VinaSil tiếp nhận công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý hiện và có tính phát triển bền vững đạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển của công tyTNHH ống silicon việt nam đến năm 2018tại thị trường việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 48)

đại và có tính phát triển bền vững. 0.08 3 0.24

8

VinaSil được hỗ trợ công nghệ sản xuất từ công ty mẹ, cũng như sự hỗ trợ nhanh chóng về kỹ thuật và tư vấn các ứng dụng khó đến với khách hàng.

0.09 4 0.36

Về thu mua

9

VinaSil có nguồn nguyên liệu chính mang tính ổn định, đảm bảo sản xuất liên tục. Các nguồn phụ liệu và thiết bị hỗ trợ sản xuất đã và đang nội địa hóa.

0.02 3 0.06

Về sản xuất

10 VinaSil có dây chuyền sản xuất đạt theo chuẩn ISO 9001-

2008 và TS 16949. 0.02 3 0.06

11 VinaSil sản xuất chủ động, chi phí thấp, quản lý sản xuất chi

tiết đến từng đơn hàng. 0.08 3 0.24

12

VinaSil là một thành viên của tập đoàn Venair, đủ khả năng theo tiêu chuẩn FDA, BfR, USP Class VI – Tiêu chuẩn thế giới về thực phẩm và dược phẩm.

0.10 4 0.4

Về Marketing và bán hàng

13

VinaSil đã tồn kho và đủ khả năng cung cấp hầu hết các loại

ống mềm vi sinh theo nhu cầu đặc biệt của khách hàng trong

thời gian nhanh nhất.

0.06 3 0.18

14 Ống mềm Venair đã đi kèm với thiết bị khi nhập về Việt

Nam, nhưng khó tìm Venair trong q trình thay thế định kỳ. 0.02 1 0.02 15 VinaSil có thể khẳng định sức mạnh về thương hiệu Venair là

1 trong 5 thương hiệu lớn nhất thế giới về ống mềm vi sinh 0.08 4 0.32

16

VinaSil đại diện cho chính hãng Venair, nhà sản xuất có mặt

ở Việt Nam, giúp gia tăng lịng tin của khách hàng về sản

phẩm và thương hiệu Venair.

0.10 4 0.4

17

VinaSil đang thực hiện hoạt động marketing sản phẩm mang tính tập trung, cung cấp hàng chất lượng cao và giá cạnh tranh theo phân khúc khách hàng.

0.10 3 0.3

18 VinaSil có hệ thống phân phối chưa rõ ràng, giao dịch mua

và bán theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ 0.02 2 0.04

Tổng cộng 1.00 3.31

Với tổng số điểm quan trọng là 3.31 (>2.50), cho thấy VinaSil vẫn mạnh về nội bộ. Sau khi tổng hợp ảnh hưởng của các yếu tố bên trong, theo mức độ tác động của công ty VinaSil, các điểm mạnh và điểm yếu chính tác động lên cơng ty như sau:

2.3.1. Điểm mạnh (S)

1. VinaSil là một thành viên của tập đoàn Venair, đủ khả năng theo tiêu chuẩn

FDA, BfR, USP Class VI – Tiêu chuẩn thế giới về thực phẩm và dược phẩm. 2. VinaSil đại diện cho chính hãng Venair, nhà sản xuất có mặt ở Việt Nam, giúp

gia tăng lòng tin của khách hàng về sản phẩm và thương hiệu Venair.

3. VinaSil được hỗ trợ công nghệ sản xuất từ công ty mẹ, cũng như sự hỗ trợ

nhanh chóng về kỹ thuật và tư vấn các ứng dụng khó đến với khách hàng. 4. VinaSil đang hoạt động marketing sản phẩm mang tính tập trung, cung cấp

hàng chất lượng cao và giá cạnh tranh theo phân khúc khách hàng.

5. VinaSil có thể khẳng định sức mạnh về thương hiệu Venair là 1 trong 5 thương hiệu lớn nhất thế giới về ống mềm vi sinh

6. VinaSil sản xuất chủ động, chi phí thấp, quản lý sản xuất chi tiết đến từng đơn hàng.

7. VinaSil tiếp nhận công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý hiện đại và có tính

phát triển bền vững.

8. Nhân viên VinaSil được huấn luyện thường xuyên về công nghệ và cải tiến hệ thống ống mềm thường xuyên, có thể tư vấn và giúp khách hàng cải tiến hoạt

động sản xuất.

