điều khoản (Điều 16) về hạn chế sở hữu chéo giữa các cơng ty. Theo đó,

- Góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 189 Luật Doanh nghiệp bao gồm góp vốn, mua cổ phần để thành lập doanh nghiệp mới, mua phần vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp đã thành lập.

- Cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 189 Luật Doanh nghiệp là trường hợp tổng số cổ phần, phần vốn góp của các công ty này sở hữu bằng hoặc lớn hơn 51% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thơng của cơng ty có liên quan.

- Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị của các cơng ty có liên quan chịu trách nhiệm bảo đảm tuân thủ đúng quy định tại Điều 189 Luật Doanh nghiệp35 khi quyết định góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của cơng ty khác. Trong trường hợp này, Chủ tịch công ty hoặc thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị của cơng ty có liên quan cùng liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra cho công ty khi vi phạm các quy định tại Điều này.

- Cơ quan đăng ký kinh doanh từ chối đăng ký thay đổi thành viên, cổ đông công ty nếu trong quá trình thụ lý hồ sơ phát hiện việc góp vốn, mua cổ phần thành lập doanh nghiệp hoặc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp liên quan vi phạm quy định tại các Khoản 2 và 3 Điều 189 Luật Doanh nghiệp.

- Các công ty khơng có cổ phần, phần vốn góp nhà nước nắm giữ đã thực hiện góp vốn, mua cổ phần trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 có quyền mua bán, chuyển nhượng, tăng, giảm phần vốn góp, số cổ phần nhưng không được làm tăng tỷ lệ sở hữu chéo hiện có.

Tuy pháp luật về doanh nghiệp đã có sự cập nhật với thực tế nhưng từ các quy định trên có thể thấy Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành

35 Điều 189. Công ty mẹ, công ty con

1. Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thơng của cơng ty đó;

b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;

c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của cơng ty đó.

2. Cơng ty con khơng được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ. Các công ty con của cùng một cơng ty mẹ khơng được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.

3. Các cơng ty con có cùng một cơng ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước khơng được cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật này.

mới chỉ dừng lại ở quy định cấm việc các bên sở hữu chéo trực tiếp, còn việc sở hữu chéo gián tiếp thì khơng có quy định. Nếu khơng có quy định thì theo tinh thần của pháp luật là doanh nghiệp sẽ được tự do thực hiện những gì mà pháp luật khơng cấm và đồng nghĩa là việc sở hữu chéo gián tiếp khơng bị cấm. Ngồi ra, quy định hạn chế sở hữu chéo còn chung chung, chưa thể hiện rõ ràng và cụ thể vấn đề. Chủ yếu quy định hạn chế sở hữu chéo xoay quanh quan hệ sở hữu chéo giữa các công ty mẹ - con với nhau, trong khi thực tế mối quan hệ sở hữu vốn góp, cổ phần cịn được thực hiện bởi những cá nhân có quan hệ huyết thống như cha, mẹ, vợ, chồng, con,... hoặc những cá nhân là các nhà đầu tư gắn kết lại với nhau để thâu tóm một/một số doanh nghiệp.

Về các quy định liên quan đến chứng khoán, trong nỗ lực minh bạch hoạt

động của các công ty niêm yết và được sự hỗ trợ của tổ chức OECD, Bộ Tài chính đã ban hành Quy chế quản trị cơng ty niêm yết (Thông tư số 121/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 26/7/2012 quy định về quản trị công ty áp dụng cho công ty đại chúng). Các quy định của Quy chế này cũng góp phần bảo vệ quyền lợi của các cổ đơng thiểu số và hạn chế bớt ảnh hưởng của sở hữu chéo.

So sánh một số quy định của Luật các tổ chức tín dụng 2010 và Thông tư 121/2012/TT-BTC

STT VẤN ĐỀ QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG KHOÁN 001 Thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) độc lập

Khoản 2 Điều 50 Luật các TCTD:

 Không phải là người đang làm việc cho chính TCTD hoặc cơng ty con của TCTD đó hoặc đã làm việc cho chính TCTD hoặc cơng ty con của TCTD đó trong 03 năm liền kề trước đó;

Khoản 3 Điều 2 Thông tư 121:

 Là thành viên HĐQT không điều hành và không phải là người có liên quan với Giám đốc (Tổng giám đốc), Phó giám đốc (Phó Tổng giám đốc), Kế toán trưởng và những

