Các khn khổ pháp lý kiểm sốt sở hữu chéo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu chéo trong lĩnh vực tài chính ngân hàng pháp luật và thực tiễn (Trang 45 - 47)

6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

1.4 Pháp luật về sở hữu chéo tại một số quốc gia trên thế giới

1.4.2.2 Các khn khổ pháp lý kiểm sốt sở hữu chéo

Luật của Đức chỉ kiểm sốt tình trạng sở hữu chéo trong trường hợp hai công ty nắm giữ trên 25% cổ phần lẫn nhau. Đến thời kỳ sau năm 1990, Đức đã tiến hành công cuộc cải cách hệ thống luật pháp. Luật về kiểm sốt cơng ty và minh bạch được thông qua vào tháng 5/1998 hướng đến mục tiêu cải thiện vị thế của nhà đầu tư trên cơ sở buộc các công ty phải cung cấp thơng tin nhiều hơn về tình hình hoạt động và quản trị doanh nghiệp. Đồng thời, luật cũng quy định các điều khoản buộc các ngân hàng sở hữu trên 5% quyền biểu quyết trong các công ty niêm yết hoặc tham gia vào tổ hợp chào bán chứng khoán của mình cần phải thơng báo cho khách hàng về việc ngân hàng sẽ thực thi quyền biểu quyết của mình như thế nào. Ngồi ra, luật cũng quy định ngân hàng không được thực thi quyền biểu quyết nhân danh người gửi tiền của mình tại cơng ty khi ngân hàng nắm giữ q 5% cổ phần tại cơng ty đó trừ khi ngân hàng nhận được chỉ thị biểu quyết cụ thể của khách hàng hoặc từ bỏ quyền biểu quyết của bản thân ngân hàng. Các quy định mới về quy tắc quản trị doanh nghiệp Đức có hiệu lực từ tháng 2/2002 đã giới hạn việc đề cử người đại diện của ngân hàng vào ban kiểm sốt của cơng ty mà ngân hàng có sở hữu cổ phần. Một người sẽ không được nắm giữ q 5 vị trí, thay vì trước đây là 10 vị trí trong Ban kiểm sốt của các cơng ty niêm yết.

Kết luận của Chương 1

Cơ sở tồn tại của sở hữu chéo chính là những lợi ích mà nó mang lại cho các chủ thể tham gia vào chuỗi sở hữu, trong khi đó sở hữu chéo lại có nguy cơ làm phát sinh các rủi ro và chi phí cho cả nền kinh tế khi nhìn ở góc độ ổn định của hệ thống tài chính – ngân hàng. Tùy vào mức độ, phạm vi và tính chất của sở hữu chéo cũng như mơi trường trong đó sở hữu chéo tồn tại mà tác động của nó đối với nền kinh tế là khác nhau. Đối với lĩnh vực tài chính – ngân hàng, do đặc thù của ngành và kinh nghiệm của các cuộc đổ vỡ tài chính – ngân hàng trong lịch sử, các cơ quan quản lý nhà nước thường xây dựng và ban hành các bộ khung tiêu chuẩn giám sát ngân hàng nhằm mục tiêu tạo lập một hệ thống tài chính – ngân hàng hoạt động an tồn, hiệu quả và đúng chức năng của nó. Tuy nhiên, đối với các ngân hàng, do việc tuân thủ các quy định này thường làm phát sinh một số chi phí tuân thủ và làm hạn chế các hoạt động tìm kiếm lợi nhuận của mình nên các ngân hàng thường tìm cách lách các quy định này. Việc lách các quy định có thể mang lại lợi ích cho từng ngân hàng và các cổ đơng nắm quyền kiểm sốt ngân hàng đó nhưng khơng nhất thiết mang lại lợi ích tổng thể cho cả hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Trong trường hợp này, Nhà nước có cơ sở để can thiệp một khi hệ thống tài chính có nguy cơ gặp rủi ro hay lợi ích tổng thể của nền kinh tế bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, Nhà nước khơng nhất thiết tìm cách xóa bỏ hồn tồn sở hữu chéo – vì q tốn kém và khơng chắc chắn là có hiệu quả - thay vào đó, thách thức đặt ra làm sao để có thể tạo ra mơi trường quản trị và điều tiết thích hợp nhằm cân đối được những lợi ích với rủi ro mà sở hữu chéo tạo ra.

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN SỞ HỮU CHÉO GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu chéo trong lĩnh vực tài chính ngân hàng pháp luật và thực tiễn (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)