Chi phí logistics và phân loại chi phí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kế toán quản trị tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics trên địa bàn TP HCM , luận văn thạc sĩ (Trang 35 - 37)

1.3 Đặc điểm và điều kiện tổ chức KTQT tại các DN hoạt động trong lĩnh vực

1.3.1.1 Chi phí logistics và phân loại chi phí

Chi phí logistics:

o Chi phí phục vụ khách hàng: DN chỉ có thể giữ chân khách hàng khi xác định được nhu cầu thực của khách hàng, từ đó xây dựng mục tiêu và mức độ dịch vụ khách hàng thích hợp, dịch vụ khách hàng là đầu ra của quá trình hoạt động logistics, là sự kết hợp với chức năng marketing trong DN.

o Chi phí vận tải: là chi phí lớn nhất trong chi phí logistics, chi phí vận tải chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố như loại hàng hóa, quy mơ sản xuất, tuyến đường vận tải…

o Chi phí kho bãi: nhằm đảm bảo cho quá trình cung cấp dịch vụ logistics được diễn ra suôn sẻ bao gồm chi phí khảo sát, chọn địa điểm và xây dựng kho.

o Chi phí giải quyết đơn hàng và hệ thống thông tin: để hỗ trợ dịch vụ khách hàng và kiểm sốt chi phí một cách hiệu quả cần bỏ ra chi phí để

trao đổi thơng tin với khách hàng và các bộ phận có liên quan để giải quyết đơn hàng, thiết lập kênh phân phối, dự báo nhu cầu thị trường.

o Chi phí thu mua để có đủ lơ hàng theo u cầu: bao gồm rất nhiều chi phí nhỏ như xây dựng cơ sở, lắp dặt máy móc, trang thiết bị, tìm nhà cung cấp để mua nguyên vật liệu…

o Chi phí dự trữ: chi phí này tăng hay giảm tùy thuộc vào số lượng hàng dự trữ nhiều hay ít bao gồm chi phí vốn hay chi phí cơ hội, chi phí bảo hiểm và thuế đánh trên lượng dự trữ, chi phí mặt bằng, chi phí bảo hiểm. [2]

DN cần phải xác định tất cả các chi phí có liên quan để xác định tổng chi phí logistics thấp nhất. Tùy thuộc vào dịch vụ mà khách hàng yêu cầu mà DN có thể xác định các chi phí có liên quan.

Phân loại chi phí:

Theo tính chất, nội dung kinh tế của chi phí:

o Chi phí nguyên vật liệu: xăng, dầu nhờn, bao bì…

o Chi phí nhân cơng: tiền lương và các khoản trích theo lương phải trả cho lái xe, phụ xe, thuyền viên trên tàu, nhân công trực tiếp đóng gói bao bì…

o Chi phí cơng cụ, dụng cụ

o Chi phí khấu hao TSCĐ: chi phí khấu hao phương tiện vận tải và các tài sản cố định của đội xe, tàu, các máy đóng gói…

o Chi phí dịch vụ mua ngồi: chi phí tiền điện, nước, điện thoại, chi phí giải quyết đơn hàng…

o Chi phí khác bằng tiền: chi phí tiếp khách, hội nghị, chi phí phụ vụ khách hàng…

Theo chi phí sản phẩm, chi phí thời kỳ:

o Chi phí sản phẩm: bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân cơng trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Trong đó:

 Chi phí NCTT: tiền lương và các khoản trích theo lương phải trả cho lái xe, phụ xe, thuyền viên trên tàu, nhân cơng trực tiếp đóng gói bao bì…

 Chi phí SXC: chi phí khấu hao phương tiện vận tải và các tài sản cố định của đội xe, tàu, các máy đóng gói… chi phí tiền điện, nước, điện thoại, chi phí thuê kho bãi…

o Chi phí thời kỳ: bao gồm chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN.

 Chi phí BH: chi phí giao dịch, ký kết hợp đồng, chi phí quảng cáo…

 Chi phí QLDN: là các chi phí phát sinh liên quan đến quản lý chung tồn DN như quản lý hành chính, quản lý SXKD…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kế toán quản trị tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics trên địa bàn TP HCM , luận văn thạc sĩ (Trang 35 - 37)