1.3 Đặc điểm và điều kiện tổ chức KTQT tại các DN hoạt động trong lĩnh vực
1.3.1.2 Tổ chức hệ thống định mức chi phí
Dịch vụ logistics phổ biến nhất của Việt Nam hiện nay là dịch vụ vận tải đường bộ, đối với dịch vụ vận tải chi phí nhiên liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành dịch vụ vận vải, vì vậy các DN vật tải đã xây dựng:
o Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là định mức tiêu hao nhiên liệu
cho từng loại phương tiện vận tải, theo từng tuyến đường xe chạy…để quản lý chặt chẽ chi phí nhiên liệu. Cơng thức:
Định mức nhiên liệu sẽ khác nhau đối với phương tiện khác nhau và theo các tuyến đường khác nhau.
o Định mức chi phí nhân cơng trực tiếp: đối với các ngày nghỉ phép, hội họp,
nghỉ lễ và những ngày lái xe phải theo xe vào bảo dưỡng thường xuyên… thì DN trả lương theo thời gian. Kế toán căn cứ vào hệ số cấp bậc của lái xe, phụ xe và thời gian nghỉ trong tháng để tính và trả lương cho lái xe, phụ xe theo công thức sau:
Định mức CP nhiên liệu =
Định mức tiêu
hao nhiên liệu x
Định mức giá nhiên liệu
Trả lương theo sản phẩm khoán cho lái xe và phụ xe trong các DN thường được xây dựng đơn giá tiền lương tính trên 1.000 đồng doanh thu hoặc theo số tấn vận chuyển:
Ngồi tiền lương, phụ xe và lái xe cịn được hưởng một số khoản phụ cấp khác như phụ cấp ngành nghề, phụ cấp độc hại, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp đèo dốc…ngồi ra cịn có tiền thưởng hồn thành kế hoạch, thưởng theo chất lượng phụ vụ…Bên cạnh đó DN cịn phải tính định mức các khoản trích theo lương.
o Định mức chi phí sản xuất chung: trong các DN vận tải phải xây dựng định
mức chi phí sản xuất chung bao gồm:
Định mức chi phí trích trước săm lốp
Chi phí bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên
Khấu hao phương tiện vận tải
Các loại phí, lệ phí cầu, phà, đường…
o Định mức chi phí bán hàng và chi phí QLDN: xây dựng tương tự định mức
chi phí sản xuất chung. [6]