Tổng hợp thang đo chính thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các đặc điểm tính cách big five và lãnh đạo đạo đức đến sự hài lòng trong công việc, nghiên cứu trường hợp tại các hệ thống siêu thị lớn ở thành phố hồ chí minh (Trang 63 - 68)

STT Yếu tố Mã hóa Biến quan sát

1 Sẵn sàng trải nghiệm

O1 Anh/ chị thấy mình là người giàu trí tưởng tượng 2 O2 Anh/ chị thấy mình là người có óc thẩm mỹ

3 O3 Anh/ chị thấy mình là người hiểu cảm xúc của mình

4 O4 Anh/ chị thấy mình là người mở lịng với những trải nghiệm thực tế 5 O5 Anh/ chị thấy mình là người muốn khám phá những giá trị của bản thân 6 Tận

tâm

C1 Anh/ chị thấy mình là người tin vào năng lực bản thân 7 C2 Anh/ chị thấy mình là người có tính tổ chức

8 C3 Anh/ chị thấy mình là người có trách nhiệm

9 C4 Anh/ chị thấy mình là người ln nổ lực để đạt được mục tiêu

10 C5 Anh/ chị thấy mình là người hay cân nhắc cẩn thận trước khi nói và hành động 11 Hướng

ngoại

E1 Anh/ chị thấy mình là người có sự quan tâm, thân thiện với người khác 12 E2 Anh/ chị thấy mình là người giao thiệp rộng

13 E3 Anh/ chị thấy mình là người quyết đốn 14 E4 Anh/ chị thấy mình là người năng động 15 E5 Anh/ chị thấy mình là người lạc quan, yêu đời 16 Dễ

chịu

A1 Anh/ chị thấy mình là người dễ tin vào sự thành thật và mục đích tốt của người khác

17 A2 Anh/ chị thấy mình là người thẳng thắn

18 A3 Anh/ chị thấy mình là người ln nghĩ cho người khác

19 A4 Anh/ chị thấy mình là người thường đứng giữa những ý kiến đối lập không theo hay phụ thuộc bên nào

20 A5 Anh/ chị thấy mình là người khiêm tốn 21 Tâm lý

bất ổn

N1 Anh/ chị thấy mình là người hay lo lắng 22 N2 Anh/ chị thấy mình là người dễ nổi giận 23 N3 Anh/ chị thấy mình là người tự ti, mặc cảm 24 N4 Anh/ chị thấy mình là người dễ bị tổn thương 25 Lãnh

đạo đạo đức

EL1 Cấp trên chịu lắng nghe những gì nhân viên nói

26 EL2 Thường xuyên kỷ luật những nhân viên vi phạm tiêu chuẩn đạo đức 27 EL3 Công ty ln quan tâm tới lợi ích của nhân viên

28 EL4 Môi trường làm việc công bằng và không thiên vị 29 EL5 Cấp trên được nhân viên tin tưởng và nghe theo

30 EL6 Nêu gương những người làm việc đúng cách về mặt đạo đức

31 EL7 Bạn có xác định thành cơng khơng chỉ bởi kết quả mà cịn cả cách chúng đúc kết được

32 EL8 Khi đưa ra quyết định bạn có bao giờ hỏi “Điều cần làm là gì?” 33 Sự hài

lịng trong cơng việc

JS1 Anh/chị hài lịng với mức thu nhập của mình khi làm việc tại cơng ty này

34 JS2 Anh/chị hài lòng với sự cơng nhận mà mình nhận được khi làm việc tại cơng ty này

35 JS3 Anh/chị hài lịng về mối quan hệ với đồng nghiệp

36 JS4 Anh/chị hài lòng về cách ứng xử của người lãnh đạo với nhân viên 37 JS5 Nói chung, Anh/chị tơi cảm thấy hài lịng với cơng việc này 38 JS6 Anh/chị cảm thấy hầu hết nhân viên đều hài lịng với cơng việc

3.3.5. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát chính thức.

Dựa trên kết quả kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha và kết quả phân tích nhân tố EFA, bảng khảo sát chính thức được thiết kế lại gồm 38 biến (loại 9 biến). Nội dung bảng khảo sát chia làm 2 phần: phần thứ nhất thu thập ý kiến của các đối tượng khảo sát mức độ đồng ý về các yếu tố tác động của đặc điểm tính cách Big- Five và lãnh đạo đạo đức đến sự hài lịng trong cơng việc của nhân viên siêu thị tại TPHCM. Phần 2, thu thập thông tin cá nhân của các đối tượng khảo sát, phục vụ cho việc thống kê mô tả.

