Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 56 - 61)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ

3.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN DỊCH

3.2.5. Kết quả nghiên cứu

3.2.5.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Kết quả điều tra được thể hiện trong bảng 2.2. Tổng số phiếu phát ra là 350 phiếu, tổng số phiếu thu về là 315 phiếu, chiếm tỷ lệ 90%.

Bảng 3.2. Kết quả thu thập phiếu điều tra Hình thức điều tra Số lượng

phiếu điều tra phát ra Số lượng phiếu điều tra thu về Tỷ lệ (%)

Phiếu điều tra được phát trực tiếp cho đối tượng điều tra

150 145 96.70%

Phiếu điều tra được gửi email thông qua google form cho đối tượng điều tra

200 170 0.85

Kết quả sàng lọc phiếu điều tra được thể hiện trong bảng 2.3. Trong tổng số 315 phiếu thu thập được, sau khi kiểm tra, tác giả đã loại bỏ đi 15 phiếu không đầy đủ thông tin hoặc câu trả lời mâu thuẫn nhau, còn lại 300 phiếu hợp lệ (chiếm 95,24%).

Bảng 3.3. Thống kê phiếu điều tra

Nội dung Không sử dụng được

Sử dụng được Tổng cộng

Số phiếu điều tra thu thập được 15 315 300

Về giới tính, theo kết quả thu thập được ở Bảng 2.4 cho thấy, mẫu bao gồm có 122 nữ, chiếm tỷ lệ 40,7%, còn đối tượng nam là 178 người, chiếm 59,3%. Về độ tuổi, các đối tượng trong mẫu nghiên cứu chủ yếu làm việc trên 2 năm chiếm tỷ lệ 77,3%. Mẫu nghiên cứu đã thể hiện được tính bao quát khi đã thực hiện nghiên cứu với nhiều đối tượng khác nhau.

Bảng 3.4. Thống kê mơ tả mẫu theo giới tính và độ tuổi Tần suất Tỷ lệ (%) Tỷ lệ tích lũy Giới tính Nam 178 59.3 59.3 Nữ 122 40.7 100 Số năm làm việc Dưới 1 năm 75 25 25 2 – 4 năm 78 26 51 5 – 10 năm 79 26.3 77.3 Trên 10 năm 68 22.7 100

Về trình độ học vấn, trong số 300 người được hỏi, có 70 người có trình độ sau đại học (thạc sỹ, tiến sỹ), tương đương 23%; 211 người trình độ cao đẳng – đại học, chiếm tỷ lệ 70%; còn lại số ít là trình độ phổ thơng trung học hoặc trung cấp chiếm 6%. Kết quả thống kê cho thấy trình độ học vấn của các đối tượng được khảo sát khá cao.

Bảng 3.5. Thống kê mô tả mẫu theo trình độ học vấn

Tần suất Tỷ lệ (%) Tỷ lệ tích lũy

Tốt nghiệp PTTH 17 6 6

Tốt nghiệp CĐ/ĐH 211 70 76

Sau Đại học 70 23 99

Khác 2 1 100

Về độ tuổi, từ kết quả của Bảng 2.6, ta thấy đối tượng được khảo sát có 20% là nhân viên dưới 25 tuổi, gần 40% đối tượng trên 35 tuổi. Kết quả này cũng cho thấy, mẫu nghiên cứu đã bao gồm đầy đủ các đối tượng để đảm bảo tính đại diện.

Bảng 3.6. Thống kê mô tả mẫu theo tuổi

Tần suất Tỷ lệ (%) Tỷ lệ tích lũy

Dưới 25 60 20.0 20.0

25 – 34 53 17.7 37.7

Trên 45 63 21.0 77.3

Không trả lời 68 22.7 100.0

3.2.5.2. Kết quả độ tin cậy thang đo

Tham khảo từ phụ lục, ta thấy các hệ số Cronbach’s Alpha đối với các nhân tố nghiên cứu đều lớn hơn 0.8. Vì vậy có thể kết luận rằng thang đo với 7 nhân tố độc lập (32 biến quan sát) và 1 nhân tố phụ thuộc (3 biến quan sát) được sử dụng trong nghiên cứu là phù hợp và đáng tin cậy. Ngoài ra, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 chứng tỏ các biến quan sát là thích hợp để phân tích EFA.

3.2.5.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá

Kết quả phân tích nhân tố khám phá với các biến độc lập ở phụ lục cho thấy KMO = 0.841 thỏa mãn điều kiện KMO > 0.5 (Kaiser, 1974). Như vậy có thể kết luận phân tích nhân tố là thích hợp với các dữ liệu đã có. Ngồi ra, kiểm định Bartlett’s đạt có mức ý nghĩa = 0.000 nghĩa là các biến có quan hệ với nhau và đủ điều kiện để phân tích nhân tố EFA.

