6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
2.3 Một số khuyến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về sở hữu chéo giữa các
2.3.1 Điều chỉnh quy định liên quan đến vốn điều lệ tối thiểu
Theo lý thuyết về thị trường hiệu quả của Modigliani Miller Theorem, giá của cổ phiếu được dựa trên nền tảng tài sản của mỗi doanh nghiệp, mà cụ thể là giá trị các tài sản thực có của doanh nghiệp. Thông thường, khi một doanh nghiệp phát hành
x phần vốn ra ngồi thị trường, doanh nghiệp đó sẽ có tài sản tương ứng với giá trị
phát hành của x phần vốn đó sau khi số cổ phần x này được bán ra. Tương ứng với lý thuyết này, thông lệ quốc hiện hiện nay cũng quan điểm rằng, tính lành mạnh của một ngân hàng, khơng phải đo bằng số vốn điều lệ của ngân hàng đó, mà phải đo bằng sự tương quan giữa vốn tự có của ngân hàng so với tài sản của ngân hàng và nghĩa vụ nợ của ngân hàng đó.
Điều đó có nghĩa là, khơng hẳn một ngân hàng có vốn điều lệ 4000 tỷ đồng lại mặc định là lành mạnh hơn một ngân hàng có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng. Mặt khác, một ngân hàng có vốn điều lệ dưới 3000 tỷ đồng khơng có nghĩa rằng đó là một ngân hàng yếu kém. Thực tế thời gian qua đã chứng minh chính quy định về số vốn pháp định tối thiểu mà các tổ chức tín dụng phải đạt được tại Thơng tư 13/2010/TT-NHNN (Thơng tư 13) đã tạo ra sự trục trặc của hệ thống, thông qua việc các ngân hàng bằng mọi cách phải đáp ứng quy định này.
Như vậy, cần phải thay đổi cách nhìn nhận trong việc đánh giá sự lành mạnh của một ngân hàng. Nếu chỉ cần đạt tiêu chuẩn về mức vốn điều lệ tối thiểu theo quy định tại Thông tư 13 sẽ tạo ra tâm lý ỷ lại của các ngân hàng. Tâm lý ỷ lại này không chỉ xuất phát từ việc ngân hàng đã thoả mãn yêu cầu về vốn điều lệ, mà cịn vì ngân
36 Diễn đàn doanh nghiệp, 2007. Sở hữu đan chéo và những cảnh báo. [Trực tuyến] Available at:
http://dddn.com.vn/453cat101/so-huu-dan-cheo-va-nhung-canh-bao.html [Ngày truy cập: 13 tháng 8 năm
hàng khơng bị áp lực vì khơng có tiêu chí nào xếp hạng sức khoẻ ngân hàng dựa trên sự tương quan giữa vốn điều lệ của ngân hàng với tài sản của ngân hàng và nghĩa vụ nợ của ngân hàng.
Mặt khác, việc thay đổi cách nhìn nhận này cũng là phù hợp với thơng lệ quốc tế và tinh thần của Basel III về vốn và tính thanh khoản của ngân hàng – với xu hướng thắt chặt quy định trong lĩnh vực ngân hàng sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Điều này có nghĩa là Việt Nam cần phải thay đổi cả cách tiếp cận trong việc tìm ra giải pháp pháp lý đảm bảo sự lành mạnh của hệ thống tài chính. Ngồi quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu, cần phải có thêm quy định về sự tương thích giữa vốn điều lệ của ngân hàng với tài sản của ngân hàng.