Phân tích nhân tố EFA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tác động đến động lực làm việc của nhân viên, trường hợp một số ngân hàng trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 58 - 63)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Phân tích nhân tố EFA

Nếu phương pháp kiểm định Cronbach Alpha là dùng để đánh giá độ tin cậy của thang đo và loại các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 (ảnh hưởng xấu đến sự biến thiên của thang đo). Phương pháp phân tích nhân tố EFA sẽ giúp chúng ta đánh giá hai loại giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt và tìm xem xét thang đo đã đo lường được bao nhiêu phần trăm của biến phụ thuộc. Trong phân tích nhân tố EFA, phương pháp trích Pricipal Components Analysis đi cùng với phép xoay varimax là cách thức được sử dụng phổ biến nhất để kiểm định trong SPSS (Mayers và cộng sự, 2000).

Phân tích nhân tố khám phá được thực hiện theo một số tiêu chuẩn:

- Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin): trước hết chúng ta phải xét đến hệ só KMO trong bảng phân tích hiệ số KMO và kiểm định Bartlett, hệ số này phải nằm trong mức 0,5 ≤ KMO ≤ 1, đây là chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO càng gần 1 thì cho thấy việc phân tích nhân tố càng thích hợp.

- Kiểm định Bartlett: Đây là một đại lượng có ý nghĩa thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến có tương quan với nhau trong tổng thể hay khơng. Để các biến quan

sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể thì mức ý nghĩa Sig. < 0,05.

- Tổng phương sai trích (TVE): tổng này thể hiện các nhân tố trích được bao nhiêu phần trăm của các biến đo lường và thể hiện sự biến thiên của biến. Tổng này phải đạt trên 50%, nghĩa là phần chung phải lớn hơn phần riêng và sai số (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

- Chỉ số Eigenvalue: là nhân tố để xác định số lượng nhân tố trích, đại diện cho biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố. Trong phân tích nhân tố EFA, Eigenvalue phải có giá trị lớn hơn 1 thì thang đo được chấp nhận.

- Hệ số tải nhân tố ( Factor loading): là yếu tố để xem xét mức ý nghĩa của các quan sát trong phân tích nhân tố EFA. Hệ số này được hiển hiện trong ma trận nhân tố và và yếu tố quan trọng để xem xét độ hội tụ và phân biệt của biến quan sát trong thang đo. Nếu hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5 thì biến quan sát đó đạt giá trị hội tụ (Hair và cộng sự, 1998, p.111). Theo sách Nguyễn Đình Thọ năm 2011, khác biệt hệ số tải nhân tố trong 1 biến quan sát giữa các nhân tố phải lớn hơn 0,3 thì mới có giá trị phân biệt.

4.3.1 Phân tích nhân tố EFA cho các biến độc lập

Đầu tiên, chúng ta đưa các biến độc lập: trách nhiệm xã hội đối với người lao động, trách nhiệm xã hội đối với khách hàng, trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng vào phân tích EFA cho ra kết quả lần 1 như sau:

Bảng 4.4 Hệ số KMO và kiểm định Bartlett

Hệ số KMO 0,895

Kiểm định Bartlett Giá trị Chi bình phương xấp xỉ 1998,213

Df 153

Mức ý nghĩa 0,000

Qua kết quả trên, ta thấy giá trị KMO = 0,895 trong khoảng (0; 1) với mức ý nghĩa Sig = 0.000 < 0,05, ta bác bỏ giả thuyết Ho: các biến quan sát khơng có tương quan với nhau trong tổng thể. Như vậy, Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố.

Trong phụ lục 6, tổng phương sai trích ta thấy phương sai trích = 61,363%, giá trị Eigenvalue đều lớn hơn 1 và đến nhân tố thứ 3 thì hệ số Eigenvalue là 1,290, các giá trị đều đạt u cầu. Điều này cho thấy mơ hình EFA là phù hợp và các biến có thể đại diện cho mơ hình. Coi biến thiên là 100% thì trị số này thể hiện các nhân tố được trích cơ đọng được 61,363% và bị thất thoát 38,637% của các biến quan sát.