Kết quả phân tích nhân tố khám phá với các biến phụ thuộc ở phụ lục cho thấy KMO= 0.765 thỏa mãn điều kiện KMO > 0.5 (Kaiser, 1974). Như vậy có thể kết luận phân tích nhân tố là thích hợp với các dữ liệu đã có. Ngồi ra, kiểm định Bartlett’s đạt có mức ý nghĩa = 0.000 nghĩa là các biến có quan hệ với nhau và đủ điều kiện để phân tích nhân tố bằng EFA.

Phương pháp sử dụng để kiểm định EFA là Principal component với phép xoay nhân tố là Varimax. Các biến độc lập đều có hệ số tải (factor loading) lớn hơn 0.5, điểm dừng > 1 và tổng phương sai trích lớn hơn 50% (Gerbing và Anderson, 1988) nên phép phân tích nhân tố cho cả biến độc lập và biến phụ thuộc là phù hợp. Các thang đo thể hiện tương quan mạnh với từng nhóm nhân tố và đúng như dự kiến ban đầu của tác giả. Xem chi tiết tại phụ lục.

3.2.5.4. Kết quả hồi quy

Theo kết quả ở phụ lục, ma trận hệ số tương quan cho thấy hệ số tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc PT đều có sự tương quan mạnh với nhau. Do vậy có

thể kết luận sơ bộ là các biến này phù hợp để đưa vào mơ hình giải thích cho biến sự phát triển của DVNHĐT. Các biến độc lập thể hiện sự tương quan thấp với nhau nên mơ hình khơng bị đa cộng tuyến.

Kết quả kiểm định cho các giá trị như sau (xem chi tiết ở phụ lục).

Bảng 3.7. Kết quả phân tích hồi quy

Tên biến Hệ số hồi quy

Cơng cụ tài chính 0.140*** Hạ tầng cơ sở kinh tế 0.192*** Hạ tầng cơ sở kỹ thuật 0.182*** Chính sách và quản lý 0.277*** Nhân sự 0.349*** Trình độ văn hố 0.061 Pháp lý -0.114*** R2 0.632 F của mơ hình 71.614 N 300 * p < 0.05; ** p <0.01; *** p <0.001

Theo kết quả Bảng 2.7, giá trị hệ số R2 của mơ hình là 0.632. Điều đó có nghĩa là sự tương quan của mơ hình với các biến kiểm sốt là hợp lý. Theo đó, 7 biến độc lập giải thích được 63.2% sự biến động của biến sự phát triển DVNHĐT. Kết quả kiểm định F = 71.614 với sig = 0.000 < 5% như vậy mơ hình phù hợp với nghiên cứu.

Hệ số VIF từ 1.1 – 1.8 < 2 chứng tỏ mơ hình khơng bị đa cộng tuyến. Hệ số Durbin-Watson = 2.16 thuộc đoạn [1;3] cho thấy mơ hình khơng bị hiện tượng tự tương quan.

Kết quả nghiên cứu:

H1: Cơng cụ tài chính (TC) có ảnh hưởng cùng chiều lên sự phát triển DVNHĐT (beta = 0.140, sig = 0.000), do đó, chấp nhận giả thiết H1.

H2: Hạ tầng cơ sở kinh tế (KT) có ảnh hưởng cùng chiều lên sự phát triển DVNHĐT (beta = 0.192, sig = 0.000), do đó, chấp nhận giả thiết H2.

H3: Hạ tầng cơ sở kỹ thuật (KTH) có ảnh hưởng cùng chiều lên sự phát triển DVNHĐT (beta = 0.182, sig = 0.000), do đó, chấp nhận giả thiết H3.

H4: Chính sách và quản lý (CSQL) có ảnh hưởng cùng chiều lên sự phát triển DVNHĐT (beta = 0.277, sig = 0.000), do đó, chấp nhận giả thiết H4.

H5: Nhân sự (NS) có ảnh hưởng cùng chiều lên sự phát triển DVNHĐT (beta = 0.349, sig = 0.000), do đó, chấp nhận giả thiết H5.

H6: Trình độ văn hố (VH) khơng ảnh hưởng đến sự phát triển DVNHĐT (beta = 0.061, sig = 0.202 > 0.05), do đó, bác bỏ giả thiết H6.

H7: Pháp lý (PL) có ảnh hưởng ngược chiều lên sự phát triển DVNHĐT (beta = - 0.114, sig = 0.003 < 0.05), do đó, chấp nhận giả thiết H7.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 đã trình bày thực trạng phát triển DVNHĐT tại ACB. Với kết quả đã đạt được và những lợi thế ACB hiện có, phát triển DVNHĐT trở thành một trong những ưu tiên của trong chiến lược của ACB. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được, ACB vẫn cịn những khó khăn nhất định trong q trình phát triển DVNHĐT. Từ kết quả phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển DVNHĐT, chương 4 sẽ đưa ra các giải pháp và kế hoạch thực hiện nhằm giúp ACB hoàn thiện, phát triển dịch vụ này, tạo lợi thế cạnh tranh và hội nhập xu thế hiện đại.

CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)