Trong nghiên cứu này chủ yếu sử dụng thang đo quãng Likert (Likert, 1932) để đo lường một tập các phát biểu của một khái niệm. Thang đo Likert là thang đo thứ tự và đo lường mức độ đồng ý của đối tượng nghiên cứu. Vì vậy, thang đo Likert cho phép một loạt các lựa chọn từ “1 – Hồn tồn khơng đồng ý” tới "5 – Hoàn toàn đồng ý”. Điều này cho phép người trả lời khả năng tạo ra sự phân biệt tốt giữa những thái độ (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Bảng câu hỏi được bố trí trên khổ giấy A4, cỡ chữ 13, điểm số từ 1 đến 5 với quy ước: (1) Hồn tồn khơng đồng ý; (2) Khơng đồng ý; (3) Trung lập; (4) Đồng ý; (5) Hoàn toàn đồng ý. Bảng câu hỏi được tạo thành khung, rất dễ nhận diện trả lời (chi tiết theo Phụ lục 8).

3.4. Nghiên cứu định lượng chính thức

3.4.1. Mẫu nghiên cứu và phương pháp điều tra

Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), kích thước mẫu cần cho nghiên cứu phụ thuộc vào các yếu tố như phương pháp phân tích dữ liệu và độ tin cậy cần thiết. Đa số các nhà nghiên cứu xác định cỡ mẫu cần thiết thông qua công thức kinh nghiệm cho từng phương pháp xử lý của mình. Hair và cộng sự (2010), Nguyễn Đình Thọ (2011) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là trên 100 và tỉ lệ quan sát (observations)/ biến đo lường (items) là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát, tốt nhất là tỉ lệ 10:1 trở lên. Với 38 biến quan sát, số lượng mẫu tối thiểu cần thiết là: 38 * 5 = 190 mẫu và tốt nhất là 38 * 10= 380 mẫu. Vì vậy, tác giả chọn điều tra trên số mẫu 460 người là phù hợp (do có 46 siêu thị được khảo sát,

mỗi siêu thị tác giả phát 10 phiếu khảo sát). Trong nghiên cứu này đối tượng tác giả khảo sát là nhân viên và quản lý siêu thị làm việc tại hệ thống các siêu thị lớn như Big C, Metro, Aeon Mall, Lotte Mart, Coop Mart, VinMart,…

3.4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng chính thức

Chương trình nghiên cứu chính thức với bộ dữ liệu là 38 biến quan sát, thông qua phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA và phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM. Phân tích CFA là bước tiếp theo của EFA, dựa trên kết quả của EFA để thực hiện tiếp các kiểm định nhằm đảm bảo các thang đo và mơ hình nghiên cứu của tác giả là phù hợp. Khi phân tích CFA, các biến quan sát cũng là các biến chỉ báo trong mơ hình đo lường, bởi vì chúng cùng “tải” lên khái niệm lý thuyết cơ sở. Dùng phương pháp phân tích CFA chấp nhận các giả thuyết của nghiên cứu, được xác định căn cứ theo quan hệ giữa mỗi biến và một hay nhiều hơn một nhân tố.

Sau khi kiểm định các độ giá trị thang đo trong phân tích CFA, chúng ta thực hiện tiếp việc kiểm định các giả thuyết trong mơ hình nghiên cứu thơng qua mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM. Việc thực hiện SEM sau khi đã thực hiện CFA thông thường khá đơn giản. Chúng ta chỉ việc thay thế các mũi tên hai chiều nối giữa biến độc lập và biến phụ thuộc và các mũi tên một chiều từ biến độc lập chỉ vào biến phụ thuộc. Mơ hình SEM là nghiên cứu kết hợp tất cả các kỹ thuật như hồi quy đa biến, phân tích nhân tố và phân tích mối quan hệ hỗ trợ (giữa các phần tử trong sơ đồ mạng) để cho phép chúng ta kiểm tra mối quan hệ phức hợp trong mơ hình. Khác với những kỹ thuật thống kê khác chỉ cho phép ước lượng mối quan hệ riêng phần của từng cặp nhân tố trong mơ hình đo lường. Mơ hình SEM cho phép ước lượng đồng thời các nhân tố trong tổng thể mơ hình, ước lượng mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm tiềm ẩn qua các chỉ số, kết hợp cả đo lường và cấu trúc của mơ hình lý thuyết, đo lường các mối quan hệ ổn định và không ổn định, đo lường các ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp, kể cả sai số đo và tương quan phần dư. Với kỹ thuật phân tích nhân tố khẳng định CFA và mơ hình SEM cho phép linh động tìm kiếm mơ hình phù hợp nhất trong các mơ hình đề nghị.

