Về yếu tố toàn cầu 40 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển của công tyTNHH ống silicon việt nam đến năm 2018tại thị trường việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 53)

6. Bố cục luận văn 5 

2.4. Phân tích mơi trường vĩ mô 38 

2.4.2. Về yếu tố toàn cầu 40 

Theo hội thảo công bố báo cáo đánh giá tổng thể tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO do Viện Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức tại Hà Nội ngày 3 tháng 4 năm 2013 [6],

- Ngành công nghiệp là ngành ảnh hưởng lớn nhất đến tăng trưởng GDP

toàn kinh tế. Thế nhưng, trong giai đoạn 2007-2011, tăng trưởng bình quân hàng năm của khu vực này là 7,0%, thấp hơn nhiều so với mức 10,2%/năm giai đoạn 2002-2006. Còn 8 năm nữa để Việt Nam phấn đấu

trở thành nước có nền cơng nghiệp phát triển theo hướng hiện đại.

- Nông nghiệp luôn được xem là ngành kinh tế trụ cột của đất nước. Tuy

nhiên, sau 5 năm hội nhập với kinh tế thế giới thì những gì ngành đạt được

khơng như kỳ vọng. Sản xuất nông nghiệp tăng, giảm thất thường, với tỷ lệ 5,6%/năm, giảm còn 3,5% vào năm 2009. Mặt khác, tốc độ tăng trưởng GDP của lĩnh vực này bình quân thời kỳ 2007-2011 chỉ tăng trên 2,59%/năm, trong đó năm 2009 tăng 1,83%, năm 2010 tăng 2,78% và năm 2011 tăng 3%.

- Về xuất khẩu hàng hóa của nước ta vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu trung gian từ Trung Quốc. Thực tế đáng buồn là, sau 5 năm hội nhập, xuất khẩu của chúng ta không tăng lên nhiều, vẫn ở mức khoảng tăng trưởng 20%. Xuất khẩu gần đây đã gần như nhượng sân cho các doanh nghiệp FDI với trên 60% kim ngạch xuất khẩu cả nước (trong khi doanh nghiệp trong nước chỉ tăng xuất khẩu được 3%). Nếu như khơng cải thiện tình hình,

một ngày nào đó, các doanh nghiệp FDI chuyển hướng đầu tư sang nước khác thì xuất khẩu của nước ta sẽ ra sao

- Ngành dịch vụ được đánh giá có nhiều khởi sắc. Tốc độ tăng trưởng đạt

7,5%/năm (so với mức 7,4% trước đó). Tuy nhiên, khu vực này vẫn chưa

đạt mục tiêu tăng trưởng theo kế hoạch là 7,7-8,2%

Việt Nam gia nhập WTO đúng vào giai đoạn kinh tế thế giới khủng hoảng. Vì thế, ngồi những yếu tố chủ quan thì đây được xem là trở ngại lớn đối với nền kinh tế

nước ta trong suốt 5 năm qua. Tăng trưởng GDP trong 5 năm 2007-2011 chỉ đạt

6,5%/năm, trong khi mục tiêu kế hoạch đặt ra là 7,5-8% và thấp hơn 5 năm trước đó (7,8%). Nguyên nhân được đưa ra là do giá nguyên, nhiên liệu trên thế giới tăng cao, tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu thơng qua một số kênh liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế như giá cả, thương mại, đầu tư vào nước ta nhanh và mạnh hơn.

Trước khi gia nhập WTO, nền kinh tế của chúng ta cũng đã xác định rõ, “ra biển lớn” đồng nghĩa với việc cơ hội sẽ nhiều và thách thức cũng không hề nhỏ. 5 năm qua, cơ hội đến khơng phải là ít, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài và ra nước ngoài. Nhưng dường như chúng ta chưa tận dụng được hết các cơ hội trong khi nhiều mặt tiêu cực lại bộc lộ rõ hơn. Rõ ràng, nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn.

Năm 2015, Việt Nam sẽ tham gia vào cộng đồng kinh tế ASEAN, lúc đó hội nhập sẽ khơng chỉ là việc cắt giảm thuế, tự do hóa thương mại, tăng đầu tư mà đòi hỏi phải mở cửa cả về thể chế, tiêu chuẩn, môi trường lao động... Đã đến lúc chúng ta cần phải thẳng thắn nhìn lại mình, rút kinh nghiệm từ những bài học xương máu để có chiến lược phát triển lâu dài và bền vững.

