Mối liên hệ giữa trách nhiệm xã hội, các bên liên quan và độnglực làm việc của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tác động đến động lực làm việc của nhân viên, trường hợp một số ngân hàng trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 31)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.3 Mối liên hệ giữa trách nhiệm xã hội, các bên liên quan và độnglực làm việc của

CSR là một chủ đề thịnh hành trong các tổ chức ngày nay và xu hướng hiện tại có ảnh hưởng trực tiếp đến động lực của nhân viên (Amabile, 1993, p.185). Morgeson và cộng sự (2013, p.283) đã thảo luận rằng có những lý thuyết tích hợp CSR, lý thuyết các bên liên quan và động lực. Theo nghiên cứu của Skudiene và Auruskeviciene (2012) đã nghiên cứu về CSR ở mức độ vi mô trong một công ty ở Lithuania, cố gắng kiểm tra các hoạt động khác nhau được tiến hành như thế nào đối với các bên liên quan riêng biệt. Các nhóm ảnh hưởng đến động lực của nhân viên bên trong (như chúng ta gọi là nội tại). Skudiene và Auruskeviciene (2012) đã xác định các nhóm các bên liên quan và các hoạt động CSR được thực hiện bởi các cơng ty theo mơ hình các bên liên quan được xây dựng bởi Longo và cộng sự (2005), được gọi là "The Grid of Values". Những phát hiện của họ cho thấy rằng cả hoạt động CSR bên trong và bên ngồi đều có tác động tích cực đến động lực của nhân viên nội tại, mặc dù một số hoạt động chỉ ra mối tương quan mạnh mẽ hơn với động lực của nhân viên nội bộ so với những người khác (Skudiene và Auruskeviciene, 2012). Một nghiên cứu định lượng khác do Khan và cộng sự (2013) về nhân viên tại Pakistan đã tiến hành gửi một cuộc khảo sát tới nhân viên để hiểu sâu hơn về mối quan hệ giữa động lực của nhân viên và các hoạt động CSR khác nhau được tiến hành đối với các nhóm liên quan khác nhau bằng cách sử dụng "Mạng Lưới Giá trị" của Longo và cộng sự (2005, trang 31). Tuy nhiên, ngồi những gì đã được trình bày trong nghiên cứu của Skudiene và Auruskeviciene (2012), Khan và cộng sự (2013) đã tiến hành một nghiên cứu định lượng để xem các hoạt động CSR ảnh hưởng như thế nào tới cả động lực bên trong và bên ngoài của nhân viên và phát hiện chúng có mối quan hệ với nhau. Một bài nghiên cứu khác của Khan và cộng sự (2014) khi phân tích tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp gồm trách nhiệm xã với bên trong (CSR với người lao động) và trách nhiệm xã với bên ngoài (CSR với khách hàng, đối tác và cộng đồng) lên động lực làm việc nội tại của người lao động cho kết quả trách nhiệm xã hội bên ngồi (cộng

đồng và đối tác) có tác động đến động lực làm việc của người lao động; Có sự tương tác tích cực giữa phần thưởng và động lực nội tại người lao động; Động lực làm việc của người lao động có tác động tích cực đến sự gắn kết của người lao động. Hay như bài nghiên cứu Chan và cộng sự (2016) khi nghiên cứu các yếu tố nơi làm việc, môi trường làm việc, cộng đồng, nơi làm việc tác động lên động lực làm việc nội tại cũng cho kết quả: Kích thước nơi làm việc, môi trường nơi làm việc, cộng đồng, nơi làm việc có tác động đáng kể đến động lực làm việc của nhân viên ngân hàng.

Chúng ta thấy những kết quả trên cho thấy có mối quan hệ giữa CSR và động lực. Do đó, nghiên cứu này nhằm mục đích hiểu sâu hơn về cách hoạt động của CSR hướng tới các nhóm các bên liên quan khác nhau ảnh hưởng đến động lực của nhân viên. Nguyên nhân là do tại Việt Nam chiến lược CSR chưa được áp dụng rộng rãi trừ lĩnh vực bảo hiểm và ngân hàng nơi mà điểm tới hạn CSR đã vượt ngững và thể hiện ngày càng rõ nét.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tác động đến động lực làm việc của nhân viên, trường hợp một số ngân hàng trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)