Tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội ở ngân hàng và đặc điểm ngành ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tác động đến động lực làm việc của nhân viên, trường hợp một số ngân hàng trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 37)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.5. Tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội ở ngân hàng và đặc điểm ngành ngân

hàng trên đại bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018

2.5.1. Tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội trong ngành ngân hàng năm 2018

Ngành ngân hàng trong những năm gần đây đã thay đổi đáng kể về nhiều mặt trong lĩnh vực trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Phân tích danh mục đầu tư của các ngân hàng và sự tham gia của họ vào việc định hình mơi trường xung quanh, điều này khiến chúng ta nói về tác động ngày càng tăng của ngành này đối với môi trường. Quan sát sự gia tăng của các báo cáo về mơi trường, xã hội và chính phủ (ESG) hoặc hình thức truyền thông đa dạng về hiệu quả hoạt động của từng ngân hàng, cần chỉ ra rằng một xu hướng tích cực là đáng chú ý về hoạt động trách nhiệm xã hội. Thay đổi trong nhận thức của nhân viên bình thường bắt đầu bằng cách tiếp cận của quản lý cấp cao cung cấp một cái nhìn cơng bằng về chủ đề trách nhiệm xã hội của công ty (Murawski, 2018).

Trong một cuộc nghiên cứu về CSR tại Thụy Điển cho thấy tác động đối với CSR theo quy mô ngân hàng, quy mơ và tính đa dạng của hội đồng quản trị đã tìm thấy mối quan hệ đáng kể trong hai trong ba yếu tố. Kết quả của nghiên cứu kết luận một tác động tích cực đối với CSR theo quy mơ ngân hàng và tác động tiêu cực của phái nữ trong ban giám đốc. Về quy mơ khơng có mối quan hệ đáng kể có thể được tìm thấy. Cả mức báo cáo CSR tổng thể (tổng cộng) và báo cáo về tất cả các tiểu trình riêng lẻ đều tăng. Điều này cho thấy các ngân hàng Thụy Điển đang nỗ lực nghiêm túc vào việc thực hiện CSR. Hơn nữa, những cải thiện và tăng thêm về mức độ báo cáo cũng có thể được dự kiến do các hành động lập pháp từ EU. Hiện tại, Thụy Điển đã thực thi một luật mới về báo cáo CSR, điều chỉnh một chút Chỉ thị của EU để bao gồm một phạm vi lớn hơn của các cơng ty. Điều này có thể có nghĩa là thậm chí nhiều ngân hàng có xu hướng tăng thêm việc thực hiện trách nhiệm xã hội (Lundberg và cộng sự, 2018).

Theo báo cáo Chỉ số Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp 2015 của hãng Media Tenor công bố trong Diễn đàn kinh tế thế giới năm nay tại Thụy Sỹ - cung cấp độc quyền cho BizLIVE, để một khách hàng giới thiệu dịch vụ ngân hàng cho bạn bè sử dụng, họ quan tâm tới 4 tiêu chí: Quan hệ khách hàng, chất lượng sản phẩm, sức mạnh tài chính và chất lượng quản trị (bê bối, kiện tụng) của ngân hàng đó. Chính vì thế, các ngân hàng đang ra sức thu hẹp khoảng cách giữa chỉ số CSR và với kết quả hoạt động tài chính của các ngân hàng đang. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy niềm tin đặt vào hệ thống ngân hàng đang được cải thiện và các ngân hàng đang nâng cao tầm quan trọng trọng việc thực hiện trách nhiệm xã hội (BizLIVE, 2016).

Theo đánh giá của tạp chí Vigeo Eiris (2016) thì các ngân hàng phát triển lớn nhất thể hiện các hoạt động CSR tiên tiến mạnh mẽ tương tự, do các nỗ lực hợp tác để thực hiện các tiêu chuẩn chung về môi trường và xã hội trong hoạt động của họ. Tỷ lệ báo cáo của ngành Ngân hàng Phát triển là 81%, cao hơn đáng kể so với mức trung bình của các ngành khác - Vigeo Eiris (54%). Điểm giảm thiểu rủi ro ESG rất mạnh liên quan đến uy tín và hiệu quả hoạt động (lần lượt là 54%và 53%) do áp dụng thẩm định nâng cao để ngăn ngừa rủi ro tham nhũng trong các dự án và các chính sách bảo vệ xã hội và mơi trường nghiêm ngặt. Điểm giảm thiểu rủi ro bị hạn chế liên quan đến vốn nhân lực (44%) do công bố thông tin thấp về các chiến lược để thúc đẩy nhân viên phát triển sự nghiệp và ngăn chặn căng thẳng liên quan đến công việc. Ngành ngân hàng phải đối mặt với 45 cuộc tranh cãi về mức độ nghiêm trọng cao, phổ biến nhất liên quan đến đạo đức kinh doanh, quyền con người cơ bản và biến đổi khí hậu. Các ngân hàng phát triển phải đối mặt với rủi ro đạo đức kinh doanh trong các dự án và hoạt động của họ: họ phải đảm bảo tiền của họ khơng được sử dụng cho mục đích bất hợp pháp và góp phần hiệu quả để cải thiện điều kiện sống của dân cư mục tiêu. Lĩnh vực này cho thấy hiệu suất mạnh mẽ trong vấn đề này với điểm trung bình là 59%. Các ngân hàng phát triển hợp tác để tăng cường các hoạt động chống tham nhũng ở cấp độ quốc tế. Các ngân hàng phát triển có thể đóng góp thiết yếu cho các Mục tiêu phát triển bền vững thông qua khả năng xúc tác các nguồn lực công cộng và tư nhân từ các