Trước xu thế toàn cầu, cơ hội cho VinaSil trong dài hạn giảm được các hàng rào thuế suất, các doanh nghiệp trong thị trường sẽ tăng cường xu hướng giao thương với sản phẩm toàn cầu khơng riêng gì sản phẩm của VinaSil.

2.4.3. Về yếu tố Xã hội – Văn hóa – Mơi trường.

“Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa dễ thích ứng, uyễn chuyển, nên tơi nghĩ sẽ khơng có sự phản kháng đối với cạnh tranh nước ngoài vào đây như một số nước khác mà tơi biết đến” [5]. Đó là nhận xét của ông Paul London, Chủ tịch hãng Paul

A.London and Associates, chuyên gia tư vấn kinh tế Mỹ [9]

Thêm vào đó, thực trạng mơi trường văn hóa, và cùng với nó là văn hóa mơi trường, trong bối cảnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đang có những biến động theo hướng phong phú, đa dạng. Có thể nói, cũng như văn hóa với nghĩa rộng, mơi trường văn hóa đang trở thành một vấn đề mang tính nhân loại, thu hút sự quan tâm của các quốc gia, dân tộc.

Theo văn bản của Đảng ủy ngày 09 tháng 08 năm 2011,

- Định hướng phát triển xã hội dân chủ, kỷ cương, đồng thuận, công bằng, văn

minh. Đến năm 2020, chỉ số phát triển con người (HDI) đạt nhóm trung bình

cao của thế giới; tốc độ tăng dân số ổn định ở mức khoảng 1%; tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi; lao động qua đào tạo đạt trên 70%, đào tạo nghề chiếm 55% tổng lao động xã hội; tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân 1,5 - 2%/năm; phúc lợi xã hội, an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cộng đồng được bảo đảm. Thu nhập thực tế của dân cư gấp khoảng 3,5 lần so với năm 2010.

- Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; gia đình ấm no, tiến

bộ, hạnh phúc; con người phát triển tồn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, ý thức công dân, tuân thủ pháp luật.

- Cải thiện chất lượng môi trường. Đến năm 2020, tỉ lệ che phủ rừng đạt 45%.

Hầu hết dân cư thành thị và nông thôn được sử dụng nước sạch và hợp vệ sinh. Các cơ sở sản xuất kinh doanh mới thành lập phải áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải; trên 80% các cơ sở sản xuất kinh doanh hiện có đạt tiêu chuẩn về mơi trường. Các đô thị loại 4 trở lên và tất cả các cụm, khu cơng nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung. 95% chất thải rắn thông thường, 85% chất thải nguy hại và 100% chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn.

Về mức sống

- Theo thống kê năm 2011 của Tổng cục Thống kê, thu nhập của người dân Việt Nam đã đạt 1,387 triệu đồng/người/tháng, tăng 39,4% so với năm 2008, tăng

tăng bình quân 18,1%/năm trong thời kỳ 2008-2010 [7]. Về Dân số, lao động và doanh nghiệp [3].

- Theo Tổng cục thống kê 2012, dân số trung bình năm 2012 ước đạt 88,78 triệu người, tăng 1,06% so với 2011.

- An sinh xã hội và phúc lợi xã hội cơ bản được bảo đảm, ước năm 2012 giải

quyết việc làm cho 1,5 triệu lao động.

- Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2012 là 1,99%, trong đó khu vực thành thị là 3,25%, khu vực nông thôn là 1,42%.

- Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) số liệu thực tế trên hệ thống đăng ký kinh doanh toàn quốc cập nhật đến 31/12/2012, cả nước có 475.700 DN đang hoạt động. Trong năm 2012, số DN giải thể,

ngừng hoạt động là 54.261 DN, nhưng có 69.874 DN được thành lập mới. Văn hóa Việt Nam sẽ tạo điều kiện cho đầu tư nước ngoài phát triển, đây là cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài như Venair mở rộng hoạt động ở Việt Nam cho VinaSil.

Sự thành lập mới và phá sản dẫn đến cơ hội rất nhiều cho các dự án với công nghệ

mới và quy mơ lớn, bên cạnh đó văn hóa tin dùng nguyên liệu sạch đáp ứng tiêu

chuẩn sản xuất. Đây là cơ hội cho VinaSil đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Ý thức bảo vệ môi trường và thân thiện với môi trường tăng theo thời gian, VinaSil có lợi thế cho các dịng sản phẩm thân thiện môi trường.