STT VẤN ĐỀ QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG

KHỐN

 Không phải là người hưởng lương, thù lao thường xuyên của tổ chức tín dụng ngồi những khoản phụ cấp của thành viên HĐQT được hưởng theo quy định;

 Không phải là người có vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em và vợ, chồng của những người này là cổ đông lớn của TCTD, người quản lý hoặc thành viên Ban kiểm sốt của TCTD hoặc cơng ty con của TCTD;

 Không trực tiếp, gián tiếp sở hữu hoặc đại diện sở hữu từ 1% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của TCTD; khơng cùng người có liên quan sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của TCTD;  Không phải là người quản lý, thành viên Ban kiểm soát của TCTD tại bất kỳ thời điểm nào trong 05 năm liền kề trước đó.

cán bộ quản lý khác được HĐQT bổ nhiệm;

 Không phải là thành viên HĐQT, Giám đốc (Tổng giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng giám đốc) của các cơng ty con, cơng ty liên kết, công ty do công ty đại chúng nắm quyền kiểm soát;

 Không phải là cổ đông lớn hoặc người đại diện của cổ đơng lớn hoặc người có liên quan của cổ đơng lớn của công ty;

 Không làm việc tại các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật, kiểm toán cho công ty trong hai (02) năm gần nhất;

 Không phải là đối tác hoặc người liên quan của đối tác có giá trị giao dịch hàng năm với công ty chiếm từ ba mươi phần trăm (30%) trở lên tổng doanh thu hoặc tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào

STT VẤN ĐỀ QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG

KHỐN

của cơng ty trong hai (02) năm gần nhất.

002 Số lượng

thành viên

HĐQT độc

lập

Khoản 1 Điều 62 Luật các TCTD:

HĐQT của TCTD có ít nhất 01 thành viên độc lập. HĐQT phải có

ít nhất ½ tổng số thành viên là thành viên độc lập và thành viên không phải là người điều hành TCTD.

Khoản 2 Điều 30 Thông tư 121: Tối thiểu 1/3 tổng số thành viên HĐQT là thành viên độc lập. 003 Bảo hiểm trách nhiệm cho các thành viên HĐQT

Khoản 6 Điều 13 Thơng tư 121:

Cơng ty đại chúng có thể mua bảo hiểm trách nhiệm cho các thành viên HĐQT sau khi có sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.

004 Số lượng thành viên Ban kiểm soát (BKS)

Khoản 2 Điều 44 Luật các TCTD:

BKS của TCTD có ít nhất 03 thành viên, số lượng cụ thể do Điều lệ của TCTD quy định.

Ít nhất ½ tổng số thành viên là thành viên chuyên trách, không đồng thời đảm nhiệm chức vụ, công việc khác tại TCTD hoặc doanh nghiệp khác.

Khoản 1 Điều 19 Thông tư 121:

Số lượng thành viên BKS ít nhất là 03 người và nhiều nhất là 05 người.

Khoản 2 Điều 18 Thông tư 121:

Thành viên BKS không phải là người trong bộ phận kế toán, tài chính của cơng ty và khơng phải là thành viên hay nhân

STT VẤN ĐỀ QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG

KHOÁN

viên của cơng ty kiểm tốn độc lập đang thực hiện kiểm tốn các báo cáo tài chính của cơng ty.

005 Tiêu chuẩn, điều kiện của thành viên BKS

Khoản 3 Điều 50 Luật các TCTD:

Thành viên BKS phải có bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật, kế tốn, kiểm tốn; có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, kế tốn hoặc kiểm tốn

Điều 19 Thơng tư 121:

Trong BKS có ít nhất 01 thành viên là kế toán viên hoặc kiểm toán viên.

Trưởng BKS là người có chun mơn về kế toán.

006 Trách nhiệm, nghĩa vụ của BKS

Khoản 6 Điều 45 Luật các TCTD:

Kịp thời thông báo cho HĐQT khi phát hiện người quản lý TCTD có hành vi vi phạm; yêu cầu người vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả, nếu có. Khoản 10 Điều 46 Nghị định 59/2009/NĐ-CP ngày 16/7/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại:

HĐQT quyết định chọn tổ chức kiểm toán độc lập.

Khoản 4 Điều 21 Thông tư 121:

Trường hợp BKS phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm Điều lệ công ty của các thành viên HĐQT, TGĐ điều hành và các cán bộ quản lý khác, BKS phải thông báo bằng văn bản với HĐQT trong vòng bốn mươi tám (48) giờ, yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả. Sau thời hạn

STT VẤN ĐỀ QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG

KHOÁN

bảy (07) ngày kể từ ngày ra thông báo nêu trên, nếu người có hành vi vi phạm không chấm dứt vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả, BKS có trách nhiệm báo cáo trực tiếp với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về vấn đề này.

