CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ
5.2. Hàm ý quản trị
Nghiên cứu giúp các nhà lãnh đạo, nhà quản trị thấy được tác động của đặc điểm tính cách Big – Five và lãnh đạo đạo đức đến sự hài lịng trong cơng việc của nhân viên siêu thị. Từ đó các nhà lãnh đạo kinh doanh hiểu được giá trị của đạo đức, biết được đặc điểm tính cách nào phù hợp với chính mình và với nhân viên mang đến sự hài lịng trong cơng việc của nhân viên. Hãy trở thành một nhà lãnh đạo đạo đức để quản lý doanh nghiệp thành cơng hơn. Ngay cả chính nhân viên cũng phải biết xác định đặc điểm tính cách của mình có phù hợp với cơng việc này khơng để biết điều chỉnh cho thỏa nhu cầu. Và tìm một mơi trường làm việc tốt nơi có nhà lãnh đạo biết quan tâm đến lợi ích chung của nhân viên và cộng đồng mang lại sự hài lịng cao trong cơng việc.
Đặc điểm tính cách đóng một vai trị quan trọng trong việc xác định sự hài lòng trong cơng việc, và do đó các nhà quản trị nguồn nhân lực phải quan tâm chú ý đến các thuộc tính này trong q trình tuyển dụng, bố trí sắp xếp cơng việc phù hợp với tính cách của mỗi người nhằm đem lại sự hài lịng trong cơng việc, gắn kết nhân viên làm việc lâu dài, giúp cho các hệ thống siêu thị hoạt động tốt hơn. Do đó, những phát hiện này có thể giúp các nhà quản lý đưa ra quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn nhân cách phù hợp cho công việc. Nhà tuyển dụng sử dụng bài kiểm
tra để giúp xác định chính xác khả năng của ứng viên sẽ phù hợp với vị trí cụ thể nào và văn hóa của tổ chức hay khơng. Ví dụ, bạn nhìn vào nhiệm vụ của một vị trí và có thể đánh giá liệu vị trí phù hợp với làm theo nhóm hay làm độc lập, nhờ đó bạn có thể xác định ứng viên phù hợp cho vị trí đó.
Hơn nữa, nghiên cứu còn giúp cho nhân viên có những định hướng nghề nghiệp phù hợp với tính cách cá nhân. Cụ thể như nếu vị trí cơng việc hiện tại của bạn có quá nhiều áp lực, bạn có thể cảm thấy căng thẳng và lo lắng. Lý do đó bắt nguồn từ tính cách của bạn không phù hợp với cơng việc hiện tại, vì thế làm bạn cảm thấy căng thẳng, lo âu khi phải tuân thủ mục tiêu và thời gian phải hồn thành được đặt ra. Thơng qua đo lường tính cách dựa trên mơ hình, bạn có thể xác định vấn đề, vai trị mới hoặc một cơng việc mới phù hợp với tính cách của bạn. Những mặt tính cách trong Big Five có tương quan cao với khả năng làm việc, vì thế việc tìm hiểu Big Five có thể giúp bạn tìm thấy ngành nghề thích hợp với tính cách của mình. Trong các mặt tính cách, Tận tâm (Conscientiousness) có tương quan cao nhất đến khả năng làm việc: Một người càng có tính tận tâm cao thì càng có khả năng làm việc hiệu quả mang lại sự hài lịng cao trong cơng việc. Những mặt tính cách khác cũng có tương quan đến một số tính chất cơng việc đặc trưng. Tính dễ chịu (Agreeableness) liên quan đến mặt quan hệ, giao tiếp với người khác trong cơng việc. Tính hướng ngoại (Extraversion) thích hợp với những cơng việc địi hỏi giao tiếp với nhiều đối tượng như các công việc quản lý, cảnh sát, người bán hàng. Big Five cũng có liên hệ tới khả năng làm việc nhóm. Thành viên nhóm càng có điểm cao trong thang đo tận tâm, dễ chịu, hướng ngoại thì càng làm việc hiệu quả mang lại sự hài lịng cao trong cơng việc. Trong việc lựa chọn lãnh đạo, những người có điểm cao trong thang đo hướng ngoại, sẵn sàng trải nghiệm và dễ chịu cũng có khả năng được lựa chọn cao hơn mang lại sự hài lịng trong cơng việc.