2.4.4.Về yếu tố công nghệ

Về xu hướng công nghệ và tốc độ phát triển của công nghệ [5].

- Theo văn bản của Đảng ủy ngày 09 tháng 08 năm 2011, Định hướng Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ đáp ứng u cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đến năm 2020, có một số lĩnh vực khoa học và

công nghệ, giáo dục, y tế đạt trình độ tiên tiến, hiện đại. Số sinh viên đạt 450 trên một vạn dân.

- Theo Quy hoạch đến 2015 của Thủ Tướng Chính Phủ, ngày 21 tháng 05 năm 2009, ngành cơng nghiệp hóa dược cần ứng dụng các công nghệ tiên tiến, hiện

đại để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, đủ sức cạnh tranh

trên thị trường. Đối với các sản phẩm địi hỏi cơng nghệ cao, thiết bị hiện đại

thì chủ động nhập, mua công nghệ cao, thiết bị hiện đại với mức độ tự động

hóa cao từ nước ngồi. Sau khi đã làm chủ được cơng nghệ, cần tích cực

nghiên cứu để tự chế tạo, nội địa hóa từng phần ở trong nước, tiến tới sản xuất toàn bộ dây chuyền thiết bị, phục vụ đầu tư các dự án khác ở trong nước.

Cơng nghệ, nhìn chung, cần nâng cấp, cũng như nâng cấp chất lượng cho các thiết bị, dây chuyền sản xuất và nguyên phụ liệu. Đó là cơ hội của VinaSil với các

dòng sản phẩm hiện tại và mới đều là từ công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường và đạt theo tiêu chuẩn cao cấp nhất của thế giới cho ngành thực phẩm và dược phẩm. Về thành tưu công nghệ.

Với sự phát triển công nghệ như vũ bảo trong giai đoạn ngày nay, ngày càng có nhiều thành tựu khoa học, các phát minh, sáng chế ra đời và thời gian cho việc ứng dụng chúng vào đời sống hằng ngày cũng như sản xuất ngày càng rút ngắn. Theo đó,

VinaSil có cơ hội được ứng dụng những thành tựu ngày trong sản xuất, nghiên cứu,

cải tiến, đổi mới hay tạo ra sản phẩm mới, tạo ra lợi thế cạnh tranh dài hạn về dẫn đầu về cơng nghệ. Bên cạnh đó là thuận lợi cho việc thiết kế và đặt gia công các biết bị phụ trợ sản xuất.

2.4.5. Về chính trị pháp luật

Tình hình chính trị ổn định

Tại Hội nghị trực tuyến giữa Chính phủ và lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ngày 26/12/12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: trong năm 2012, chính nhờ sự ổn định về chính trị, xã hội nên nước ta đã thu hút được 12 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài. Bạn bè quốc tế cũng khẳng định, mặc dù cơ sở hạ tầng của Việt Nam cịn hạn chế, nhưng chính yếu tố mơi trường chính trị, xã hội ổn định đã giúp họ quyết định đầu tư vào. Đây là lợi thế, thế mạnh, chúng ta cần khẳng định để phát huy

Cơ hội cho VinaSil để đem đến sự yên tâm cho nhà đầu tư Venair vào Việt Nam.

Quy hoạch chính trị theo ngành thực phẩm

Văn bản của Bộ Công Thương, quy hoạch Số: 2435/QĐ-BCT, ngày 21 tháng 05 năm 2009 [10], Phê duyệt quy hoạch phát triển ngành bia rượu nước giải khát Việt Nam

đến năm 2015, tầm nhìn 2025.

- Mục tiêu tổng quát: Xây dựng Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam thành một ngành kinh tế quan trọng, sản xuất ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đóng góp ngày càng nhiều cho ngân

sách nhà nước; các sản phẩm bia, rượu, nước giải khát được sản xuất có chất lượng cao, có uy tín, đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm, đa dạng về mẫu mã và chủng loại có thương hiệu hàng hóa và khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập với khu vực và thế giới.

- Mục tiêu cụ thể:

 Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành giai đoạn

2006-2010 đạt 12%/năm, giai đoạn 2011-2015 đạt 13%/năm, giai đoạn

2016-2025 đạt 8%/năm. Đến năm 2010 sản lượng sản xuất đạt 2,5 tỷ lít bia, 80 triệu lít rượu cơng nghiệp, 2,0 tỷ lít nước giải khát. Sản phẩm xuất khẩu từ 70 triệu đến 80 triệu USD.

