Tổng hợp thang đo sau khi nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các đặc điểm tính cách big five và lãnh đạo đạo đức đến sự hài lòng trong công việc, nghiên cứu trường hợp tại các hệ thống siêu thị lớn ở thành phố hồ chí minh (Trang 54 - 60)

Yếu tố Mã hóa Biến quan sát Tác giả

Sẵn sàng trải nghiệm

O1 Anh/ chị thấy mình là người giàu trí tưởng tượng Costa & Mccrae (1992) McCrae & Costa (2010) O2 Anh/ chị thấy mình là người có óc thẩm mỹ

O3 Anh/ chị thấy mình là người hiểu cảm xúc của mình

O4 Anh/ chị thấy mình là người mở lịng với những trải nghiệm thực tế O5 Anh/ chị thấy mình là người giàu ý tưởng

O6 Anh/ chị thấy mình là người muốn khám phá những giá trị của bản than Tận tâm C1 Anh/ chị thấy mình là người tin vào năng lực bản than

C2 Anh/ chị thấy mình là người có tính tổ chức C3 Anh/ chị thấy mình là người có trách nhiệm

C4 Anh/ chị thấy mình là người ln nổ lực để đạt được mục tiêu C5 Anh/ chị thấy mình là người có tính kỹ luật

C6 Anh/ chị thấy mình là người hay cân nhắc cẩn thận trước khi nói và hành động Hướng

ngoại

E1 Anh/ chị thấy mình là người có sự quan tâm, thân thiện với người khác E2 Anh/ chị thấy mình là người giao thiệp rộng

E3 Anh/ chị thấy mình là người quyết đốn E4 Anh/ chị thấy mình là người năng động

E5 Anh/ chị thấy mình là người ln muốn tiềm kiếm mơi trường nhộn nhịp E6 Anh/ chị thấy mình là người lạc quan, yêu đời

Dễ chịu A1 Anh/ chị thấy mình là người dễ tin vào sự thành thật và mục đích tốt của người khác

A2 Anh/ chị thấy mình là người thẳng thắn

A3 Anh/ chị thấy mình là người ln nghĩ cho người khác

A4 Anh/ chị thấy mình là người thường đứng giữa những ý kiến đối lập không theo hay phụ thuộc bên nào

A5 Anh/ chị thấy mình là người khiêm tốn

A6 Anh/ chị thấy mình là người dễ cảm thơng với người khác Tâm lý

bất ổn

N1 Anh/ chị thấy mình là người hay lo lắng N2 Anh/ chị thấy mình là người dễ nổi giận N3 Anh/ chị thấy mình là người trầm cảm N4 Anh/ chị thấy mình là người tự ti, mặc cảm N5 Anh/ chị thấy mình là người có tính bốc đồng

Yếu tố Mã hóa Biến quan sát Tác giả

Lãnh đạo đạo đức

EL1 Cấp trên chịu lắng nghe những gì nhân viên nói Brown (2005) và Çelik (2015) EL2 Thường xuyên kỷ luật những nhân viên vi phạm tiêu chuẩn đạo đức

EL3 Khuyến khích mọi người xây dựng cuộc sống chính mình một cách có đạo đức EL4 Cơng ty ln quan tâm tới lợi ích của nhân viên

EL5 Môi trường làm việc công bằng và không thiên vị EL6 Cấp trên được nhân viên tin tưởng và nghe theo

EL7 Mở các cuộc họp, thảo luận về đạo đức kinh doanh hoặc các giá trị với nhân viên

EL8 Nêu gương những người làm việc đúng cách về mặt đạo đức

EL9 Anh/chị có xác định thành cơng khơng chỉ bởi kết quả mà còn cả cách chúng đúc kết được

EL10 Khi đưa ra quyết định anh/chị có bao giờ hỏi “Điều cần làm là gì?” Sự hài

lịng trong cơng việc

JS1 Anh/chị hài lịng với mức thu nhập của mình khi làm việc tại công ty này Fernand và Awamle h (2006) JS2 Anh/chị nhận thấy rằng ý kiến của mình được tôn trọng tại nơi làm việc

JS3 Anh/chị hài lịng với sự cơng nhận mà mình nhận được khi làm việc tại công ty này

JS4 Anh/chị hài lòng về mối quan hệ với đồng nghiệp

JS5 Anh/chị hài lòng về cách ứng xử của người lãnh đạo với nhân viên JS6 Nói chung, Anh/chị tơi cảm thấy hài lịng với cơng việc này JS7 Anh/chị cảm thấy hầu hết nhân viên đều hài lịng với cơng việc

Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của tác giả

3.2.4. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ

Bảng câu hỏi được thiết kế gồm hai phần, phần thứ nhất là thu thập ý kiến của các đối tượng khảo sát với mức độ đồng ý về các yếu tố tác động của đặc điểm tính cách Big-Five và lãnh đạo đạo đức đến sự hài lịng trong cơng việc của nhân viên siêu thị tại TPHCM. Phần thứ hai là thu thập thông tin cá nhân của đối tượng khảo sát phục vụ cho việc thống kê mô tả. Dựa trên cơ sở tham khảo ý kiến của những chuyên gia tham gia phỏng vấn và thảo luận nhóm trong nghiên cứu định tính, nội dung câu hỏi được xây dựng đơn giản, dễ hiểu nhưng vẫn đảm bảo đúng hàm ý của cơ sở lý thuyết. Các câu hỏi được bố trí theo thang đo Liket với điểm số từ 1 đến 5 quy ước rằng: (1) Hoàn tồn khơng đồng ý; (2) Khơng đồng ý; (3) Trung lập; (4) Đồng ý và (5) Hoàn toàn đồng ý. Bảng câu hỏi được tạo thành khung, rất dễ nhận diện trả lời (chi tiết theo Phụ lục 3).

3.3. Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Sau khi tiến hành phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm, tác giả hiệu chỉnh lại bảng câu hỏi sơ bộ để tiến hành khảo sát thử. Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện bằng bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ 50 nhân viên quản lý làm việc lâu năm tại siêu thị ở TPHCM. Kết quả khảo sát sơ bộ sẽ được mã hóa và sử dụng phần mềm SPSS để đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo và phân tích nhân tố khám phá EFA kiểm định lý thuyết khoa học của mơ hình nghiên cứu. Số phiếu phát ra: 60, số phiếu thu về: 55. Trong đó q trình nhập và xử lý số liệu có 5 phiếu bị lỗi. Những lỗi chủ yếu là không trả lời hết những câu hỏi trong bảng khảo sát, trả lời các đáp án giống nhau, còn lại 50 phiếu điều tra hợp lệ.

Trước hết phải đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo, là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các câu hỏi trong thang đo có tương quan với nhau: “α có cơng thức tính: α = Nρ/[1 + ρ(N-1)]”

Trong đó ρ là hệ số tương quan trung bình giữa các câu hỏi, N là số câu hỏi. Các nghiên cứu được đồng ý khi hệ số Cronbach alpha từ 0.8 đến gần 1 là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được, từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp các khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu. Hệ số tương quan biến tổng phải từ 0.3 trở lên (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Hoàng Trọng và Chu Ngọc, 2008, tập 2, tr.24).

Tiếp theo phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA), được sử dụng trong trường hợp người nghiên cứu cần nhận diện một tập hợp gồm một số lượng biến mới tương đối ít, khơng có tương quan với nhau để thay thế tập hợp biến gốc có tương quan với nhau nhằm phục vụ cho phân tích tiếp theo (Hồng Trọng & Chu Ngọc, 2008). Điều kiện cần để áp dụng EFA là các biến phải có tương quan với nhau. Điều kiện đủ là trị số Kaiser – Meyer – Olkin (KMO) phải lớn (giữa 0.5 và 1) (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn, 2008, tập 2, tr.30-31). Nghiên cứu này sử dụng phương pháp rút trích nhân tố, với nguyên tắc dựa vào Eigenvalue để xác định số lượng nhân tố (chỉ nhân tố nào có Eigenvalue > 1 mới được giữ lại), và còn nhỏ hơn 1 sẽ khơng có tác dụng tóm tắt thơng tin tốt hơn một biến gốc, bởi vì sau khi

chuẩn hóa mỗi biến gốc có phương sai là 1. Đồng thời, chỉ những biến có hệ số tải nhân tố (Factor loading) > 0.5 được giữ lại (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Việc tiến hành nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện trên số phiếu khảo sát là 50 phiếu đạt yêu cầu và được đưa vào kiểm định sơ bộ như kiểm tra độ tin cậy của thang đo. Việc kiểm định trong nghiên cứu sơ bộ định lượng giúp nghiên cứu đánh giá được tính phân biệt của các thang đo trong mơ hình nghiên cứu. Kết quả của nghiên cứu sơ bộ đã sàng lọc những biến không phù hợp trong các thang đo và được đưa vào danh sách các biến áp dụng cho chương trình nghiên cứu chính thức.