nhà đầu tư tổ chức để tài trợ cho các dự án. Tuy nhiên, các phát hiện cho thấy lĩnh vực này đang ở giai đoạn đầu tích hợp và các cơng cụ để đo lường và báo cáo về những đóng góp của họ vẫn cần được phát triển. Về trách nhiệm thuế, có thể gây thay đổi kinh tế vĩ mô và xã hội, ngày càng được xác định là rủi ro hệ thống quan trọng trong ngành. Các tổ chức xã hội dân sự kêu gọi các Ngân hàng Phát triển áp dụng các chính sách nghiêm ngặt hơn về thuế, vượt xa các yêu cầu pháp lý tối thiểu và đi đầu trong các vấn đề liêm chính thuế trên phạm vi quốc tế. Tuy nhiên, chỉ có một vài tổ chức tiết lộ các chính sách dành riêng và tăng cường thẩm định về vấn đề này.

Như vây, dễ nhận thấy qua các nghiên cứu tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội trong ngành ngân hàng đang được đánh giá khá cao so với các ngành khác và đang được quan tâm, chú trọng gia tăng thêm.

2.5.2. Đặc điểm của ngành ngân hàng trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2018 2018

Ổn định và tăng trưởng

Hầu hết những chỉ tiêu kinh doanh của các tổ chức tín dụng ở TP.HCM đều đạt và vượt kế hoạch, nhờ chính sách tỷ giá và lãi suất ổn định trong năm 2017. Thông tin trên được các lãnh đạo ngân hàng thương mại ở TP.HCM đưa ra tại cuộc họp quyết toán cuối năm (ngày 30/12/2017) giữa Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Đào Minh Tú với lãnh đạo các tổ chức tính dụng trên địa bàn. Ơng Đỗ Minh Tồn, Tổng giám đốc ACB phát biểu: kinh doanh của ngân hàng trong năm qua đạt hiệu quả tốt, nên hầu hết những rủi ro từ sự kiện (Bầu Kiên) năm 2012 đã được giải quyết xong trong năm 2017 và sang năm 2018 ACB sẽ trở lại “quỹ đạo” hoạt động bình thường. Trong khi đó các chi nhánh của ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước trên địa bàn cũng đóng góp rất lớn trong việc cung ứng vốn tín dụng cho TP.HCM. Đánh giá cao những kết quả kinh doanh của các tổ chức tín dụng trên địa bàn trong năm 2017, Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến cho biết, ngồi việc góp phần vào con số tăng trưởng kinh tế TP.HCM đạt 8,4% trong năm qua có nhiều tổ chức tín

dụng đã đóng góp quan trọng cho ngân sách TP.HCM. Chẳng hạn, năm 2017, Cơng ty tài chính FE Credit thuộc VPBank đã đóng ngân sách 1.000 tỷ đồng, ACB đóng góp 703 tỷ đồng, HSBC 659 tỷ đồng… Từ đó góp phần thu ngân sách năm 2017 đạt hơn 347.880 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch của thành phố và vượt mức dự tốn Trung ương giao cho TP.HCM. Ơng Tơ Duy Lâm, Giám đốc Ngân hàng Nhà Nước chi nhánh TP.HCM cho rằng, hiệu quả kinh doanh của các tổ chức tín dụng trên địa bàn trong năm 2017 đạt 115% so với năm 2016. Kết quả hoạt động của các tổ chức tín dụng ở TP.HCM trong năm 2017 có thể đúc kết bằng các từ “ổn định và tăng trưởng” (Thời báo ngân hàng, 2017). Mức độ tăng trưởng và ổn định càng thể hiện rõ hơn khi chỉ trong 10 tháng đầu năm 2018, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn TP HCM đạt 1.977,6 nghìn tỉ đồng, tăng trưởng tín dụng so với đầu năm đạt 12,29%. Trong đó, dư nợ tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần đạt 1.028 nghìn tỉ đồng, chiếm gần 52% tổng dư nợ (Vietnambiz, 2018). Bên cạnh dư nợ, tổng vốn huy động trên địa bàn thành phố đến tháng 5 đạt hơn 2.082,8 nghìn tỷ đồng, tăng 0,83% so với tháng trước và tăng 14,47% so với cùng kỳ năm trước (Bnews, 2018).