 Đến năm 2015, sản lượng sản xuất đạt 4,0 tỷ lít bia, 188 triệu lít rượu

cơng nghiệp, 4,0 tỷ lít nước giải khát. Sản phẩm xuất khẩu từ 140-150

triệu USD. Đến năm 2025, sản lượng sản xuất đạt 6,0 tỷ lít bia, 440 triệu lít rượu cơng nghiệp, 11 tỷ lít nước giải khác.

Văn bản của Bộ Công Thương, quy hoạch Số: 3399/QĐ-BCT, ngày 28 tháng 6 năm 2010 [11], Phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam

đến năm 2020, tần nhìn đến năm 2025.

- Mục tiêu tổng quát: Từng bước xây dựng ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam phát triển bền vững theo hướng hiện đại, đồng bộ từ sản xuất nguyên liệu

đến thành phẩm, có khả năng cạnh tranh để chủ động hội nhập với khu vực và

thế giới, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội và một phần xuất khẩu. - Mục tiêu cụ thể:

 Năm 2015 cả nước sản xuất 1,9 tỷ lít quy ra sữa tươi, tiêu thụ đạt trung bình 21 lít/người 1 năm. Sữa tươi sản xuất trong nước đạt 660 triệu lít

đáp ứng 35% nhu cầu Kim ngạch xuất khẩu đạt 90-100 triệu USD.

 Năm 2020 cả nước sản xuất 2,6 tỷ lít quy ra sữa tươi, tiêu thụ đạt trung bình 27 lít/người 1 năm. Sữa tươi sản xuất trong nước đạt 1 tỷ lít đáp ứng 38% nhu cầu Kim ngạch xuất khẩu đạt 120- 130 triệu USD.

 Năm 2025 cả nước sản xuất 3,4 tỷ lít quy ra sữa tươi, tiêu thụ đạt trung bình 34 lít/người 1 năm. Sữa tươi sản xuất trong nước đạt 1,4 tỷ lít đáp

ứng 40% nhu cầu. Kim ngạch xuất khẩu đạt 150-200 triệu USD.

Quy hoạch chính trị theo ngành dược phẩm.

Văn bản của Thủ Tướng Chính Phủ, quy hoạch Số: 81/2009/QĐ-TTg, ngày ngày 21 tháng 05 năm 2009 [26], Quy hoạch phát triển ngành cơng nghiệp hóa dược đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025.

1. Mục tiêu tổng qt: Xây dựng ngành cơng nghiệp hóa dược có cơ cấu sản phẩm tương đối hoàn chỉnh. Từng bước xây dựng ngành cơng nghiệp hóa dược theo hướng hiện đại, sử dụng công nghệ tiên tiến, tạo ra nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước, trong khu vực và thế giới. Kết hợp việc nghiên cứu tạo ra những cơng nghệ có chất lượng cao ở trong nước với việc nhập khẩu và làm chủ các công nghệ tiên tiến, hiện đại của nước ngồi để sản

xuất ngun liệu hóa dược phục vụ cho phát triển ngành công nghiệp dược. Nhà nước chủ động đầu tư sản xuất các loại hoạt chất, tá dược cần công nghệ cao và nhu cầu lớn, thiết yếu cho an toàn sức khoẻ cộng đồng, như các loại vắc xin, kháng sinh thế hệ mới; đồng thời khuyến khích các nhà đầu tư nước ngồi

đầu tư sản xuất ở các lĩnh vực quan trọng này.

2. Mục tiêu cụ thể:

 Sản xuất trong nước bảo đảm đáp ứng 20% nhu cầu nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp bào chế thuốc vào năm 2015; 40% vào năm 2020 và 70% vào năm 2025

 Xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu: có quy hoạch xây dựng vùng sản xuất và sử dụng có hiệu quả những loại tài nguyên như khống sản, các loại ngun liệu có nguồn gốc từ các loại động, thực vật nhiệt đới, sinh vật biển bảo đảm phát triển bền vững.

 Tập trung đầu tư phát triển sản xuất các sản phẩm có nhu cầu lớn trong nước và xuất khẩu mà ta có lợi thế về tài nguyên, như các sản phẩm tách chiết từ dược liệu và bán tổng hợp từ hợp chất thiên nhiên,…

 Khai thác và chế biến nguyên liệu: khai thác, chế biến, sử dụng hợp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển của công tyTNHH ống silicon việt nam đến năm 2018tại thị trường việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 53)