3.3.2. Kiểm định thang đo sơ bộ bằng phân tích hệ số độ tin cậy Cronbach’s Alpha Cronbach’s Alpha

3.3.2.1. Kiểm định thang đo đặc điểm tính cách Big-Five

Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha (xem chi tiết phụ lục 6: Kiểm định thang đo sơ bộ) đối với thang đo đặc điểm tính cách Big-Five của quản lý cấp cao ngành siêu thị với các đặc điểm như sau:

Thang đo sẵn sàng trải nghiệm

Thang đo sẵn sàng trải nghiệm có 6 biến quan sát (O1 – O6). Kết quả kiểm định độ tin cậy lần 1 cho thấy, thang đo có hệ số độ tin cậy α = 0.816 lớn hơn 0.6, trong đó có biến O5 có hệ số tương quan biến tổng là 0.217 < 0.3 và hệ số α của riêng O5 = 0.883 lớn hơn hệ số α chung (Nunnally, 1978) nên biến O5 sẽ bị loại (chi tiết theo Phụ lục 6).

Kết quả kiểm định độ tin cậy lần 2 với biến O5 bị loại cho thấy, thang đo có hệ số độ tin cậy α = 0.883 lớn hơn 0.6 là đạt yêu cầu, biến thiên trong khoảng từ [0.834 - 0.883]. Hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến đều đạt yêu cầu, thấp nhất là 0.603 > 0.3. Do đó, thang đo sẵn sàng trải nghiệm cịn lại 5 biến quan sát (biến O5 bị loại) đáp ứng được yêu cầu về độ tin cậy để tiếp tục phân tích nhân tố khám phá EFA (chi tiết theo Phụ lục 7).

Thang đo tận tâm

Thang đo tận tâm có 6 biến quan sát (C1 – C6). Kết quả kiểm định độ tin cậy lần 1 cho thấy, thang đo có hệ số độ tin cậy α = 0.833 lớn hơn 0.6, trong đó có biến C5

có hệ số tương quan biến tổng là 0.280 < 0.3 và hệ số α của riêng C5 = 0.875 lớn hơn hệ số α chung (Nunnally, 1978) nên biến C5 sẽ bị loại (chi tiết theo Phụ lục 6).

Kết quả kiểm định độ tin cậy lần 2 với biến C5 bị loại cho thấy, thang đo có hệ số độ tin cậy α = 0.875 lớn hơn 0.6 là đạt yêu cầu, biến thiên trong khoảng từ [0.817 - 0.875]. Hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến đều đạt yêu cầu, thấp nhất là 0.585 > 0.3. Do đó, thang đo tận tâm cịn lại 5 biến quan sát (biến C5 bị loại) đáp ứng được yêu cầu về độ tin cậy để tiếp tục phân tích nhân tố khám phá EFA (chi tiết theo Phụ lục 7).

Thang đo hướng ngoại

Thang đo hướng ngoại có 6 biến quan sát (Ex1 – Ex6). Kết quả kiểm định độ tin cậy lần 1 cho thấy, thang đo có hệ số độ tin cậy α = 0.669 lớn hơn 0.6, trong đó có biến Ex5 có hệ số tương quan biến tổng là 0.204 < 0.3 và hệ số α của riêng Ex5 = 0.734 lớn hơn hệ số α chung (Nunnally, 1978) nên biến Ex5 sẽ bị loại (chi tiết theo Phụ lục 6).

Kết quả kiểm định độ tin cậy lần 2 với biến Ex5 bị loại cho thấy, thang đo có hệ số độ tin cậy α = 0.734 lớn hơn 0.6 là đạt yêu cầu, biến thiên trong khoảng từ [0.647 - 0.722]. Hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến đều đạt yêu cầu, thấp nhất là 0.503 > 0.3. Do đó, thang đo hướng ngoại còn lại 5 biến quan sát (biến Ex5 bị loại) đáp ứng được yêu cầu về độ tin cậy để tiếp tục phân tích nhân tố khám phá EFA (chi tiết theo Phụ lục 7).

Thang đo dễ chịu

Thang đo dễ chịu có 6 biến quan sát (A1 – A6). Kết quả kiểm định độ tin cậy lần 1 cho thấy, thang đo có hệ số độ tin cậy α = 0.769 lớn hơn 0.6, trong đó có biến A6 có hệ số tương quan biến tổng là 0.101 < 0.3 và hệ số α của riêng A6 = 0.904 lớn hơn hệ số α chung (Nunnally, 1978) nên biến A6 sẽ bị loại (chi tiết theo Phụ lục 6).