Ví dụ, những cá nhân có tâm lý bất ổn thường không phù hợp với hầu hết các vị trí, với vai trị làm việc theo nhóm. Nhưng để cải thiện điều đó nhà quản trị nên tạo cho nhân viên một mơi trường làm việc an tồn, thoải mái và vui vẻ. Nhà quản lý cần đặc biệt quan tâm đến yếu tố tâm lý của nhân viên, cần lắng nghe tích cực
những ý kiến, suy nghĩ của nhân viên để thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của nhân viên, đồng thời tích lũy những ý kiến đóng góp q báu cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Những cá nhân có tính sẵn sàng trải nghiệm thích hợp với lĩnh vực kinh doanh, nơi có động lực cao để tìm tịi học hỏi, thích khám phá những thách thức, đổi mới và dễ bị nhàm chán với cơng việc ít sáng tạo hơn. Nhà quản lý nên trao quyền cho nhân viên tự đưa ra và chịu trách nhiệm cho quyết định của mình, cho phép nhân viên theo đuổi đam mê, phát triển ý tưởng, thúc đẩy tính sáng tạo và đem đến cho nhân viên cơ hội trải nghiệm những điều mới mẻ ngồi cơng việc hằng ngày.
Những cá nhân có tính tận tâm là người có tinh thần trách nhiệm và tính kỹ luật cao, thích hợp với những cơng việc địi hỏi sự tỉ mỉ, chi tiết, chính xác như kế tốn, thu ngân, nhân sự,… Để mang đến sự hài lịng trong cơng việc của nhân viên, nhà lãnh đạo cần quản lý con người hiệu quả, thấu hiểu nhân viên, giúp nhân viên hiểu được ý nghĩa công việc, thường xuyên động viên, khen thưởng duy trì thái độ làm việc tích cực, phát huy tính trách nhiệm và tinh thần kỹ luật thì nhân viên sẽ tận tâm hơn. Các nhà tuyển dụng, các công ty đánh giá cao chỉ số tận tâm của một người. Đây cũng là một tính cách quan trọng nhất dẫn đến thành cơng trong cơng việc. Người có chỉ số cao ở mặt này có lương cao hơn.
Cịn tính hướng ngoại là những cá nhân sơi nổi, giỏi ngoại giao, nhiệt tình, tràn đầy năng lượng phù hợp với công việc giao tiếp, chăm sóc khách hàng, tiếp thị,…Nhà quản lý cần nhận ra để có những cách tiếp cận như tạo nhiều hoạt động để nhân viên thể hiện bản thân và hướng thúc đẩy nhân viên tham gia hoạt động nhóm, thảo luận phát huy tính sáng tạo tốt hơn.
Tính dễ chịu rõ ràng là quan trọng, đặc biệt là cần có sự hợp tác và cộng tác nhiều hơn, là quan trọng đối với hầu hết các cá nhân trong tổ chức. Do đó, các tổ chức nên đánh giá cao tính dễ chịu liên quan đến sự hài lịng cơng việc. Mặc dù nghiên cứu tính dễ chịu khơng ảnh hưởng đến sự hài lịng nhưng đặc tính cũng quan trọng cần được xem xét trong các nghiên cứu tiếp theo.
Trong doanh nghiệp, tổ chức mỗi nhân viên là một thế giới riêng biệt, họ khác nhau về năng lực quản trị, về nguyện vọng, về sở thích…vì vậy họ có những nhu cầu ham muốn khác nhau, các nhà lãnh đạo đạo đức quản lý phải nghiên cứu kỹ vấn đề này để để ra các biện pháp quản trị phù hợp nhất. Các nhà lãnh đạo đạo đức xác định được mục tiêu kinh doanh lâu dài từ đó có phương thức ứng xử và hành động phù hợp đem cái tâm và cái tài kết hợp trong kinh doanh. Doanh nghiệp luôn phải biết được người tiêu dùng cần gì để ln cải tiến mẫu mã, bao bì, nâng cao chất lượng, cải tiến công nghệ và quản lý để giảm chi phí, hạ giá thành. Kinh doanh thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng nhờ đó tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp, tối đa hóa lợi ích cho tồn xã hội, quan tâm đến bảo vệ môi trường. Người quản lý không được đánh giá nhân viên trên cơ sở định kiến phải đánh giá đúng, khách quan, công bằng về hiệu suất và năng lực làm việc của nhân viên, sự giám sát nếu thực hiện khơng cẩn trọng và tế nhị thì có thể gây áp lực tâm lý bất lợi làm giảm sự hài lịng trong cơng việc của nhân viên. Đảm bảo nhân viên luôn được làm việc trong mơi trường an tồn, mức lương thỏa đáng, chế độ đãi ngộ và cơ hội thăng tiến luôn được quan tâm.