Tiếp tục hội nhập và mở cửa thị trường

Với những chính sách siết chặt lãi suất, tỷ giá và nợ xấu trong ngành ngân hàng, sức khỏe của hệ thống ngân hàng nhìn chung cũng đang trên đà được cải thiện, với những nỗ lực của ngân hàng Nhà Nước thúc đẩy việc tái cơ cấu ngân hàng yếu kém và trong toàn bộ hệ thống, cũng như trong việc cải thiện thanh khoản, và nâng cao chất lượng tài sản chủ yếu nhờ giảm tỷ lệ nợ xấu (chủ yếu thông qua công ty mua bán nợ xấu VAMC). Tính ổn định của hệ thống cịn được cải thiện nhờ chính sách tiền tệ và tín dụng thận trọng hơn, buộc các ngân hàng chuyển hướng sang các lĩnh vực có thu nhập khác mà không cần phải dựa quá mức vào đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng để tìm kiếm lợi nhuận như trước đây để không phải bị buộc phá sản.

Đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ ngân hàng

Một đặc điểm khác của hoạt động kinh doanh ngân hàng là sản phẩm dịch vụ ngân hàng mang tính bổ trợ cao. Mỗi sản phẩm ra đời dựa trên sự phát triển của dịch vụ

truyền thống và kéo theo sự phát triển của nhiều loại hình dịch vụ mới. Sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phát triển giúp cho hoạt động huy động vốn, cấp tín dụng và đầu tư, điện nước, vé máy bay, thanh toán quốc tế, bảo hiểm phát triển theo.

Đa dạng hóa sản phẩm là điểm mạnh và mũi nhọn để phát triển dịch vụ ngân hàng cá nhân, doanh nghiệp nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận giảm thiểu các rủi ro trong ngân hàng. Trong đó, tập trung vào những sản phẩm nổi trội trên thị trường nhằm tạo sự khác biệt trong cạnh tranh như các ưu đãi về chính sách hỗ trợ chuyển tiền thanh tốn quốc tế nhưng vẫn đảm bảo tính an tồn cao.

Phát triển ngân hàng điện tử và công nghệ ngân hàng tự động

Phát triển các dịch vụ của ngân hàng điện tử (NHĐT) là xu hướng tất yếu, mang tính khách quan trong nền kinh tế hiện đại, trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế. Lợi ích đem lại của ngân hàng điện tử là rất lớn cho khách hàng, ngân hàng và cho nền kinh tế nhờ tính tiện ích, tiện lợi, nhanh chóng, chính xác và bảo mật. Thực hiện các hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử, cho phép các Ngân hàng thích ứng nhanh chóng với những thay đổi của thị trường, điều chỉnh kịp thời phí, lãi suất, tỷ giá phù hợp với diễn biến của tình hình thị trường; hạn chế rủi ro do biến động về giá cả của thị trường gây ra. Đây là các lợi ích vượt trội so với ngân hàng truyền thống.

Hiện nay, một số ngân hàng trên địa bàn TP. HCM đang áp dụng thí điểm ngân hàng tự động để tạo điều kiện thuận tiện cho khách hàng khi muốn sử dụng dịch vụ ngân hàng bất cứ khi nào có nhu cầu như ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á. Với ứng dụng này khách hàng chỉ giao dịch với máy mà không cần sự hỗ trợ của nhân viên ngân hàng, khách hàng tự do lựa chọn giờ giao dịch.