Kết quả kiểm định độ tin cậy lần 2 với biến A6 bị loại cho thấy, thang đo có hệ số độ tin cậy α = 0.904 lớn hơn 0.6 là đạt yêu cầu, biến thiên trong khoảng từ [0.867 - 0.899]. Hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến đều đạt yêu cầu, thấp nhất là 0.686 > 0.3. Do đó, thang đo dễ chịu cịn lại 5 biến quan sát (biến A6 bị loại) đáp

ứng được yêu cầu về độ tin cậy để tiếp tục phân tích nhân tố khám phá EFA (chi tiết theo Phụ lục 7).

Thang đo tâm lý bất ổn

Thang đo tâm lý bất ổn có 6 biến quan sát (N1 – N6). Kết quả kiểm định độ tin cậy lần 1 cho thấy, thang đo có hệ số độ tin cậy α = 0.653 lớn hơn 0.6, trong đó có biến N3 và N5 có hệ số tương quan biến tổng lần lượt là 0.150, 0.097 < 0.3 và hệ số α của riêng N3 = 0.735 và N5 = 0.739 lớn hơn hệ số α chung (Nunnally, 1978) nên biến N3 và N5 sẽ bị loại (chi tiết theo Phụ lục 6).

Kết quả kiểm định độ tin cậy lần 2 với biến N3 và N5 bị loại cho thấy, thang đo có hệ số độ tin cậy α = 0.860 lớn hơn 0.6 là đạt yêu cầu, biến thiên trong khoảng từ [0.769 - 0.846]. Hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến đều đạt yêu cầu, thấp nhất là 0.646 > 0.3. Do đó, thang đo tâm lý bất ổn cịn lại 4 biến quan sát (biến N3, N5 bị loại) đáp ứng được yêu cầu về độ tin cậy để tiếp tục phân tích nhân tố khám phá EFA (chi tiết theo Phụ lục 7).

3.3.2.2. Kiểm định thang đo lãnh đạo đạo đức

Thang đo lãnh đạo đạo đức có 10 biến quan sát (EL1 – EL10). Kết quả kiểm định độ tin cậy lần 1 cho thấy, thang đo có hệ số độ tin cậy α = 0.785 lớn hơn 0.6, trong đó có biến EL3 và EL7 có hệ số tương quan biến tổng lần lượt là 0.141, 0.030 < 0.3 và hệ số α của riêng EL3 = 0.821 và EL7 = 0.837 lớn hơn hệ số α chung (Nunnally, 1978) nên biến EL3 và EL7 sẽ bị loại (chi tiết theo Phụ lục 6).

Kết quả kiểm định độ tin cậy lần 2 với biến EL3 và EL7 bị loại cho thấy, thang đo có hệ số độ tin cậy α = 0.890 lớn hơn 0.6 là đạt yêu cầu, biến thiên trong khoảng từ [0.864 - 0.889]. Hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến đều đạt yêu cầu, thấp nhất là 0.516 > 0.3. Do đó, thang đo lãnh đạo đạo đức còn lại 8 biến quan sát (biến EL3, EL7 bị loại) đáp ứng được yêu cầu về độ tin cậy để tiếp tục phân tích nhân tố khám phá EFA (chi tiết theo Phụ lục 7).

3.3.2.3. Kiểm định thang đo sự hài lịng trong cơng việc

Thang đo sự hài lịng trong cơng việc có 7 biến quan sát (JS1 – JS7). Kết quả kiểm định độ tin cậy lần 1 cho thấy, thang đo có hệ số độ tin cậy α = 0.836 lớn hơn

0.6, trong đó có biến JS2 có hệ số tương quan biến tổng là 0.181 < 0.3 và hệ số α của riêng JS2 = 0.894 lớn hơn hệ số α chung (Nunnally, 1978) nên biến JS2 sẽ bị loại (chi tiết theo Phụ lục 6).

Kết quả kiểm định độ tin cậy lần 2 với biến JS2 bị loại cho thấy, thang đo có hệ số độ tin cậy α = 0.894 lớn hơn 0.6 là đạt yêu cầu, biến thiên trong khoảng từ [0.857 - 0.892]. Hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến đều đạt yêu cầu, thấp nhất là 0.609 > 0.3. Do đó, thang đo lãnh đạo đạo đức cịn lại 6 biến quan sát (biến JS2 bị loại) đáp ứng được yêu cầu về độ tin cậy để tiếp tục phân tích nhân tố khám phá EFA (chi tiết theo Phụ lục 7).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các đặc điểm tính cách big five và lãnh đạo đạo đức đến sự hài lòng trong công việc, nghiên cứu trường hợp tại các hệ thống siêu thị lớn ở thành phố hồ chí minh (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)