Bảng 4.5 Ma trận xoay nhân tố

Biến quan sát Nhân tố

1 2 3 NLD06 0,762 NLD04 0,752 NLD07 0,716 0,333 NLD05 0,680 NLD02 0,677 0,308 NLD03 0,675 NLD01 0,606 0,301 KH13 0,343 0,751 KH09 0,751 KH11 0,735 KH08 0,363 0,684 KH10 0,678 KH12 0,656 CD19 0,826 CD21 0,780 CD20 0,743 CD22 0,673 CD23 0,640

Qua bảng 4.5, ta thấy các biến quan sát điều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5 nên các biến đều đạt giá trị hội tụ đồng thời khác biệt giữa hệ số tải nhân tố trong một biến quan sát giữa các nhân tố đều lớn hơn 0,3 tức là các điến đạt cả giá trị phân biệt cho nên các biến đều thỏa điều kiện của phân tích nhân tố nên các biến quan sát này được giữ lại gồm:

Biến trách nhiệm xã hội đối với người lao động:

− NLD01: Cung cấp một hệ thống lương thưởng, phúc lợi công bằng

− NLD02: Tạo mơi trường làm việc an tồn

− NLD03: Khuyến khích giao tiếp cởi mở, trung thực, linh hoạt với người lao động

− NLD04: Người lao động được tham gia đề xuất, đóng góp các cơng việc có liên quan về quy trình, nghiệp vụ, sản phẩm, biểu mẫu

− NLD05: Đào tạo và phát triển kỹ năng, nghiệp vụ cho người lao động

− NLD06: Quy trình, chính sách sản phẩm rõ ràng minh bạch, hiện đại

− NLD07: Có lộ trình thăng tiến rõ ràng, minh bạch Biến trách nhiệm xã hội đối với khách hàng

− KH08: Thực hiện phương pháp giải quyết các khiếu nại khách hàng

− KH09: Cung cấp thông tin đúng sự thật cho khách hàng

− KH10: Tránh quảng cáo, khuyến mại sai và gây hiểu nhầm với mục đích để lừa dối khách hàng

− KH11: Có hệ thống bảo mật thơng tin khách hàng

− KH12: Có chính sách chăm sóc khách hàng sinh nhật, lễ, tết

− KH13: Hỗ trợ khách hàng nhanh chóng, hiệu quả Biến trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng

− CD14: Tài trợ cho các hoạt động thể thao, văn hóa của địa phương hoặc các dự án và những hoạt động cộng đồng khác

− CD15: Quyên góp tiền cho các tổ chức từ thiện ở địa phương

− CD16: Đầu tư vào sự phát triển cộng đồng (như đầu tư vào đường sá, trường học hoặc bệnh viện)

− CD17: Tham gia vào các hiệp hội và các tổ chức của cộng đồng

− CD18: Tạo điều kiện cho nhân viên tham gia vào các hoạt động vì cộng đồng

4.3.2 Phân tích nhân tố các biến phụ thuộc

Chúng ta đưa biến phụ thuộc là động lực làm viêc của người lao động vào phân tích nhân tố EFA được kết quả sau:

Bảng 4.6 Bảng kết quả phân tích nhân tố EFA biến phụ thuộc

Biến quan sát Nhân tố

1 DLLV24 0,779 DLLV22 0,774 DLLV21 0,771 DLLV23 0,714 DLLV20 0,651 DLLV19 0,582 Hệ số KMO 0,842 Mức ý nghĩa Sig. 0,000

% phương sai trích hiệu chỉnh 51,210

Giá trị Eigenvalue 3,073

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu định lượng từ tháng 06/2018 đến 09/2018)

Vì giá trị KMO = 0,842, Sig = 0,000 và giá trị Eigenvalue = 3,073 với phương sai trích hiệu chỉnh là 50,21% là thỏa điều kiện. Bên cạnh đó, các giá trị khác trong ma trận nhân tố đều trên 0,5 nên ta có nhân tố trích DLLV (động lực làm việc của người lao động) gồm các biến quan sát sau:

− DLLV19: Vấn đề càng khó, tơi càng thích cố gắng để giải quyết

− DLLV20: Tôi thấy hài lịng nếu ngân hàng tơi cung cấp thơng tin cho xã hội một cách trung thực.

− DLLV21: Tơi thích làm việc ở ngân hàng có uy tín và có phúc lợi cho người lao động tốt

− DLLV22: Tôi muốn công việc của tôi cho tôi cơ hội để phát triển nghề nghiệp

− DLLV23: Tôi thấy thoải mái hơn khi được tham gia đề xuất, đóng góp các cơng việc có liên quan về quy trình, nghiệp vụ, sản phẩm, biểu mẫu

− DLLV24: Tơi thích làm việc ở các công ty quan tâm đến phát triển cộng đồng

4.4. phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết 4.4.1 Kiểm định tương quan Person

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tác động đến động lực làm việc của nhân viên, trường hợp một số ngân hàng trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)