6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
2.2 Pháp luật Việt Nam về sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp tài chính – ngân
2.2.1.3 Quy định giới hạn việc góp vốn, mua cổ phần của các tổ chức tín dụng tại các
tại các tổ chức, doanh nghiệp
Pháp lệnh về ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và doanh nghiệp tài chính năm 1990 là văn bản đầu tiên quy định về giới hạn góp vốn, mua cổ phần liên quan đến tổ chức tín dụng nhưng chỉ quy định chung như sau: Tổ chức tín dụng chỉ được dùng vốn tự có và quỹ dự trữ để hùn vốn hoặc mua cổ phần, nhưng không được mua quá 10% vốn của doanh nghiệp, xí nghiệp mà mình hùn vốn hoặc mua cổ phần. Các giới hạn này lần lượt được bổ sung và thay đổi tại Luật các Tổ chức tín dụng 1997, Quyết định số 492/2000/QĐ-NHNN5 ngày 28/11/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định về việc góp vốn, mua cổ phần của Tổ chức tín dụng, Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tín dụng và tại Quyết định số 03/2007/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 19/01/2007 về việc sửa đổi một số điều của Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an tồn trong hoạt động của các tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN.
Về giới hạn đối với các tổ chức, cá nhân khác trong việc góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng tại Quyết định số 1122/2001/QĐ-NHNN, đặc biệt là có giới hạn về tỷ lệ nắm giữ của doanh nghiệp nhà nước cùng với doanh nghiệp con của doanh nghiệp đối với phần vốn của tổ chức tín dụng, giới hạn tổng tỷ lệ nắm giữ của tất cả các thành viên trong một gia đình đối với tổ chức tín dụng, giới hạn tỷ lệ nắm giữ của một cá nhân cùng với những người có liên quan đối với tổ chức tín dụng.
Về giới hạn liên quan đến việc cho vay đối với các đối tượng có quan hệ sở hữu với tổ chức tín dụng, Luật các tổ chức tín dụng cịn đặt ra các giới hạn cho vay đối với một số đối tượng có ảnh hưởng đến tổ chức tín dụng, nhằm tránh trường hợp những đối tượng này lạm dụng sức ảnh hưởng của mình để được tổ chức tín dụng cho vay hoặc cho vay với một mức lớn, cho vay với những điều kiện dễ dãi…Quy định này đã được quy định ngay tại Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và doanh
nghiệp tài chính năm 1990 và lần lượt được điều chỉnh tại Luật các tổ chức tín dụng 1997, Quy chế cho vay ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001, sau đó được mở rộng đối tượng bị cấm, hạn chế cho vay tại Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN và Quyết định số 03/2007/QĐ-NHNN. Trong đó chủ yếu là các quy định cấm, hạn chế cho vay đối với những cá nhân, tổ chức có khả năng ảnh hưởng đến tính khách quan của hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, ví dụ như cổ đơng lớn, các cá nhân giữ các chức vụ quản lý đối với tổ chức tín dụng và người có liên quan.
Đến khi Luật các Tổ chức tín dụng 2010 ra đời cũng khơng có quy định cấm hoạt động góp vốn, mua cổ phần. Tuy nhiên, để đảm bảo an tồn cho hoạt động của các tổ chức tín dụng, Luật các tổ chức tín dụng đã đặt ra các quy định nhằm giới hạn việc các tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp khác thơng qua dạng đầu tư chéo này để gây ảnh hưởng lẫn nhau.
Luật các tổ chức tín dụng 2010 đặt ra giới hạn góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng tại doanh nghiệp khác32, cụ thể:
1. “Mức góp vốn, mua cổ phần của một ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp con, doanh nghiệp liên kết của ngân hàng thương mại đó vào một doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực quy định tại khoản 4 Điều 103 của Luật này không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp nhận vốn góp.
2. Tổng mức góp vốn, mua cổ phần của một ngân hàng thương mại vào các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp con, doanh nghiệp liên kết của ngân hàng thương mại đó khơng được vượt q 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của ngân hàng thương mại.
3. Mức góp vốn, mua cổ phần của một doanh nghiệp tài chính và các doanh nghiệp con, doanh nghiệp liên kết của doanh nghiệp tài chính vào một doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 110 của Luật này không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp nhận vốn góp.
32 Điều 126, Luật các Tổ chức tín dụng 2010.
4. Tổng mức góp vốn, mua cổ phần của một doanh nghiệp tài chính theo quy định tại khoản 1 Điều 110 của Luật này vào các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp con, doanh nghiệp liên kết của doanh nghiệp tài chính đó khơng được vượt quá 60% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của doanh nghiệp tài chính.”