Lãnh đạo đạo đức cao phải hành động trong ánh sáng của đạo đức, tuân theo luật lệ là sự bù đắp cho việc làm những điều đúng. Nó làm cho cơng tác quản lý trở nên dễ dàng hơn và có nhiều cơ hội sẽ đến, thành cơng dựa vào các mục tiêu có đạo đức và luân lý dựa trên hệ thống giá trị của bạn. Khi nhà quản lý muốn thành công bằng các cách khơng có đạo đức hoặc khơng trung thực, thành công sẽ không kéo dài được lâu. Thành công phải được xây dựng dựa trên các mục tiêu bao gồm các giá trị đạo đức sẽ có ý nghĩa và tồn tại lâu hơn. Nhà lãnh đạo luôn cảm thấy tốt hơn và nhân viên sẽ đáp lại với các đặc điểm đạo đức tốt đó. Hơn nữa, vai trị của nhà lãnh đạo là hành động khơi nguồn cho những ý tưởng mang lại tính khả thi và chắc chắn thấm nhuần bằng đam mê và khát vọng, tránh rập khuôn, sao chép cách làm của những nhà lãnh đạo thành công khác. Hãy chứng tỏ giá trị đạo đức tốt là phần công việc lớn nhất của một nhà lãnh đạo đạo đức. Khi nhà lãnh đạo, quản lý nỗ lực để thể hiện hình ảnh tốt nhất của chính mình, họ sẽ khơng bao giờ có cảm giác mất
đi sự tự tin, và các kế hoạch đang ấp ủ và những khát khao của họ sẽ trở thành hiện thực. Nhà lãnh đạo, quản lý càng thường xuyên đánh giá khả năng, kỹ năng, hành động và kế hoạch của mình, để càng tiến gần tới thành công hơn.
Cùng với sự cạnh tranh về trí tuệ và năng lực cịn có sự cạnh tranh về thái độ làm việc của nhân viên. Thái độ làm việc trực tiếp quyết định hành vi một con người, quyết định sự tận tâm làm việc hay chỉ ứng phó với cơng việc, bằng lịng với những gì mình đang có hay có chí tiến thủ muốn vươn xa hơn.Vì vậy, đối với tổ chức, tạo đựng và duy trì được sự hài lịng của nhân viên có vai trị rất quan trọng. Tuy nhiên, hiểu đúng và hiểu đủ về sự hài lịng của nhân viên khơng phải là một vấn đề đơn giản. Bởi vậy, có rất nhiều nghiên cứu, khảo sát đánh giá sự hài lịng trong cơng việc đã và đang trở thành một nguồn dữ liệu quý giá để doanh nghiệp có thể có những quyết sách quản trị phù hợp và xác đáng trong từng giai đoạn cụ thể. Vì vậy, các hệ thống siêu thị nói riêng và các doanh nghiệp nói chung phải lựa chọn một con đường, một thuyết mới nhằm hướng tới một nguồn lực sẵn sàng cho sự phát triển trong tương lai cũng như đảm bảo năng suất lao động hiện tại. Vì vậy, việc tìm hiểu được “tính cách, tâm tư, nguyện vọng” của nhân viên được coi như một bước trong kế hoạch quản trị nhân tài cũng như xây dựng một môi trường làm việc đi cùng đường với chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
Tóm lại, các nhà lãnh đạo đạo đức, quản lý nên xem xét từng đặc điểm tính cách liên quan đến không chỉ sự hài lịng cơng việc, mà cịn các khía cạnh nghề nghiệp khác có liên quan để có được cái nhìn tổng qt nhất của một nhân viên.