6. Bố cục luận văn 5
2.4. Phân tích mơi trường vĩ mô 38
2.4.1. Về yếu tố kinh tế 38
Việt Nam trong năm 2012 là ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ, duy trì mức tăng trưởng một cách hợp lý gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế
Theo tổng cục thống kê năm 2012 và The World Bank 2012:
Hình 2.2. Biểu đồ GDP Việt Nam [2]
Hình 2.3. Biểu đồ Tốc độ tăng trưởng Việt Nam [32]
Hình 2.4. Các chỉ số cơ bản của Việt Nam [2]
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tăng 5,2%, đưa quy mô nền kinh tế đạt khoảng 124 tỷ USD, với thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 1.540
USD/người/năm. So với mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 6 - 6,5% thì năm 2012 sẽ là năm thứ hai liên tiếp Việt Nam không đạt kế hoạch như đã dự kiến.
- Lạm phát kiềm chế dự báo CPI năm 2012 ở mức 7,5%
- Lãi suất giảm, cơ cấu tín dụng chuyển biến theo hướng tăng tín dụng cho nơng nghiệp, xuất khẩu doanh nghiệp nhỏ và vừa,
- Tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại hối tăng đạt trên 11 tuần nhập khẩu. Thị trường
vàng không ổn định, tăng giảm bất thường.
- Lao động, việc làm ước giải quyết được khoảng 1.165 nghìn lao động, tăng
khoảng 3,3% so với cùng kỳ năm 2011 và đạt 72,8% kế hoạch năm 2012.
Từ đây, thấy rằng các chính sách kiềm chế lạm phát và ổn định nền kinh tế về cơ bản có phát huy tác dụng, mức lạm phát đã giảm và nền kinh tế vĩ mô giữ được ở mức khá ổn định trong tầm ngắn hạn.
Dự báo kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2013, là năm bản lề của kế hoạch 5 năm trong khi nhiều chỉ tiêu sau 2 năm thực hiện vẫn còn thấp so với mức đề ra cho cả
nhiệm kỳ. Mục tiêu tổng quát là tăng cường ổn định môi trường kinh tế; kiềm chế lạm phát ở mức thấp, tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2012. Các chỉ tiêu chủ yếu được đề ra là tổng sản phẩm trong nước tăng khoảng 5,5%. Tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI)
khoảng 7 – 8. Cố gắng bảo đảm các chỉ tiêu về việc làm, giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường.
Diễn biến kinh tế Việt Nam năm 2013 là một trong những năm không dễ dự báo nếu chỉ căn cứ vào những diễn biến tình hình thực tế của năm 2012 và các yếu tố tác
động khác sẽ diễn ra trong thời gian sắp tới. Gần đây, việc thắt chặt tiêu dùng cộng
với tăng trưởng tín dụng thấp đã làm ảnh hưởng đáng kể đến các hoạt động trong
nước, HSBC đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2013 xuống còn 5,1%
Nếu phân tích và đánh giá một cách tồn cục thì những khó khăn của mơi trường kinh tế hiện nay về cơ bản là do sự tích tụ những mâu thuẫn kéo dài từ nhiều năm, vì thế mà việc tìm kiếm các giải pháp để cùng đồng thời thoả mãn cả mục tiêu trước mắt lẫn lâu dài thật sự khơng đơn giản. Nhưng nhìn chung về trung, dài hạn thì cơ hội tiến hành tái cấu trúc nền kinh tế đang ở thời điểm chín muồi. Có những cơ sở để hy vọng và tin tưởng rằng những năm tới sẽ là những năm tuy còn gặp rất nhiều khó khăn về mọi mặt, song nền kinh tế vẫn cịn ẩn chứa những nguồn lực lớn vượt khó đi lên, mở ra thời kỳ tăng trưởng mới trong một mơ hình tăng trưởng kinh tế với sự sáng sủa hơn. Tốc độ tăng trưởng là tiền đề cho những sự thay đổi của đất nước về nhiều lĩnh vực và tăng trưởng là dài hạn ở nền kinh tế hiện tại. VinaSil cần có sự chuẩn bị về dài hạn cho sự cung ứng vào thị trường có tiến triển phía trước.