9. VinaSil đã tồn kho và đủ khả năng cung cấp hầu hết các loại ống mềm vi sinh theo nhu cầu đặc biệt của khách hàng trong thời gian nhanh nhất.

2.3.2. Điểm yếu (W)

1. VinaSil có hệ thống phân phối chưa rõ ràng, giao dịch mua và bán theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ

2. Ống mềm Venair đã đi kèm với thiết bị khi nhập về Việt Nam, nhưng khó tìm

Venair trong q trình thay thế định kỳ.

2.4. Phân tích mơi trường vĩ mơ

2.4.1. Về yếu tố kinh tế

Việt Nam trong năm 2012 là ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ, duy trì mức tăng trưởng một cách hợp lý gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế

Theo tổng cục thống kê năm 2012 và The World Bank 2012:

Hình 2.2. Biểu đồ GDP Việt Nam [2]

Hình 2.3. Biểu đồ Tốc độ tăng trưởng Việt Nam [32]

Hình 2.4. Các chỉ số cơ bản của Việt Nam [2]

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tăng 5,2%, đưa quy mô nền kinh tế đạt khoảng 124 tỷ USD, với thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 1.540

USD/người/năm. So với mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 6 - 6,5% thì năm 2012 sẽ là năm thứ hai liên tiếp Việt Nam không đạt kế hoạch như đã dự kiến.

- Lạm phát kiềm chế dự báo CPI năm 2012 ở mức 7,5%

- Lãi suất giảm, cơ cấu tín dụng chuyển biến theo hướng tăng tín dụng cho nông nghiệp, xuất khẩu doanh nghiệp nhỏ và vừa,

- Tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại hối tăng đạt trên 11 tuần nhập khẩu. Thị trường

vàng không ổn định, tăng giảm bất thường.

- Lao động, việc làm ước giải quyết được khoảng 1.165 nghìn lao động, tăng

khoảng 3,3% so với cùng kỳ năm 2011 và đạt 72,8% kế hoạch năm 2012.

Từ đây, thấy rằng các chính sách kiềm chế lạm phát và ổn định nền kinh tế về cơ bản có phát huy tác dụng, mức lạm phát đã giảm và nền kinh tế vĩ mô giữ được ở mức khá ổn định trong tầm ngắn hạn.

Dự báo kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2013, là năm bản lề của kế hoạch 5 năm trong khi nhiều chỉ tiêu sau 2 năm thực hiện vẫn còn thấp so với mức đề ra cho cả

nhiệm kỳ. Mục tiêu tổng quát là tăng cường ổn định môi trường kinh tế; kiềm chế lạm phát ở mức thấp, tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2012. Các chỉ tiêu chủ yếu được đề ra là tổng sản phẩm trong nước tăng khoảng 5,5%. Tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI)

khoảng 7 – 8. Cố gắng bảo đảm các chỉ tiêu về việc làm, giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường.

Diễn biến kinh tế Việt Nam năm 2013 là một trong những năm không dễ dự báo nếu chỉ căn cứ vào những diễn biến tình hình thực tế của năm 2012 và các yếu tố tác

động khác sẽ diễn ra trong thời gian sắp tới. Gần đây, việc thắt chặt tiêu dùng cộng

với tăng trưởng tín dụng thấp đã làm ảnh hưởng đáng kể đến các hoạt động trong

nước, HSBC đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2013 xuống cịn 5,1%

Nếu phân tích và đánh giá một cách tồn cục thì những khó khăn của mơi trường kinh tế hiện nay về cơ bản là do sự tích tụ những mâu thuẫn kéo dài từ nhiều năm, vì thế mà việc tìm kiếm các giải pháp để cùng đồng thời thoả mãn cả mục tiêu trước mắt lẫn lâu dài thật sự không đơn giản. Nhưng nhìn chung về trung, dài hạn thì cơ hội tiến hành tái cấu trúc nền kinh tế đang ở thời điểm chín muồi. Có những cơ sở để hy vọng và tin tưởng rằng những năm tới sẽ là những năm tuy cịn gặp rất nhiều khó khăn về mọi mặt, song nền kinh tế vẫn còn ẩn chứa những nguồn lực lớn vượt khó đi lên, mở ra thời kỳ tăng trưởng mới trong một mơ hình tăng trưởng kinh tế với sự sáng sủa hơn. Tốc độ tăng trưởng là tiền đề cho những sự thay đổi của đất nước về nhiều lĩnh vực và tăng trưởng là dài hạn ở nền kinh tế hiện tại. VinaSil cần có sự chuẩn bị về dài hạn cho sự cung ứng vào thị trường có tiến triển phía trước.

