Đánh giá thực trạng tổ chức KTQT tại các DN hoạt động trong lĩnh vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kế toán quản trị tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics trên địa bàn TP HCM , luận văn thạc sĩ (Trang 60 - 64)

logistics trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh

2.3.1 Những ưu điểm

Qua khảo sát và đánh giá thực trạng về tổ chức kế toán quản trị tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cho thấy:

- Đa phần các DN đều nhận thấy tầm quan trọng của kế toán quản trị đối với hoạt động logistics, và nhu cầu về thơng tin kế tốn của nhà quản trị khi thực hiện các quyết định quản lý điều hành trong DN.

- Các DN được khảo sát chủ yếu là các DN có quy mơ vừa và nhỏ, mặc dù chưa cụ thể nhưng có thể hiện nội dung tổ chức KTQT.

- Hiện nay, các DN đều áp dụng công nghệ thông tin trong công tác kế tốn thơng qua các phần mềm góp phần nâng cao hiệu quả cơng việc, có thực hiện lập các dự tốn khi nhà quản trị DN có u cầu, hầu hết vào thời điểm cuối năm tài chính trong bộ máy kế tốn phải có người lập các dự tốn cho năm sau căn cứ vào mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra.

2.3.2 Những tồn tại

Bên cạnh những ưu điểm thì hiện nay vẫn cịn một số tồn tại làm cản trở việc tổ chức và vận dụng kế toán quản trị như:

- Một là, các doanh nghiệp mặc dù có nhu cầu thơng tin kế tốn quản trị đặc biệt

là ra quyết định kinh doanh nhưng mối quan tâm hiện nay vẫn là lập được báo cáo tài chính cung cấp cho cơ quan chức năng bên ngoài, đặc biệt là thuế dẫn đến chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động của kế toán quản trị trong doanh nghiệp, và khi đưa ra các quyết định vẫn cịn khó khăn vì chưa thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết. Thơng thường các doanh nghiệp này có bộ phận kế tốn kiêm nhiệm ln các báo cáo chi tiết của một số đối tượng để phục vụ cho công tác quản lý khi có nhu cầu. Chỉ có các doanh nghiệp có quy mơ lớn, năng lực và trình độ của các nhà quản lý, điều kiện vật chất kỹ thuật tốt, đồng thời có phương tiện xử lý thông tin từ nước ngồi, sự hỗ trợ của phần mềm máy tính và phần mềm quản trị doanh nghiệp nên việc thực hiện kế toán quản trị được dễ dàng

- Hai là, logistics tạo nền tảng cho sự phát triển của nhiều lĩnh vực khác như vận

tải đa phương thức hay các ngành nghề sản xuất, kinh doanh. Logistics đề cập đến việc tối thiểu hóa chi phí, từ việc mua sắm nguyên vật liệu cho tới việc lập, thực hiện kế hoạch sản xuất và giao hàng. Hiện nay chi phí logistics cịn khá cao trong tổng chi phí của DN nên giải quyết tốt bài tốn về chi phí logistics sẽ giúp nhiều lĩnh vực sử dụng dịch vụ logistics giảm được chi phí đầu vào và hợp lý hóa sản xuất. Khi chi phí logistics được tối ưu, khơng những hiệu quản sản xuất được nâng cao, gia tăng năng lực cạnh tranh, DN có thể lựa chọn dịch vụ phù hợp cho mình với mức giá thỏa đáng nhất. Do đó, quản trị chi phí logistics là điều cần thiết

- Ba là, nguồn nhân lực có chun mơn về kế tốn quản trị lại tập trung ở các

doanh nghiệp lớn, có vốn đầu tư nước ngồi, cịn các doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ, vừa và nhỏ lại thiếu nguồn lực này do bị giới hạn về tiền lương cũng như chi phí bỏ ra lớn để đào tạo nguồn nhân lực này, đồng thời về mặt pháp lý hiện nay chỉ có thơng tư 53/TT-BTC hướng dẫn áp dụng kế tốn quản trị ở mức độ chung chung và chưa nêu rõ cách áp dụng cho từng loại hình doanh nghiệp cụ

thể nên việc áp dụng còn hạn chế. Kể từ khi ra đời KTQT trong các DN vẫn mị mẫm lối đi, chưa có tổ chức nào đủ chun mơn và kinh nghiệm chuyên tư vấn xây dựng hệ thống KTQT.