TĨM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 trình bày chi tiết quy trình nghiên cứu bao gồm nghiên cứu sơ bộ và chính thức. Nghiên cứu đinh tính sơ bộ tiến hành phỏng vấn sâu 10 chuyên gia lãnh đạo, quản lý có kinh nghiệm làm việc lâu tại siêu thị nhằm hiệu chỉnh thang đo cho phù hợp với nhân viên ngành siêu thị. Nghiên cứu định lượng sơ bộ thực hiện với 50 nhà lãnh đạo quản lý siêu thị nhằm hiệu chỉnh và hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát chính thức. Nghiên cứu định lượng chính thức được tiến hành khảo sát 460 nhân viên siêu thị. Chương tiếp theo sẽ trình bày kết quả nghiên cứu bao gồm việc kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích EFA, CFA và SEM.

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Mở đầu chương 4 là mơ tả phân tích thống kê mẫu nghiên cứu, thống kê mơ tả các thang đo, phân tích độ tin cậy và độ phù hợp của thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA và phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM.

4.1. Thống kê mẫu nghiên cứu

Thời gian thực hiện chương trình điều tra từ tháng 6 hết tháng 7/2018. Mẫu nghiên cứu là những nhân viên làm việc tại hệ thống các siêu thị lớn ở TPHCM. Q trình điều tra chính thức đã thực hiện khảo sát 6 hệ thống chính trong đó có 46 siêu thị ở TPHCM. Số bảng khảo sát phát ra 460 phiếu, kết quả thu về 414 phiếu. Trong đó q trình nhập và xử lý số liệu có 34 phiếu bị lỗi. Những lỗi chủ yếu là không trả lời hết những câu hỏi trong bảng khảo sát, trả lời các đáp án giống nhau cùng 1 mức độ, trả lời nhiều đáp án trong cùng một câu hỏi. Kết quả có 380 phiếu trả lời hợp lệ được đưa vào phân tích cho nghiên cứu chính thức.

Kết quả khảo sát cho thấy nhóm giới tính nam chiếm 47.4% và nữ là 52.6% tỷ lệ trả lời câu hỏi tương đối đồng đều. Về độ tuổi của đối tượng khảo sát, nhóm dưới 25 tuổi chiếm 2.6%, nhóm từ 25 – 35 tuổi chiếm 47.4%, nhóm từ 35 – 45 tuổi chiếm 31.6%, và nhóm cịn lại trên 45 tuổi chiếm 18.4%. Về trình độ học vấn, đa số đối tượng khảo sát đạt trình độ cao đẳng, đại học (chiếm 53.9%), chỉ tốt nghiệp phổ thông chiếm 13.4% và trung cấp chiếm 26.1% (đa số là nhân viên bán hàng), cịn trình độ sau đại học chỉ chiếm 6.6% (cấp cao). Tỷ lệ đối tượng khảo sát có thâm niên công tác dưới 1 năm chiếm 8.9%; từ 1 - 5 năm chiếm đa số 53.4%; trên 5 - 10 năm chiếm 25.5% và đối tượng trên 10 năm chiếm 12.1%. Về chức vụ công việc của đối khảo sát đa số là nhân viên và quản lý chiếm tỷ lệ lần lượt là 48.2% và 41.3%, vị trí trưởng phịng, phó phịng chiếm 6.1%, vị trí giám đốc, phó giám đốc chiếm 2.9% và cịn lại là chủ tịch, HĐQT chiếm 1.6%. Những đối tượng khảo sát được phân đều cho 46 siêu thị trong đó siêu thị Big C chiếm 20.8% (9 siêu thị), Lotte Mart chiếm 9.5% (4 siêu thị), Co.op Mart chiếm 42.9% (24 siêu thị), Vinmart chiếm 11.8% (5 siêu thị), AeonMall chiếm 6.6% (2 siêu thị) và Metro

(MegaMarket) chiếm 8.4% (3 siêu thị). Về bộ phận làm việc, đối tượng khảo sát đa số làm việc trong các bộ phận bán hàng, kinh doanh, kế toán và thu ngân chiếm tỷ lệ lần lượt là 34.7%, 23.2% và 19.5%; đối tượng khảo sát thuộc bộ phận chăm sóc khách hàng chiếm 11.3%; bộ phận hành chính, nhân sự chiếm 1.3%; bộ phận kỹ thuật chiếm 2.6%; bộ phận nghiên cứu thị trường chiếm 3.2% và tiếp thị marketing chiếm 2.9%; còn lại bộ phận khác chiếm 1.3%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các đặc điểm tính cách big five và lãnh đạo đạo đức đến sự hài lòng trong công việc, nghiên cứu trường hợp tại các hệ thống siêu thị lớn ở thành phố hồ chí minh (Trang 63 - 68)