2.4.2. Về yếu tố tồn cầu

Theo hội thảo cơng bố báo cáo đánh giá tổng thể tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO do Viện Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức tại Hà Nội ngày 3 tháng 4 năm 2013 [6],

- Ngành công nghiệp là ngành ảnh hưởng lớn nhất đến tăng trưởng GDP

toàn kinh tế. Thế nhưng, trong giai đoạn 2007-2011, tăng trưởng bình quân hàng năm của khu vực này là 7,0%, thấp hơn nhiều so với mức 10,2%/năm giai đoạn 2002-2006. Còn 8 năm nữa để Việt Nam phấn đấu

trở thành nước có nền cơng nghiệp phát triển theo hướng hiện đại.

- Nông nghiệp luôn được xem là ngành kinh tế trụ cột của đất nước. Tuy

nhiên, sau 5 năm hội nhập với kinh tế thế giới thì những gì ngành đạt được

khơng như kỳ vọng. Sản xuất nông nghiệp tăng, giảm thất thường, với tỷ lệ 5,6%/năm, giảm còn 3,5% vào năm 2009. Mặt khác, tốc độ tăng trưởng GDP của lĩnh vực này bình quân thời kỳ 2007-2011 chỉ tăng trên 2,59%/năm, trong đó năm 2009 tăng 1,83%, năm 2010 tăng 2,78% và năm 2011 tăng 3%.

- Về xuất khẩu hàng hóa của nước ta vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu trung gian từ Trung Quốc. Thực tế đáng buồn là, sau 5 năm hội nhập, xuất khẩu của chúng ta không tăng lên nhiều, vẫn ở mức khoảng tăng trưởng 20%. Xuất khẩu gần đây đã gần như nhượng sân cho các doanh nghiệp FDI với trên 60% kim ngạch xuất khẩu cả nước (trong khi doanh nghiệp trong nước chỉ tăng xuất khẩu được 3%). Nếu như không cải thiện tình hình,

một ngày nào đó, các doanh nghiệp FDI chuyển hướng đầu tư sang nước khác thì xuất khẩu của nước ta sẽ ra sao

- Ngành dịch vụ được đánh giá có nhiều khởi sắc. Tốc độ tăng trưởng đạt

7,5%/năm (so với mức 7,4% trước đó). Tuy nhiên, khu vực này vẫn chưa

đạt mục tiêu tăng trưởng theo kế hoạch là 7,7-8,2%

Việt Nam gia nhập WTO đúng vào giai đoạn kinh tế thế giới khủng hoảng. Vì thế, ngồi những yếu tố chủ quan thì đây được xem là trở ngại lớn đối với nền kinh tế

nước ta trong suốt 5 năm qua. Tăng trưởng GDP trong 5 năm 2007-2011 chỉ đạt

6,5%/năm, trong khi mục tiêu kế hoạch đặt ra là 7,5-8% và thấp hơn 5 năm trước đó (7,8%). Nguyên nhân được đưa ra là do giá nguyên, nhiên liệu trên thế giới tăng cao, tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu thơng qua một số kênh liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế như giá cả, thương mại, đầu tư vào nước ta nhanh và mạnh hơn.

Trước khi gia nhập WTO, nền kinh tế của chúng ta cũng đã xác định rõ, “ra biển lớn” đồng nghĩa với việc cơ hội sẽ nhiều và thách thức cũng không hề nhỏ. 5 năm qua, cơ hội đến khơng phải là ít, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài và ra nước ngoài. Nhưng dường như chúng ta chưa tận dụng được hết các cơ hội trong khi nhiều mặt tiêu cực lại bộc lộ rõ hơn. Rõ ràng, nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn.

Năm 2015, Việt Nam sẽ tham gia vào cộng đồng kinh tế ASEAN, lúc đó hội nhập sẽ khơng chỉ là việc cắt giảm thuế, tự do hóa thương mại, tăng đầu tư mà đòi hỏi phải mở cửa cả về thể chế, tiêu chuẩn, môi trường lao động... Đã đến lúc chúng ta cần phải thẳng thắn nhìn lại mình, rút kinh nghiệm từ những bài học xương máu để có chiến lược phát triển lâu dài và bền vững.

