Mối liên hệ giữa hoạt động CSR đối người lao động tác động tích cực đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tác động đến động lực làm việc của nhân viên, trường hợp một số ngân hàng trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 34)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.4 Giả thuyết nghiên cứu

2.4.1. Mối liên hệ giữa hoạt động CSR đối người lao động tác động tích cực đến

Hiện nay, mặc dù cơng nghệ hóa đã phát triển mạnh mẽ, nhiều ngân hàng đang thí điểm các cụm ngân hàng tự động không cần sử dụng nguồn nhân lực nhưng ta khơng thể phủ nhận vai trị của người lao động trong lĩnh vực ngân hàng bởi vì tính chất đặc thù là cung cấp dịch vụ của ngành. Con người hiện nay vẫn chiếm được vị trí khơng thể thay đổi trong lĩnh vực dịch vụ, cho nên việc tạo ra động lực của người lao dộng rất quan trọng trong việc định hướng quy định hành vi của cá nhân đó trong cơng việc và xác định phương thức, đường lối, nhiệt huyết và thời gian của họ đối với công việc (Theo Latham và Pinder, 2005).

Qua nghiên cứu của Skudiene và Auruskeviciene (2012) đã chỉ ra rằng yếu tố trách nhiệm xã hội dối với người lao động có tác động tích cực đến động lực làm việc của họ. Theo Chan và cộng sự (2016) cho thấy mơi trường làm việc có hoạt động trách

CSR đối với đối tác CSR đối với cộngđồng CSR đối với người lao Động lực làm việc của nhânviên H2 CSR đối với khách hàng H4 H1 H3

nhiệm xã hội và các nhân tố liên quan đến nơi làm việc tác động tích cực đến động lực làm việc của người lao động.

Xã hội ngày càng phát triển kéo theo đó yếu tố con người cần phải được nâng cao, chú trọng, các cơng cụ, chính sách tiên tiến đều được ban hành để níu chân nguồn nhân lực của cơng ty trong đó phải kể đến là hành vi thực hiện trách nhiệm xã hội, nhân tố đang nhận được nhiều quan tâm từ người lao động trước nay của các nước phát triển trên thế giới. Trong lĩnh vực ngân hàng, từ năm 2012 đang có rất nhiều biến động, các phúc lợi cũng như chất lượng sống của nhân viên ngân hàng không được như trước đây, nhiều biến cố liên quan đến việc cắt giảm nhân sự, kiện tụng, sát nhập gây hoang mang trong nội bộ nhân viên gây ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên. Hoạt động CSR bao gồm trách nhiệm với bên liên quan bên trong, trong đó người lao động được xem là quan trọng nhất trong nhóm đối tượng bên trong tổ chức và các hoạt động CSR đáp ứng nhu cầu và mong đợi của người lao động, xoa dịu các bất an họ đang gặp phải. Mối liên quan CSR được đề cập gồm kỹ năng, công bằng xã hội, sức khỏe, an tồn trong cơng việc, phúc lợi và sự hài lòng của người lao động, chất lượng công việc. Mà các yếu tố trên theo các lý thuyết về động viên giúp tăng động lực cho nhân viên.

CSR đáp ứng nhu cầu tinh thần nhân viên và động viên tốt cho họ vì nó thúc đẩy tương tác xã hội cả trong tổ chức và giữa các tổ chức trong đó các tổ chức có trách nhiệm xã hội thường được coi là tổ chức tốt. Kết quả là nhân viên tốt hơn là dựa vào hành xử theo cách tiếp cận tương tự có giá trị đối với các công ty (Aguilera và cộng sự, 2007)

Theo các kết quả của nghiên cứu trước đây đã xác minh tác động tích cực của hoạt động CSR lên sự hài lòng của nhân viên, tự tin, làm việc theo nhóm, tin cậy, bảo trì, nhu cầu tâm lý tương tác trong nhân viên và lòng trung thành, những điều trên tạo tra động lực cho nhân viên (Meyer và cộng sự, 2004; Locke và Latham, 1990; Greenberg và Baron, 2008; Mullins, 2007). Do đó, giả thuyết được đặt ra hiện nay là:

H1 (+): Hoạt động của CSR đối người lao động tác động tích cực đến động lực làm việc của nhân viên

2.4.2. Mối liên hệ giữa hoạt động CSR đối với khách hàng tác động tích cực đến động lực làm việc của nhân viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tác động đến động lực làm việc của nhân viên, trường hợp một số ngân hàng trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)