Khoản 5 Điều 21 Thông tư 121:

BKS có quyền lựa chọn và đề nghị ĐHĐCĐ phê chuẩn tổ chức kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán các báo cáo tài chính của cơng ty đại chúng.

007 Ngăn ngừa xung đột lợi ích

Khoản 10 Điều 63 Luật các TCTD: HĐQT thông qua các hợp

đồng của TCTD với thành viên HĐQT, thành viên BKS, TGĐ, cổ đơng lớn, người có liên quan của họ có giá trị ≤ 20% vốn điều lệ của TCTD.

Khoản 3 Điều 23 Thông tư 121:

Thành viên HĐQT, thành viên BKS, TGĐ điều hành và cán bộ quản lý khác có nghĩa vụ

thơng báo cho HĐQT các giao

dịch giữa công ty, công ty con, công ty do công ty đại chúng nắm quyền kiểm sốt với chính thành viên đó hoặc với những người có liên quan tới thành

STT VẤN ĐỀ QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG

KHỐN

viên đó theo quy định pháp

luật.

Công ty đại chúng phải thực hiện công bố thông tin về nghị quyết ĐHĐCĐ hoặc nghị quyết HĐQT thông qua các giao dịch nêu trên trong thời hạn 24 giờ trên trang thông tin điện tử của công ty và báo cáo UBCKNN. 008 Những trường hợp khơng được cấp tín dụng Điều 126 Luật các TCTD:

TCTD khơng được cấp tín dụng cho những cá nhân:

 Thành viên HĐQT, thành viên BKS, TGĐ, Phó TGĐ và các chức danh tương đương của TCTD;  Cha, mẹ, vợ, chồng, con của những cá nhân trên.

Khoản 4 Điều 23 Thông tư 121:

Công ty không được cấp các khoản vay hoặc bảo lãnh cho:

 Thành viên HĐQT,

thành viên BKS, TGĐ điều hành, cán bộ quản lý khác;  Những người có liên quan tới thành viên nêu trên.

Trừ khi ĐHĐCĐ có quyết định khác.

Khoản 3 Điều 24 Thông tư 121:

Công ty đại chúng không được cung cấp các khoản vay hoặc

STT VẤN ĐỀ QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG

KHOÁN

bảo lãnh cho các cổ đông và những người có liên quan.

009 Báo cáo và cơng bố thông tin của thành viên HĐQT, thành viên BKS, TGĐ điều hành

Điều 28 Thông tư 121:

Thành viên HĐQT, thành viên BKS, TGĐ điều hành có trách nhiệm báo cáo và công bố thông tin về giao dịch trong các trường hợp sau:

 Các giao dịch giữa công ty với công ty mà các thành viên nêu trên là thành viên sáng lập hoặc là thành viên HĐQT, GĐ (TGĐ) điều hành trong thời gian 03 năm trước.

 Các giao dịch giữa công ty với công ty trong đó người có liên quan của các thành viên nêu trên là thành viên HĐQT, GĐ (TGĐ) điều hành hoặc cổ đông lớn.

Các giao dịch có thể mang lại lợi ích vật chất hoặc phi vật chất đối với các thành viên nêu trên.

Theo bảng so sánh này có thể thấy, Quy chế quản trị cơng ty niêm yết có nhiều quy định xiết chặt trong các giao dịch nội bộ hơn so với Luật các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, Quy chế quản trị cơng ty niêm yết khơng có các biện pháp chế tài lẫn sự phối hợp đồng bộ với các luật khác; đồng thời, Bộ Tài chính cũng khơng phải cơ quan quản lý các tổ chức tín dụng nên các tổ chức tín dụng ưu tiên áp dụng các quy định của Luật các tổ chức tín dụng, của Ngân hàng Nhà nước hơn là các quy định quản trị của Bộ Tài chính.

Nhìn chung, các hệ thống pháp luật đã có nhiều sự điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế. Các bộ luật đã quy định nhiều vấn đề cụ thể, chi tiết hơn so với trước đây là luật chỉ quy định chung chung, còn những quy định cụ thể sẽ do các văn bản dưới luật quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu chéo trong lĩnh vực tài chính ngân hàng pháp luật và thực tiễn (Trang 72 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)