2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại

- Thứ nhất, kế tốn quản trị đối với Việt Nam cịn khá mới mẻ: ngay cả trên thế

giới nếu kế tốn tài chính ra đời từ rất lâu thì kế tốn quản trị chỉ mới được biết đến rất ít. Ở Việt Nam, kế toán quản trị cũng chỉ mới được đưa vào chương trình giảng dạy vài năm trước đây. Chính vì thế, số đơng các chun gia kế toán trong các doanh nghiệp chỉ mới thực sự chun nghiệp về kế tốn tài chính mà chưa được trang bị kiến thức sâu rộng về kế toán quản trị. Hơn nữa, kế tốn quản trị khơng có tính bắt buộc nên hầu hết các nhà quản lý chỉ mới quan tâm địi hỏi nhân viên của mình thực hiện đầy đủ các báo cáo bắt buộc cho các cơ quan có thẩm quyền dẫn đến doanh nghiệp ln tìm cách đối phó thơng qua những báo cáo tài chính với những số liệu đơi khi khơng chính xác, từ đó dẫn đến doanh nghiệp ít quan tâm đến mặt tích cực của quản trị nội bộ doanh nghiệp.

- Thứ hai, chi phí logistics chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm vì vậy

việc nhận diện và phân loại đúng các loại chi phí giúp cho doanh nghiệp biết khoản chi phí nào cần phải tối thiểu. Cách phân loại chi phí theo tính chất, nội dung kinh tế của chi phí hay theo chức cách ứng xử của chi phí… chỉ phục vụ cho kế tốn tài chính là chủ yếu vì việc phân loại đã được chỉ định rõ ràng, còn cách phân loại theo cách ứng xử của chi phí chưa được doanh nghiệp quan tâm và áp dụng phổ biến. Các chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí của logistics bao gồm chi phí mua hàng, chi phí dự trữ, chi phí giải quyết đơn hàng và hệ thống thông tin nếu được doanh nghiệp phân loại đúng và áp dụng theo cách ứng xử của chi phí thì dễ dàng cho doanh nghiệp khi lập báo cáo chi phí, thu nhập theo bộ phận hoặc xây dựng những cơng thức dự tốn chi phí khi mức độ hoạt động thay đổi, và cũng giúp cho việc đánh giá kết quả hoạt động của các bộ phận được dễ dàng, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn.

- Thứ ba, việc vận dụng kế toán quản trị ở các doanh nghiệp lớn cũng chưa được

quan tâm đúng mức, doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng không loại trừ, yêu cầu thông tin quản trị đối với nhà quản lý khơng nhiều, các nhân viên kế tốn chưa

được trang bị về kiến thức kế toán quản trị để đảm nhận cơng tác kế tốn quản trị nên việc sử dụng công tác kế tốn quản trị vào doanh nghiệp cịn khó khăn. Vì vậy, hao tốn thêm một khoản chi phí cho bộ phận kế tốn quản trị trước mắt là chưa thực sự cần thiết lắm, nó ảnh hưởng và chi phối yếu tố tài chính của doanh nghiệp. Nói chung doanh nghiệp cịn ngại khó khăn và tốn kém chi phí nên chưa thực sự muốn đầu tư vào việc tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp mình. Đồng thời, chưa có mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà quản trị và các nhân viên kế toán trong hoạt động quản lý mà trách nhiệm chủ yếu thuộc về kế toán trưởng và ban lãnh đạo. Hơn nữa để ra quyết định phục vụ cho công tác quản lý hiện nay các doanh nghiệp thường dựa vào kinh nghiệm lâu năm hay ý kiến chủ quan, chưa gắn hoạt động của doanh nghiệp với thị trường, và đặc biệt là DN vẫn cịn khó khăn vì chưa thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết để ra quyết định.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương này luận văn trình bày thực trạng tổ chức kế toán quản trị tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics tại thành phố Hồ Chí Minh.

Qua khảo sát cho thấy thực trạng tổ chức kế tốn quản trị tại các DN, dù có tổ chức hay khơng thì các DN có thấy tầm quan trọng của KTQT đối với DN hay không? DN cần thông tin của KTQT để phục vụ cho những quyết định nào? Các công cụ mà nhà quản trị sử dụng để có thơng tin kế tốn phục vụ ra quyết định phục vụ cho công tác quản lý điều hành?

Và từ thực trạng đã khảo sát cho biết những ưu điểm, tồn tại, nguyên nhân của những tồn tại khi tổ chức KTQT phục vụ cho công tác quản lý điều hành của các DN logistics tại Tp. Hồ Chí Minh, đây là cơ sở làm tiền đề để đưa ra các giải pháp hoàn thiện tổ chức KTQT.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG TRONG

LĨNH VỰC LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN TP. HCM

3.1 Quan điểm và định hướng tổ chức kế toán quản trị tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kế toán quản trị tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics trên địa bàn TP HCM , luận văn thạc sĩ (Trang 60 - 64)