Trước xu thế toàn cầu, cơ hội cho VinaSil trong dài hạn giảm được các hàng rào thuế suất, các doanh nghiệp trong thị trường sẽ tăng cường xu hướng giao thương với sản phẩm tồn cầu khơng riêng gì sản phẩm của VinaSil.

2.4.3. Về yếu tố Xã hội – Văn hóa – Mơi trường.

“Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa dễ thích ứng, uyễn chuyển, nên tơi nghĩ sẽ khơng có sự phản kháng đối với cạnh tranh nước ngoài vào đây như một số nước khác mà tơi biết đến” [5]. Đó là nhận xét của ông Paul London, Chủ tịch hãng Paul

A.London and Associates, chuyên gia tư vấn kinh tế Mỹ [9]

Thêm vào đó, thực trạng mơi trường văn hóa, và cùng với nó là văn hóa mơi trường, trong bối cảnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đang có những biến động theo hướng phong phú, đa dạng. Có thể nói, cũng như văn hóa với nghĩa rộng, mơi trường văn hóa đang trở thành một vấn đề mang tính nhân loại, thu hút sự quan tâm của các quốc gia, dân tộc.

Theo văn bản của Đảng ủy ngày 09 tháng 08 năm 2011,

- Định hướng phát triển xã hội dân chủ, kỷ cương, đồng thuận, công bằng, văn

minh. Đến năm 2020, chỉ số phát triển con người (HDI) đạt nhóm trung bình

cao của thế giới; tốc độ tăng dân số ổn định ở mức khoảng 1%; tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi; lao động qua đào tạo đạt trên 70%, đào tạo nghề chiếm 55% tổng lao động xã hội; tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân 1,5 - 2%/năm; phúc lợi xã hội, an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cộng đồng được bảo đảm. Thu nhập thực tế của dân cư gấp khoảng 3,5 lần so với năm 2010.

- Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; gia đình ấm no, tiến

bộ, hạnh phúc; con người phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, ý thức công dân, tuân thủ pháp luật.

- Cải thiện chất lượng môi trường. Đến năm 2020, tỉ lệ che phủ rừng đạt 45%.

Hầu hết dân cư thành thị và nông thôn được sử dụng nước sạch và hợp vệ sinh. Các cơ sở sản xuất kinh doanh mới thành lập phải áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải; trên 80% các cơ sở sản xuất kinh doanh hiện có đạt tiêu chuẩn về môi trường. Các đô thị loại 4 trở lên và tất cả các cụm, khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung. 95% chất thải rắn thông thường, 85% chất thải nguy hại và 100% chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn.

Về mức sống

- Theo thống kê năm 2011 của Tổng cục Thống kê, thu nhập của người dân Việt Nam đã đạt 1,387 triệu đồng/người/tháng, tăng 39,4% so với năm 2008, tăng

tăng bình quân 18,1%/năm trong thời kỳ 2008-2010 [7]. Về Dân số, lao động và doanh nghiệp [3].

- Theo Tổng cục thống kê 2012, dân số trung bình năm 2012 ước đạt 88,78 triệu người, tăng 1,06% so với 2011.

- An sinh xã hội và phúc lợi xã hội cơ bản được bảo đảm, ước năm 2012 giải

quyết việc làm cho 1,5 triệu lao động.

- Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2012 là 1,99%, trong đó khu vực thành thị là 3,25%, khu vực nông thôn là 1,42%.

- Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) số liệu thực tế trên hệ thống đăng ký kinh doanh toàn quốc cập nhật đến 31/12/2012, cả nước có 475.700 DN đang hoạt động. Trong năm 2012, số DN giải thể,

ngừng hoạt động là 54.261 DN, nhưng có 69.874 DN được thành lập mới. Văn hóa Việt Nam sẽ tạo điều kiện cho đầu tư nước ngoài phát triển, đây là cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài như Venair mở rộng hoạt động ở Việt Nam cho VinaSil.

Sự thành lập mới và phá sản dẫn đến cơ hội rất nhiều cho các dự án với công nghệ

mới và quy mô lớn, bên cạnh đó văn hóa tin dùng nguyên liệu sạch đáp ứng tiêu

chuẩn sản xuất. Đây là cơ hội cho VinaSil đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Ý thức bảo vệ môi trường và thân thiện với mơi trường tăng theo thời gian, VinaSil có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển của công tyTNHH ống silicon việt nam đến năm 2018tại thị trường việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)