ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 61 - 64)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ

4.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠ

4.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

Công nghệ thông tin và truyền thông ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy, NHNN ln xem sự phát triển của CNTT và truyền thông đối với lĩnh vực ngân hàng là nhiệm vụ hàng đầu và là mục tiêu chiến lược trong quá trình phát triển. Xuyên suốt giai đoạn phát triển, củng cố và tái cơ cấu ngành ngân hàng, các ngân hàng đã tập trung vào đầu tư nâng cấp và xây dựng hệ thống hạ tầng CNTT và truyền thơng. Dự án “Hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán” giai đoạn I là một trong các dự án với mức vốn đầu tư khá lớn và thành cơng ở Việt Nam. Từ đó, NHĐT trở thành một cơng cụ đắc lực cho các công tác quản lý, điều hành về chính sách tiền tệ, tín dụng, góp phần ổn định tiền tệ và phát triển kinh tế đất nước.

Đối với các NHTM, CNTT đã trở thành một cơng cụ khơng thể thiếu cho q trình quản lý, kinh doanh thơng qua vấn đề tập trung hoá tài khoản của khách hàng, nguồn vốn phải được kiểm soát tốt, đa dạng hố và mở rộng các loại hình dịch vụ hiện đại. Quán triệt tư tưởng này, ACB đã đề ra những mục tiêu, định hướng phát triển trên cơ sở chiến lược của ngành ngân hàng trong giai đoạn 2001 – 2020.

4.1.1. Mục tiêu

Mục tiêu của kế hoạch mở rộng việc sử dụng công nghệ vào lĩnh vực giao dịch ngân hàng định hướng tiên tiến hóa và tuân theo những quy định quốc tế gồm ba điều căn bản sau:

Đầu tiên là nâng cao chất lượng quản lý của ngân hàng. ACB cần tuân theo các chính sách về tiền tệ, tỷ giá, ngoại hối, tỷ giá của NHNN, đồng thời tăng cường giám sát thanh tra giao dịch, từ đó xây dựng dần dần một hệ thống ngân hàng ngày càng tiên tiến để hội nhập với hệ thống ngân hàng quốc tế.

Thứ hai, thông qua những cải tiến công nghệ hiện đại, ACB sẽ hoạt động hiệu quả hơn nhờ những ứng dụng quản lý đổi mới, nâng cao trình độ đồng thời tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Việc xây dựng này cần được tiến hành và phát triển dần, hướng đến sự hình thành một hệ thống tập đồn tài chính ở Việt Nam.

Cuối cùng, ACB cần tiên tiến hóa hệ thống thanh tốn và quản lý của mình theo xu thế phát triển công nghệ chung. Sự phát triển công nghệ cũng như đa dạng hóa các dịch vụ sản phẩm với mục tiêu phát triển và hiện đại hóa nền TMĐT Việt Nam.

4.1.2. Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử đến năm 2020

Thứ nhất, cần phải tăng cường công tác chỉ đạo tập trung, phải thống nhất việc xây dựng các đề án, triển khai kế hoạch ứng dụng và phát triển CNTT bảo đảm sự nhất quán về lộ trình phát triển, tiêu chuẩn kỹ thuật cơng nghệ, đáp ứng nhu cầu kết nối hệ thống của các ngân hàng với nhau. Bên cạnh đó, việc phối hợp chặt chẽ giữa các ngân hàng với nhau sẽ giúp đảm bảo tính liên kết và từ đó nâng cao hiệu quả, chất lượng của các dự án ở lĩnh vực CNTT.

Thứ hai, là đẩy mạnh thực hiện các dự án ứng dụng CNTT cho tất cả các nghiệp vụ ngân hàng với mục tiêu tiên tiến hóa nhằm hướng đến một nền kinh tế hiệu quả và phát triển hơn.

Thứ ba là hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp lý được quy định ở nghiệp vụ ngân hàng. Các quy định cần được quan tâm đặc biệt hơn để tương thích với Luật giao dịch điện tử cũng như Nghị định giao dịch điện tử khi giao dịch ngân hàng để sử dụng hiệu quả các ứng dụng của CNTT khi giao dịch.

Thứ tư, phải thường xuyên đào tạo đội ngũ cán bộ, kỹ sư mảng CNTT làm việc trong ngân hàng để đảm bảo đủ năng lực chuyển giao công nghệ và làm chủ được khoa học kỹ thuật, đủ trình độ, khả năng tạo ra các phần mềm chuyên dụng trong hoạt động ngân hàng, bảo đảm an toàn và chất lượng. Thường xuyên phổ cập kiến thức CNTT cho đội ngũ cán bộ nghiệp vụ và cán bộ quản lý của ngân hàng.