2.6. Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Theo định nghĩa trách nhiệm xã hội thì trách nhiệm xã hội bao gồm: Hoạt động CSR đối với người lao động, khách hàng, đối tác kinh doanh, cộng đồng. Qua các giả thuyết xây dựng ta tạo nên mối quan hệ tích cực giữa các yếu tố trong việc thực hiện

các hoạt động thực hiện CSR với động lực làm việc của người lao động. Mơ hình nghiên cứu của Skudiene và Auruskeviciene (2012) tại nước Lithuania; Khan và cộng sự (2013) tại các ngân hàng Paskistan đều sử dụng chung một mơ hình về các thành phần các biến độc lập (CSR với khách hàng, CSR với đối tác, CSR với người lao động, CSR với cộng đồng) tác động lên biến phụ thuộc là động lực làm việc của nhân viên trong các quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, qua quá trình thảo luận nhóm, chúng ta dùng phương pháp định tính với 8 thành viên trong lĩnh vực ngân hàng tham gia thảo luận đồng loạt loại biến CSR đối với đối tác lên động lực làm việc với nhân viên. Theo lập luận của các thành viên trong phân tích định tính (phụ lục 3), trong ngành ngân hàng Việt Nam, quy trình làm việc với đối tác tồn bộ điều được thực hiện giữa phòng Marketing và hành chánh ngân hàng với đối tác kinh doanh, người lao động không tiếp xúc với đối tác và hầu như khơng biết đối tác của mình là ai và họ hầu như cũng khơng có thời gian để quan tâm tìm hiểu, việc liên hệ với đối tác là do một bộ phận riêng biệt đảm nhiệm bởi vì ngành ngân hàng có nhiều vấn đề để nhân viên quan tâm hơn là việc tìm hiểu đối tác của họ là ai. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu của Rosario (2016) lại cho thấy thành phần của CSR mới nhất chỉ bao gồm CSR với khách hàng, CSR với người lao động, CSR với cộng đồng cũng như nghiên cứu khác về trách nhiệm xã hội tại ngân hàng SHB Đà Nẵng, Việt Nam cũng chỉ bao gồm các biến này khi tiến hành nghiên cứu (Mai Thị Như Quý, 2016). Do đó bài nghiên cứu tạm thời sử dụng mơ hình nghiên cứu của Skudiene và

Auruskeviciene (2012) là mơ hình mẫu và tiến hành hiệu chỉnh sao cho phù hợp với ngành ngân hàng và văn hóa tại Việt Nam qua phương pháp nghiên cứu định tính và kết hợp với thành phần mới nhất của CSR năm 2016 của tác giả Roario. Hơn thế nữa, khơng có căn cứ và thơng tin nào giúp đánh giá đối tác tốt cũng như việc cam kết thực hiện hợp đồng với đối tác kinh doanh của ngân hàng. Bên cạnh đó, ở Việt Nam hiện nay việc hợp tác cơng bằng, lành mạnh với đối tác rất khó xác định bởi khơng có căn cứ để đánh giá các yếu tố này. Đây là đặc điểm của ngành ngân hàng và ta tiến hành loại biến “Trách nhiệm xã hội đối với đối tác kinh doanh” để mơ hình phù

hợp với đặc điểm ngành ngề hơn. Vậy ta có mơ hình nghiên cứu đề xuất trong hình 1.2 như sau:

Hình 2.3 Mơ hình nghiên cứu đề xuất

(Nguồn: Mơ hình theo đề xuất của tác giả)

Tóm tắt chương 2

Trong chương này, tác giả đã trình bài khái niệm về trách nhiệm xã hội (bên trong và bên ngoài), các khái niệm về động lực làm việc và mối liên hệ giữa trách nhiệm xã hội và động lực làm việc. Từ các nghiên cứu có liên quan, tác giả đã xây dựng mơ hình nghiên cứu gồm 3 biến độc lập là trách nhiệm xã hội đối với bên trong: người lao động, trách nhiệm xã hội đối với bên ngoài: trách nhiệm xã hội đối với khách hàng, trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng, biến phụ thuộc là động lực làm việc.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương 3 sẽ trình bày về phương pháp nghiên cứu. Trong đó sẽ mơ tả quy trình tác giả tiến hành nghiên cứu, nhấn mạnh nghiên cứu định tính với việc xây dựng thang đo và định lượng để đánh giá lại mơ hình, đồng thời mơ tả phương pháp chọn mẫu.

3.1 Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu đã được thực hiện theo 2 bước chính (hình 3.1)

Nghiên cứu bằng định tính: nhằm đóng góp xây dựng thang đo, mơ hình, hồn thiện bảng phỏng vấn cho người được phỏng vấn có thể hiểu vấn đề.

Nghiên cứu bằng định lượng: gồm 2 bước nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức nhằm thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát, ước lượng và kiểm định mơ hình nghiên cứu.

Hình 3.1 Các bước của quy trình nghiên cứu

(Nguồn: theo đề xuất của tác giả)

Mục tiêu nghiên cứu Cơ sở lý thuyết Mơ hình và thang đo sơ

Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tác động đến động lực làm việc của nhân viên, trường hợp một số ngân hàng trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)