Thứ năm, cần chú trọng công tác quảng bá, tuyên truyền để nâng cao hiểu biết của khách hàng từ đó phổ biến DVNHĐT.

Cuối cùng, cần phải ưu tiên đầu tư vốn để phát triển CNTT trong lĩnh vực NHĐT, cần chủ động tìm nguồn vốn nhằm tự mình nâng tầm cơng nghệ hoặc hợp tác, liên kết với các ngân hàng tiên tiến; tiếp nhận và triển khai có hiệu quả từ nguồn tài trợ trong và ngoài nước.

4.1.3. Cơ hội và thách thức

4.1.3.1. Cơ hội

Nhờ các lợi ích từ việc mở cửa nền kinh tế, ACB cũng như các ngân hàng trong nước có cơ hội gia tăng kinh nghiệm, tiếp nhận vốn, tiếp thu nền công nghệ tiên tiến về quản lý các dịch vụ nhờ mối quan hệ với các đối tác ngân hàng lớn.

Bên cạnh đó, việc mở rộng quan hệ cũng đã thúc đẩy quá trình phát triển và cạnh tranh của các cơ sở doanh nghiệp trong nước. Những doanh nghiệp cả trong nước và ngoài nước đều có thể là khách hàng tiềm năng của ngân hàng. Nghĩa là ngân hàng sẽ cùng phát triển song song với sự phát triển của các khách hàng tiềm năng này.

Hạ tầng công nghệ viễn thông được mở rộng, chất lượng không ngừng nâng cao là nền tảng cho sự phát triển TMĐT nói chung và NHĐT ACB nói riêng.

Nhận thức về TMĐT của xã hội ngày càng được nâng cao.

Hành lang pháp lý cho TMĐT và giao dịch qua NHĐT đã được hình thành và tiếp tục hồn thiện phát triển.

Những kế hoạch phát triển mơ hình tiêu dùng khơng qua tiền mặt của Chính phủ đang được xây dựng dần dần, hướng đến văn hóa tiêu dùng khơng tiền mặt trong người dân.

4.1.3.2. Thách thức

Một điểm đặc trưng của NHĐT là nhanh chóng cung cấp những sản phẩm mới cũng như đẩy mạnh nâng cao công nghệ để cạnh tranh với đối thủ.

Ở ngân hàng truyền thống thì các kế hoạch triển khai ln được thử nghiệm trong một thời gian dài để có thể hồn thiện và đưa vào thị trường. Tuy nhiên, đối với NHĐT các sản phẩm và dịch vụ mới đều trải qua thời gian ngắn hơn. Điều này là do sức ép cạnh tranh từ đối thủ trong môi trường kinh doanh khốc liệt. Do đặc điểm này,

một chiến lược phù hợp, những đánh giá phân tích rủi ro chính xác là vơ cùng cần thiết và cấp bách đối với ngân hàng.

Nhờ công nghệ tiên tiến, hiện đại cùng các thiết bị thông tin cũng như mạng lưới trực tuyến, ngân hàng đã chuyển sang các giao dịch trực tuyến nhằm giảm tối đa những sai sót và khả năng xảy ra sự gian lận mà các giao dịch thủ cơng truyền thống có thể mắc phải. Tuy nhiên, sự phụ thuộc này khiến ngân hàng dựa dẫm nhiều vào hệ thống, các liên kết và cấu trúc công nghệ.

Sự phụ thuộc quá nhiều vào đối tác thứ ba, ứng dụng CNTT làm tăng tính phức tạp về kỹ thuật trong q trình vận hành, mở rộng quan hệ, bảo đảm an ninh, liên kết với công ty truyền thông, các nhà cung cấp dịch vụ Internet và các đối tác công nghệ khác (đối tác thứ ba), mà trong số đó nhiều dịch vụ, sản phẩm nằm ngồi sự kiểm soát của ngân hàng.

Một vấn đề nảy sinh là sự gia tăng hình thức tội phạm cơng nghệ mạng chuyên gia đánh cắp các dữ liệu cá nhân cũng như tài khoản khách hàng. Do đó, ngân hàng cần tập trung hơn đến việc kiểm soát bảo mật an ninh để bảo vệ tính riêng tư của khách hàng.

Sự chấp nhận của người tiêu cũng là một vấn đề vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển các sản phẩm NHĐT. Ngày nay, việc sử dụng tiền mặt trong tiêu dùng đã trở nên quá quen thuộc đối với người dân. Thay thế thói quen này bằng việc sử dụng DVNHĐT cũng là một thách thức đối với ngành ngân hàng nói chung và ACB nói riêng.

4.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)